Vitamin B12 và khả năng cải thiện tập trung và trí nhớ ít ai biết

Vitamin B12 còn gọi là cobalamin, là một loại vitamin tan trong nước, là một trong những vitamin thiết yếu đối với cơ thể. Việc bổ sung loại vitamin này mang lại nhiều lợi ích đối với khả năng cải thiện tập trung và trí nhớ. 

Vai trò của Vitamin B12 đối với khả năng tập trung và ghi nhớ

Vitamin B12 là gì?

Vitamin B12 còn gọi là cobalamin, là một loại vitamin tan trong nước, tham gia vào quá trình trao đổi chất. Đây là một trong tám loại vitamin B, cơ thể nhận được chủ yếu thông qua các loại thức ăn, bao gồm thịt, động vật có vỏ, gan, cá, gia cầm, trứng và các sản phẩm từ sữa…

Vai trò của vitamin B12 đối với sức khỏe nói chung bao gồm:

  • Cần thiết cho sự phát triển, tạo myelin và chức năng của hệ thần kinh trung ương
  • Tham gia quá trình tổng hợp DNA và quá trình trao đổi chất axit béo và axit amin 
  • Thúc đẩy quá trình trưởng thành của các tế bào hồng cầu trong tủy xương

Người lớn cần khoảng 2,4 microgam (mcg) vitamin B12 mỗi ngày, và những người đang mang thai hoặc cho con bú cần nhiều hơn. Lượng vitamin B12 mà trẻ sơ sinh và trẻ em cần thay đổi tùy theo độ tuổi.

Vitamin B12 là một vitamin thiết yếu trong cơ thể

Vai trò của vitamin B12 đối với chức năng nhận thức và thần kinh

Vitamin B12 là một trong những vitamin được chứng minh cần thiết cho hoạt động não bộ và chức năng thần kinh.

Sự có mặt của vitamin B12 có vai trò:

  • Tham gia quá trình tổng hợp các cấu trúc protein cần thiết cho hoạt động của dây thần kinh và tế bào thần kinh;
  • Giúp não hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa suy giảm nhận thức;
  • Thúc đẩy sức khỏe tổng thể cho hệ thần kinh, hỗ trợ não xử lý thông tin;
  • Cải thiện tâm trạng, tăng khả năng tập trung và trí nhớ.

Các dấu hiệu thiếu hụt vitamin B12

Sự thiếu hụt vitamin B12 có thể gây ra nhiều triệu chứng, điển hình là:

  • Mệt mỏi và suy nhược: Thiếu vitamin B12 làm giảm năng lượng, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống và khó tập trung vào công việc hàng ngày.
  • Suy giảm trí nhớ: Cơ thể thiếu vitamin B12 có thể mắc chứng hay quên, khó nhớ thông tin mới, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ và suy nghĩ logic.
  • Khả năng tập trung kém: Thiếu hụt vitamin này dẫn đến giảm chức năng nhận thức, làm khó khăn trong việc tập trung và xử lý thông tin.
  • Thay đổi tâm trạng: Vitamin B12 còn ảnh hưởng đến tâm trạng, khiến bạn dễ cảm thấy trầm cảm, lo lắng, cáu kỉnh và bất ổn về cảm xúc.
  • Triệu chứng thần kinh: Trong trường hợp thiếu hụt nghiêm trọng, bạn có thể gặp các triệu chứng như ngứa ran hoặc tê ở tay và chân, yếu cơ, khó giữ thăng bằng.

 

Dấu hiệu thiếu hụt vitamin B12

Cách tăng cường vitamin B12

Một số biện pháp giúp bổ sung vitamin B12 và cải thiện triệu chứng thiếu vitamin cho cơ thể bao gồm:

Bổ sung từ thực phẩm

Cách tốt nhất để cung cấp vitamin B12 cho cơ thể là bổ sung từ các thực phẩm giàu dưỡng chất này như thịt nạc, cá, trứng, thịt gia cầm, các sản phẩm từ sữa và ngũ cốc. Với những người ăn chay hoặc thuần chay, có thể bổ sung từ các sản phẩm thực vật tăng cường như sữa đậu nành, men dinh dưỡng hoặc ngũ cốc ăn sáng.

Bổ sung bằng thực phẩm bổ sung

Nếu cơ thể không thể hấp thụ đủ vitamin B12 từ chế độ ăn, bạn có thể bổ sung bằng cách sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng và viên uống bổ sung vitamin tổng hợp. Các dạng vitamin B12 phổ biến có khả năng hấp thụ tốt nhất là methylcobalamin và cyanocobalamin.

Điều chỉnh lối sống

Để tối ưu hóa sự hấp thụ và sử dụng vitamin B12, cần duy trì lối sống lành mạnh với việc tập thể dục thường xuyên, giảm căng thẳng, ngủ đủ giấc và hạn chế tiêu thụ rượu.

Những thói quen này không chỉ giúp duy trì sức khỏe tổng thể mà còn hỗ trợ chức năng nhận thức và tập trung.

Dược sĩ Thu Hà