Đặc điểm thực vật và tác dụng với sức khỏe của Cỏ xước

Cây cỏ xước (còn gọi là Ngưu tất nam) là loài thảo dược thân mềm, sống lâu năm, thường mọc hoang ở nhiều vùng quê Việt Nam. Trong y học cổ truyền, cỏ xước được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, huyết áp và viêm nhiễm.

Tác dụng cho sức khỏe của cây Cỏ xước

Tìm hiểu chung

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Cỏ xước

Tên khác: Cây ngưu tất, Bách bội, Ngưu kinh, Hoài ngưu tất, Cây bách bội, Hồng ngưu tất, Ngưu tịch, Cỏ xước, Ngưu tất nam, Nhả khoanh ngù (Tài), Cỏ nhả lìn ngu (Thái), Hà ngù.

Tên khoa học: Achyranthes aspera L.

Họ: Rau dền (Amaranthaceae).

Đặc điểm thực vật

Cây cỏ xước là loại cây thân thảo sống lâu năm, thân mảnh, hơi vuông cạnh và phủ lớp lông mềm mịn. Chiều cao của cây dao động khoảng 1–2 mét.

Rễ cây có đường kính từ 2-5mm, có dạng hình trụ, màu vàng, nhỏ dần từ phần gốc đến chóp, dài khoảng 20cm. Bề mặt ngoài rễ thường nhẵn, đôi khi hơi nhăn nhẹ và có các điểm lồi – là dấu tích của rễ con.

Lá cây mọc đối xứng, có cuống ngắn, phiến lá hình trứng, đầu nhọn, mép lá nguyên và hơi gợn sóng. Chiều dài trung bình của lá thường từ 5 – 12cm và rộng khoảng 2 – 4cm.

Hoa mọc thành chùm dạng bông dài khoảng 20 – 30 cm, có thể xuất hiện ở đầu cành hoặc kẽ lá. Hoa cỏ xước nhỏ, đều, lưỡng tính, thuộc mẫu 5, không có cánh hoa, mỗi hoa có 1 lá bắc chính và 2 lá bắc phụ. Lá bắc lông trắng, dài, với một gân chính nổi bật. Lá đài gồm 5 mảnh, không đều nhau, tách rời, thuôn nhọn ở đầu. Nhị gồm 5, trong đó nhị lép có tua mảnh ở đỉnh.

Quả có dạng nang, dài khoảng 2 – 3 mm, mỏng, dính chặt vào hạt, màu nâu. Lá bắc đầu nhọn, giống như gai, dễ bám vào quần áo hoặc lông động vật. Hạt hình trứng nhỏ, dài và dày khoảng 1mm.

Đặc điểm thực vật của cây Cỏ xước

Phân bố

Cỏ xước phân bố rộng rãi ở nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Lào, Campuchia… Ở Việt Nam, cây mọc hoang hoặc được trồng tại các tỉnh miền núi, trung du như Hòa Bình, Lạng Sơn, Nghệ An, Hà Tĩnh, đặc biệt ở những vùng đất ẩm, nhiều ánh sáng.

Thu hái

Thời điểm thu hái: Chủ yếu vào mùa hè – thu (tháng 5 đến tháng 9), khi cây phát triển mạnh và chứa nhiều hoạt chất.

Bộ phận dùng: Cả cây, nhưng thường dùng rễ là chính (gọi là ngưu tất trong Đông y).

Nên chọn cây trên 1 năm tuổi, rễ chắc khỏe, màu vàng nâu.

Thành phần hóa học

Cây Cỏ xước có rất nhiều chất dinh dưỡng. Rễ Cỏ xước chứa hoạt chất saponin. Ngoài ra còn có ecdysteron, achiranthin, glucose, galactose và muối kali.

Saponin là hợp chất có nhiều trong rau và thảo dược, tác dụng chính của saponin là làm giảm cholesterol, giảm nguy cơ ung thư, tăng cường sức đề kháng của hệ miễn dịch và đóng vai trò như một chất chống oxy hóa.

Công dụng của cây Cỏ xước

Theo y học cổ truyền

Cỏ xước có vị đắng, hơi chua, tính bình, đi vào hai kinh Can và Thận.

Dược liệu có tác dụng thanh nhiệt giải độc, bồi bổ cơ thể. Ngoài ra, Cỏ xước còn có khả năng tiêu viêm, bồi bổ khí huyết, giảm đau nhức xương khớp, chống xơ vữa động mạch,…

Dược liệu Cỏ xước

Tác dụng dược lý của Cỏ xước

Cỏ xước và các thành phần hoạt tính có trong dược liệu đã được chứng minh có tác dụng:

  • Chống viêm – giảm đau: Nhờ chứa saponin, flavonoid.
  • Hạ huyết áp nhẹ: Do có hoạt chất Achyranthine giúp giãn mạch.
  • Lợi tiểu – hỗ trợ đào thải acid uric: Tốt cho người bị gút hoặc sỏi tiết niệu.
  • Chống oxy hóa – bảo vệ gan: Hỗ trợ tăng cường chức năng gan và sức đề kháng.
  • Kháng khuẩn nhẹ: Ức chế một số vi khuẩn gram dương và âm.

Liều dùng & cách dùng 

Cỏ xước có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng và từng loại thuốc. Thuốc thường được dùng dưới dạng thuốc hoặc tươi bôi ngoài da, ngâm rượu. Nó là một loại thuốc thảo dược không độc hại.

Liều dùng

Dạng đắp ngoài da: Không kể liều lượng.

Dạng thuốc sắc: 12-40g.

Bài thuốc kinh nghiệm

  • Điều trị hỗ trợ bệnh thấp khớp

Rễ cỏ tranh 40g, Hà thủ ô 28g, Thổ phục linh 20g, Cỏ nhọ nồi 16g, Ngải cứu 12g, Thương nhĩ tử 12g. Sắc đặc sắc uống ngày 1 thang, uống liên tục 7 – 10 ngày.

  • Hỗ trợ kinh nguyệt không đều, huyết ứ

20g Rễ đinh lăng, Bối mẫu, Ích mẫu, Nghệ xanh mỗi vị 16g, Xích thược, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

  • Điều trị hỗ trợ sỏi niệu quản

12g Rễ cỏ tranh, 50g Cỏ nhọ nồi, 30g hoa Anh thảo, lá dứa, 30g Thảo quyết minh, 20g Ngải cứu, 16g Vôi tôi, 16g cỏ nhọ nồi, đồ uống màu.

Kiêng kị

Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em nên thận trọng khi sử dụng.

Người bị bệnh dạ dày, đường ruột có thể gặp các tác dụng phụ như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy… không thích hợp sử dụng.

Dược sĩ Thu Hà