Kinh giới: Loại rau gia vị có nhiều tác dụng với sức khỏe

Kinh giới được biết đến và sử dụng rất nhiều trong bữa cơm gia đình như một loại rau thơm ăn kèm. Nhưng ít ai biết rằng, kinh giới còn là một vị thuốc với nhiều công dụng cho sức khỏe trong y học cổ truyền.

Kinh giới là loại rau thơm có nhiều công dụng cho sức khỏe

Tìm hiểu chung

Tên gọi, danh pháp

Tên gọị: Kinh giới.

Tên khác: Kinh giới rìa, kinh giới trồng, giả tô, kinh giới trồng, thử minh, nhất niệp kim, tái sinh đơn, tịnh giới, hồ kinh giới, như thánh tán.

Tên khoa học: Elsholatzia cristata

Họ: Hoa môi (Lamiaceae).

Đặc điểm thực vật

Kinh giới là một loại cây thân cỏ, sống hàng năm, thân cây hình vuông đặc trưng cho họ cây hoa môi. Phần gốc có màu hơi tía, toàn thân cây màu xanh, có lông mềm, mỏng và mùi rất thơm.

Cây phát triển đến chiều cao trung bình khoảng từ 0.6 đến 0.8m. Lá hình trứng hoặc hình mác, có viền răng cưa, dài khoảng 4-10 cm. Những lá mọc bên dưới thường không có cuống trong khi lá mọc phía trên thì có ít hơn, khoảng 3 -5 thùy.

Hoa kinh giới hình ống nhỏ, màu tím mọc ở đầu cành thành từng cụm nhỏ, quả nhẵn hình trái, có kích thước nhỏ, chứa nhiều hạt nhỏ và có màu nâu hoặc đen, dễ dàng phát tán qua gió hoặc nước.

Đặc điểm thực vật của cây Kinh giới

Đặc điểm phân bố

Kinh giới thích hợp với đất ẩm và ánh sáng mặt trời, bờ sông suối hay trong rừng; ở cao độ 0-3.400 m. Cây thường được bắt gặp mọc hoang nhiều ở các vùng đồi, núi hoặc ven đường. Nó cũng có thể được trồng trong vườn để làm thuốc hoặc làm gia vị.

Hiện nay, cây được trồng tại nhiều nước như Ấn Độ, Campuchia, Lào, Malaysia, Mông Cổ, Myanma, Nga, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc (ngoại trừ các tỉnh Thanh Hải và Tân Cương) và Việt Nam. Nó cũng được du nhập vào châu Âu và Bắc Mỹ.

Bộ phận sử dụng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận sử dụng: toàn bộ thân cây.

Thu hái: vào mùa hạ và mùa thu khi cây ra hoa nhiều đem cắt phần thân cây có nhiều lá và hoa. Sau đó mang đi phơi khô hoặc sấy ở nhiệt độ 40 – 50ºC đến khi khô.

Chế biến: kinh giới đem đi rửa sạch, cắt thành từng khúc ngắn để dùng sống hoặc sao qua để dùng.

Bảo quản: sau khi phơi khô đem kinh giới cất kỹ trong bao hoặc bì kín, để nơi khô ráo, thoáng mát nhằm tránh ẩm mốc.

Thành phần hoá học

Các thành phần chính được tìm thấy trong kinh giới bao gồm:

  • Tinh dầu: kinh giới có chứa khoảng 1,8% thành phần tinh dầu, bao gồm các hợp chất như menthol, menthone, và pulegone;
  • Flavonoid: quercetin và kaempferol;
  • Acid phenolic: chủ yếu là các chất như acid rosmarinic và acid caffeic 
  • Vitamin và khoáng chất: vitamin A, C, và K, cùng với nhiều khoáng chất thiết yếu như canxi, sắt, và magie.
  • Các thành phần khác: saponin, chất xơ

Công dụng của Kinh giới

Ngoài việc được sử dụng như một loại rau ăn kèm trong bữa cơm hàng ngày, Kinh giới còn là loại thảo dược với nhiều công dụng cho sức khỏe như:

Vị thuốc Kinh giới trong Y học cổ truyền

Tính vị: vị cay, hơi đắng, tính ấm.

Quy kinh: vào các kinh như phế, tỳ và can.

Công năng: phát biểu khứ phong, lợi yết hầu, thanh nhiệt tán ứ phá kết

Chủ trị:

  • Chữa cảm mạo, phong hàn, phong nhiệt, phong cấm khẩu, dị ứng, mụn nhọt, sởi mọc không tốt…
  • Kinh giới khi sao đen có tác dụng chữa trị rong huyết, băng huyết, thổ huyết, đại tiện ra máu.

Vị thuốc Kinh giới trong Y học cổ truyền

Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, kinh giới và các thành phần hoạt chất trong cây có tác dụng:

Ứng dụng của cây kinh giới trong việc chữa bệnh

Kinh giới có thể ăn sống trực tiếp, dùng để nấu cháo hoặc phơi khô, có thể dùng đơn độc hay phối hợp cùng nhiều vị thuốc khác để điều trị nhiều bệnh thường gặp.

Liều lượng, cách dùng

Mỗi lần sử dụng 10 -16g kinh giới khô hoặc 30g kinh giới tươi đem đi sắc nước uống.

Nếu dùng ngoài da thì không cố định liều lượng, đem một lượng kinh giới phù hợp đem đi sao vàng và chà sát vào da bị ngứa hoặc dị ứng.

Bài thuốc chữa bệnh từ kinh giới

  • Chữa trị đau đầu sợ, sợ lạnh, không ra mồ hôi

Kinh giới 12g, phòng phong 12g, tô diệp 12g sắc nước uống.

  • Chữa trị cảm cúm, sốt, đau đầu, nhức mình

Kinh giới 8g, phòng phong 8g, sài hồ 8g, tiền hồ 8g, chỉ xác 8g, khương hoạt 8g, phục linh 8g, cát cánh 8g, xuyên khung 4g, cam thảo 4g đem đi sắc nước uống.

  • Trị băng huyết, cấm khẩu, chân tay co rút

Kinh giới đem đi sao qua sau đó tán nhỏ. Mỗi lần dùng lấy 8g kinh giới pha với rượu hoặc nước tiểu em bé để uống.

  • Trị trẻ sốt cao, co giật

Kinh giới 12g, bạc hà 12g, ngưu bàng tử 16g, kim ngân hoa 40g, thiên trúc hoàng 20g, câu đằng 20g, mẫu đơn bì 20g, huyền thoái 20g, toàn yết 8g, lục nhất tán 40g.

Tất cả các dược liệu tán mịn thành bột rồi vò thành từng viên nhỏ khoảng 2g, mỗi lần uống 1 -2 viên, ngày uống 3 lần.

  • Chữa tê bại chân tay

Chuẩn bị 1 nắm kinh giới tươi, gạo lứt 100g, bạc hà bằng một nửa kinh giới, đậu hạt 80g.

Đem bạc hà và kinh giới nấu lên để lấy nước, gạo với đậu nấu thành cháo. Khi cháo chín cho nước thuốc vừa nấu vào để ăn khi đói. Khi ăn cho thêm chút giấm muối.

  • Trị thổ huyết, chảy máu cam, tiểu tiện ra máu

Kinh giới đem sao vàng sau đó nghiền nhỏ, mỗi lần uống 8g với nước, ngày uống 2 -3 lần.

  • Trị chảy máu cam, băng huyết

Hoa kinh giới 15g đem sắc với 200ml nước, đến khi nước cạn còn 100ml thì chia thành 2 lần uống trong ngày.

  • Trị bệnh sởi

Kinh giới 8g, kim ngân hoa 16g, liên kiều 16g, lá thanh đại 20g, bản lam căn 20g, bạc hà 4g đem đi sắc nước uống.

  • Trị sởi ở trẻ em và lở ngứa

Lấy kinh giới, kim ngân mỗi vị 15g, đem sắc nước uống mỗi ngày.

Dược sĩ Thu Hà