Trần bì là một vị thuốc quý được sử dụng phổ biến trong Y học cổ truyền từ lâu đời. Nhờ đặc điểm tính ấm, mùi thơm nồng nàn và vị đắng đặc trưng mà Trần bì thường được dùng để chữa các bệnh tiêu hóa và hô hấp.
Vị thuốc Trần bì chữa bệnh tiêu hóa, hô hấp
Tổng quan về dược liệu
Trần bì là tên gọi chung của vỏ quả từ các loài cây thuộc chi Quýt (Citrus) trong họ Cam quýt (Rutaceae), với tên khoa học là Pericarpium Citri Reticulatae.
Tên gọi, danh pháp
Tên gọi: trần bì.
Tên khác: Thanh bì (làm từ vỏ quýt xanh), trần bì(vỏ quýt chín), quyết, quýt, hoàng quyết.
Tên khoa học: Pericarpium Citri Reticulatae.
Đặc điểm và thành phần
Hình dáng: Trần bì thường có dạng miếng mỏng, cong, màu nâu vàng hoặc nâu sẫm, bề mặt có nhiều lỗ nhỏ.
Mùi vị: Có mùi thơm đặc trưng của vỏ quýt, vị hơi đắng.
Dược liệu Trần bì
Phân bố
Trần bì phân bố nhiều ở các tỉnh Trung Quốc. Còn ở Việt Nam, vỏ tập trung chủ yếu ở các tỉnh như Thái Nguyên. Thừa Thiên, Quảng Bình, Nghệ An, Hà Giang, Nam Định, Hà Tĩnh, Quảng Trị.
Thành phần hóa học
Trần bì chứa nhiều thành phần hóa học có lợi cho cơ thể như:
Tinh dầu gồm các terpen, limonen, citral, linalool, geraniol, nerol, citronellal, neral và geranial.
Flavonoid gồm các hesperidin, naringin, neohesperidin, narirutin, poncirin và didymin.
Các axit hữu cơ gồm các axit citric, malic và tartaric.
Các vitamin gồm vitamin C, vitamin B1.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
Bộ phận dùng làm thuốc là vỏ của các loài cây quýt như cam sành, cam thường, chanh, quất và bưởi.
Quả được thu hái vào mùa thu hoặc mùa đông khi quả chín. Sau khi thu hoạch, quả được rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.
Vỏ quả sau khi khô được tách ra khỏi phần thịt, gọi là trần bì. Trần bì khô được bảo quản trong bình kín hoặc túi nilon ở nơi khô ráo thoáng mát.
Các tác dụng của trần bì với sức khỏe
Tác dụng dược lý
Tăng cường tiêu hóa: kích thích tiết dịch vị.
Tăng cường nhu động ruột, giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, chướng hơi.
Giảm viêm loét dạ dày và giảm co thắt cơ trơn đường tiêu hóa.
Kháng khuẩn, chống viêm.
Tăng cường tuần hoàn máu, giảm đau nhức xương khớp.
Tiêu đờm, giảm ho, chữa các bệnh viêm đường hô hấp.
Vị thuốc Trần bì trong Y học cổ truyền
Tính vị: Vị đắng, cay và tính ấm.
Quy kinh: Vào kinh Phế, Can, Tỳ, Vị.
Công năng: Lý khí điều trung, táo thấp hóa đàm.
Chủ trị: Tỳ vị khí trệ, khí hư, đầy bụng ăn không tiêu, đàm thấp ứ trệ, phế khí mất tuyên thông.
Vị thuốc Trần bì trong Y học cổ truyền
Cách sử dụng của Trần bì
Liều lượng, cách dùng
Dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc hãm trà uống.
Liều lượng tối đa mỗi ngày 4 – 12 gam.
Cách sử dụng của Trần bì
Trần bì được sử dụng để chế biến nhiều loại thuốc, thực phẩm chức năng và các bài thuốc dân gian. Một số ứng dụng phổ biến của trần bì bao gồm:
- Làm gia vị: Trần bì được sử dụng làm gia vị trong nhiều món ăn, giúp tăng hương vị và hỗ trợ tiêu hóa.
- Chế biến trà: Trà trần bì giúp ấm bụng, tiêu hóa tốt, giảm căng thẳng.
- Làm thuốc: Trần bì được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất nhiều loại thuốc chữa bệnh về tiêu hóa, hô hấp.
Các bài thuốc có chứa vị thuốc Trần bì
- Chữa rối loạn tiêu hóa do ăn uống hoặc chứng không tiêu
Sử dụng 10 gam trần bì, 10 gam sinh khương, 3 quả đại táo, 10 gam hậu phác, 4 gam cam thảo và 6 gam thảo quả nướng.
Sắc thuốc và uống. Sử dụng liên tục 5 ngày giúp cải thiện triệu chứng khó chịu ở bụng.
- Chữa đầy bụng khó tiêu
Lấy vài miếng trần bì đem xé nhỏ rồi đem rửa qua nước ấm. Sau đó cho vào cốc nước sôi rồi hãm từ 10 – 15 phút và uống.
Tuy nhiên chỉ nên uống khi nước thuốc còn nóng và bỏ phần bã. Uống liên tục vài ngày cho đến khi triệu chứng bệnh giảm dần.
- Chữa viêm phế quản nhẹ, bệnh ho viêm họng
Sử dụng 6 gam trần bì, 4 gam cam thảo và 6 gam tô diệp, sắc thuốc và uống trong ngày.
Cách 1: Lấy 20 gam trần bì sắc chung với 15 gam hương phụ sao dấm. Sau đó lọc lấy nước thuốc và cho vào khi với 100 gam thịt gà. Sau khi nước cạn, thêm gừng và gia vị, nêm nếm vừa ăn thì tắt bếp.
Cách 2: Sử dụng 15 – 20 gam trần bì, sắc và lọc lấy nước thuốc. Dùng nước thuốc nấu cháo với 150 gam gạo tẻ. Tùy khẩu vị từng người mà nêm nếm đường, muối vừa phải. Cháo dùng cho đối tượng bệnh bị trướng bụng, viêm loét dạ dày – tá tràng, buồn nôn hoặc đau vùng thượng vị.
- Chữa kém ăn, suy nhược cơ thể
Chuẩn bị 3 gam trần bì, 3 gam hồ tiêu và 1 con gà trống 1kg đã được làm sạch, chặt miếng nhỏ.
Sau khi gà chín nhừ, người bệnh chia ra ăn 2 – 3 lần trong ngày. Ăn liên tục 2 – 3 lần sẽ giúp điều trị suy nhược cơ thể.
Kiêng kỵ
Một số trường hợp sau đây nên thận trọng khi sử dụng trần bì chữa bệnh:
- Người thực nhiệt
- Khí hư
- Ho khan
- Thổ huyết
- Âm hư
Dược sĩ Thu Hà