Bị rong kinh uống thuốc gì? Cách điều hòa kinh nguyệt theo dân gian

Rong kinh là một trong những rối loạn kinh nguyệt gặp phải phổ biến ở nhiều phụ nữ, gây ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe và sinh hoạt. Bị rong kinh uống thuốc gì để điều trị là điều mà nhiều chị em quan tâm.

Bị rong kinh uống thuốc gì để nhanh khỏi

Rong kinh là gì? Tổng quan về tình trạng rong kinh

Chảy máu kinh nguyệt nhiều hoặc kéo dài là tình trạng phổ biến, xảy ra ở 27% – 54% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài 21–35 ngày, với thời gian chảy máu trung bình là 5 ngày và tổng lượng máu chảy từ 25 đến 80 ml.

Rong kinh là gì?

Rong kinh hay Chảy máu kinh nguyệt nhiều là một loại chảy máu tử cung bất thường phổ biến ở nữ giới.

Nó được định nghĩa tình trạng kinh nguyệt diễn ra theo chu kỳ đầy đặn nhưng chảy máu thường kéo dài hơn 7 ngày hoặc mất hơn 80 mL.

Dấu hiệu và triệu chứng rong kinh

Đau bụng dưới

Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bảy ngày hoặc mất máu nhiều hơn 80ml

Đi ngoài ra cục máu đông màu đỏ, hồng, nâu hoặc thậm chí giống như gỉ sắt.

Thấm ướt băng vệ sinh/tampon ít nhất 2 giờ một lần hoặc phải thay băng giữa đêm.

Các triệu chứng thiếu máu, như cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi hoặc khó thở

Hạn chế các hoạt động hàng ngày do lượng kinh nguyệt ra nhiều

Rong kinh là tình trạng kinh nguyệt kéo dài hoặc lượng máu chảy nhiều

Nguyên nhân nào gây ra rong kinh

Phần lớn các trường hợp rong kinh thường không xác định được rõ ràng nguyên nhân.

Các yếu tố phổ biến nhất được xác định gây ra chảy máu kinh nguyệt nhiều bao gồm:

Sự mất cân bằng hormone

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường là kết quả của sự tương tác giữa estrogen, progesterone, hormone kích thích nang trứng (FSH) và hormone hoàng thể hóa (LH).

Bất kỳ rối loạn hormon nào cũng có thể gây ra bất thường kinh nguyệt, thường gặp là: bệnh tuyến giáp, béo phì, tiểu đường, phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh, tiền mãn kinh, rong kinh sau sinh,…

Rối loạn chức năng buồng trứng: Nếu buồng trứng không giải phóng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt, hormone progesterone không được sản xuất, gây mất cân bằng hormone và dẫn đến rong kinh.

Các vấn đề về tử cung

Polyp nội mạc tử cung: Các khối u lành tính nhỏ trên niêm mạc tử cung, có thể gây ra tình trạng chảy máu kinh nhiều hoặc kéo dài.

U xơ tử cung: Các khối u lành tính ở tử cung, có thể phát triển trong độ tuổi sinh đẻ, có thể gây ra tình trạng chảy máu kinh nhiều hoặc kéo dài.

Lạc nội mạc tử cung: các tuyến từ nội mạc tử cung bị kẹt trong cơ tử cung, thường gây chảy máu nhiều và chuột rút.

Vòng tránh thai: rong kinh là tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng vòng tránh thai.

Ung thư: Ung thư cổ tử cung hoặc tử cung có thể gây chảy máu bất thường, đặc biệt là với phụ nữ sau mãn kinh hoặc có xét nghiệm Pap không đều trong quá khứ.

Adenomyosis: Là sự hiện diện của các tuyến nội mạc tử cung và các tế bào mô đệm sâu bên trong cơ tử cung gây ra sự tăng sinh của các cơ trơn.

Polyp nội mạc tử cung

Do nhiễm trùng

Nhiễm trùng, bao gồm cả nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs) có thể gây chảy máu nhiều.

Thường gặp nhất là: Bệnh Trichomonas, Chlamydia, Viêm nội mạc tử cung mãn tính.

Biến chứng khi mang thai

Các biến chứng như sảy thai hoặc vị trí nhau thai bất thường có thể dẫn đến các triệu chứng rong kinh.

Ngách mổ lấy thai: Số lần mổ lấy thai cao có thể dẫn đến sẹo tạo thành túi chứa máu trong tử cung và gây chảy máu nhiều.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc được cho là có thể tăng nguy cơ chảy máu nhiều trong kỳ kinh như:

  • Thuốc chống đông bao gồm cả aspirin 
  • Liệu pháp thay thế hormone 
  • Tamoxifen (thuốc điều trị ung thư vú) 
  • Thuốc tránh thai dạng viên và thuốc tiêm (NuvaRing®, Depo-Provera®, Implanon®)

Các nguyên nhân khác

Di truyền: Một số rối loạn chảy máu có thể gây chảy máu quá nhiều, chẳng hạn như bệnh von Willebrand. Chảy máu có thể quá nhiều do thiếu đặc tính đông máu.

Các tình trạng bệnh lý khác: Một số tình trạng bệnh lý có thể liên quan đến tình trạng chảy máu nặng hơn hoặc kéo dài, chẳng hạn như bệnh gan hoặc thận hoặc các vấn đề về tuyến giáp.

Bị rong kinh uống thuốc gì? Các biện pháp điều trị rong kinh

Các lựa chọn điều trị tình trạng chảy máu kinh nguyệt kéo dài thường phụ thuộc vào nguyên nhân, độ tuổi và tình trạng sức khỏe, bệnh lý của người bệnh. Có hai phương pháp điều trị chính là: sử dụng thuốc và can thiệp phẫu thuật.

Các thuốc điều trị rong kinh

Tình trạng rong kinh kéo dài thường được kiểm soát bằng việc sử dụng vòng tránh thai tử cung có chứa progesterone, hoặc thuốc tránh thai đường uống kết hợp, các liệu pháp hormon,.

Với tình trạng chảy máu nghiêm trọng, bệnh nhân thường được kê Axit Tranexamic hoặc chống viêm không steroid có thể giúp ngăn ngừa mất máu.

Ở những bệnh nhân có dấu hiệu mất máu như da xanh xao, mệt mỏi, kiệt sức, viên uống hoặc thuốc bổ sung sắt giúp cải thiện lượng sắt dự trữ trong cơ thể bạn.

Các lựa chọn phẫu thuật

Nạo và nong cổ tử cung: giúp giảm lưu lượng máu trong kỳ kinh.

Thuyên tắc động mạch tử cung: Các động mạch tử cung bị chặn và nguồn cung cấp máu cho các động mạch bị dừng lại để làm co bất kỳ u xơ tử cung nào .

Phẫu thuật siêu âm tập trung: Sử dụng sóng siêu âm để thu nhỏ u xơ tử cung bằng cách phá hủy mô, giúp giảm lưu lượng máu trong kỳ kinh.

Phẫu thuật cắt bỏ u xơ tử cung: là phẫu thuật cắt bỏ u xơ tử cung, có thể thực hiện thông qua phẫu thuật mở bụng, nội soi hoặc nội soi tử cung.

Phá hủy nội mạc tử cung: Sử dụng tia laser, tần số vô tuyến hoặc nhiệt để phá hủy niêm mạc tử cung.

Cắt bỏ nội mạc tử cung: Sử dụng vòng dây để loại bỏ lớp niêm mạc tử cung.

Cắt bỏ tử cung: một thủ thuật can thiệp vĩnh viễn, gây vô sinh và chấm dứt kinh nguyệt. Phẫu thuật này được thực hiện dưới gây mê và cần phải nằm viện theo dõi.

Cách chữa rong kinh và điều hòa kinh nguyệt theo dân gian

Theo quan niệm Đông y, rong kinh (băng lậu) bao gồm tình trạng kinh nguyệt ra muộn, bế kinh hay thống kinh. Nguyên nhân chủ yếu là do do công năng của các tạng phủ kém và khí huyết mất điều hòa. Bên cạnh đó, các yếu tố về tâm lý, ăn uống kém, lao động nặng nhọc… cũng dẫn tới rong kinh ở nữ giới.

Dựa vào nguyên nhân mà bệnh được chia thành nhiều loại, mỗi loại có triệu chứng và biện pháp điều trị khác nhau.

Nếu rong kinh do khí hư, thường dùng các vị thuốc như hoàng kỳ, đương quy, trần bì, cam thảo, sài hồ,… để bổ khí, cải thiện khí huyết, điều kinh.

Với trường hợp bệnh do huyết nhiệt, huyết ứ, thì tập trung vào việc thanh nhiệt, hoạt huyết, hành khí, kích thích lưu thông máu, hóa ứ, giải độc, bổ công năng các tạng.

Rong kinh do khí hư 

Chuẩn bị: Nhân sâm và Bạch truật mỗi thứ 8g, Cam thảo 6g, Đương quy, Trần bì, Sài hồ mỗi thứ 4g, Mẫu lệ, Ô tặc cốt, Hoàng kỳ mỗi thứ 12g, Huyết dư (tóc rối đốt cháy) 6g.

Thực hiện: Đem sắc các nguyên liệu trên lấy nước uống, ngày dùng đều đặn 1 tháng.

Rong kinh do huyết nhiệt

Chuẩn bị: Quy bản (mai rùa), Ích mẫu thảo, Mẫu lệ, Sinh địa và Ngó sen mỗi loại 15g, Địa du, quả Dành dành, Hoàng cầm, Kinh giới, Tông thán, Mạch đông và A giao mỗi thứ 9g.

Thực hiện: Đem các vị thuốc trên sắc lấy nước, ngày uống 2 lần, thực hiện đến khi ngừng ra huyết là được.

Rong kinh do thận âm hư

Chuẩn bị: Hạn liên thảo (cỏ nhọ nồi), Dâu, Hoài sơn và Xương cá mực mỗi thứ 15g, Sinh thục địa, Thỏ ty tử, Đan bì, Khởi tử, Nữ trinh tử, Tục đoạn, Thù du nhục, Cao mai rùa mỗi thứ 9g.

Thực hiện: Đem các vị thuốc trên, chia 2 lần uống trong ngày. Uống đến khi cầm máu thì ngưng.

Rong kinh do huyết ứ

Chuẩn bị: Đan sâm, Bạch thược, Thục địa mỗi thứ 15g; Quy vĩ, Hồng hoa, Thanh bì, Xuyên khung, Đào nhân mỗi thứ 6g; Diên hồ, Hương phụ mỗi thứ 9g.

Thực hiện: Sắc các nguyên liệu trên lấy nước uống, ngày dùng 1 thang, chia đều thành 2 lần.

Rong kinh do thấp đàm

Chuẩn bị: Đan sâm, Bạch thược, Thục địa mỗi thứ 15g; Quy vĩ, Hồng hoa, Thanh bì, Xuyên khung, Đào nhân mỗi thứ 6g; Diên hồ, Hương phụ mỗi thứ 9g.

Thực hiện: Sắc các nguyên liệu trên lấy nước uống, ngày dùng 1 thang, chia đều thành 2 lần.

Dược sĩ Thu Hà