Công dụng và cách sử dụng vị thuốc Cúc tần để chữa bệnh

Cúc tần là vị thuốc được sử dụng với công dụng trị cảm mạo, giúp tiêu đờm, sát trùng, tiêu hóa tốt và làm cho bữa ăn thêm ngon miệng. Dược liệu có vị cay, hơi đắng, mùi thơm và tính ấm.

Vị thuốc Cúc tần trị cảm mạo, tiêu đờm

Tổng quan

Tên gọi, danh pháp

Tên tiếng Việt: Từ bi, cây lức, lức ấn, nan luật, đại ngải, băng phiến ngải, hoa mai não, cây đại bi, phật phà, vật và (Tày).

Tên khoa học: Pluchea indica (L.) Less.

Họ: Asteraceae (Cúc).

Đặc điểm thực vật

Cúc tần là loài cây bụi mọc thẳng, phân nhánh nhiều, cao từ 1-2 m, đôi khi đến 3m. Thân cây thẳng, phân cành nhiều, có thể hơi xù xì, có lông mịn hoặc không lông tùy cây. Khi còn non thân thường có màu xanh nhạt, về sau chuyển màu nâu xám.

Lá mọc so le, hình trứng hoặc hình bầu dục, mép có răng cưa. Mặt trên xanh đậm, mặt dưới nhạt hơn, có lông mịn. Lá Cúc tần có mùi thơm đặc trưng, thường được dùng trong các bài thuốc dân gian.

Cúc tần ra hoa vào khoảng mùa hè – thu. Cụm hoa nhỏ hình đầu, mọc tập trung ở đầu cành, màu tím nhạt đến tím hồng, có mùi thơm thu hút ong bướm. Quả khô, màu nâu, không nứt, có hình trụ dài khoảng 1,0 mm.

Đặc điểm dược liệu Cúc tần

Bộ phận dùng làm thuốc

Lá là bộ phận chính được dùng làm thuốc (dạng tươi hoặc phơi khô).

Ngoài ra, rễ và thân cũng có thể sử dụng trong một số bài thuốc truyền thống.

Đặc điểm phân bố

Cúc tần thường được tìm thấy mọc hoang ở vùng đất thấp ven sông, đất ngập nước, đầm lầy nước lợ, ven biển, rừng ngập mặn, bãi triều và cả trong đất liền, rừng. Tại Việt Nam cây phổ biến ở khắp các vùng đồng bằng và miền biển.

Thu hái chế biến

Thời điểm thu hái tốt nhất:

  • Lá và thân: Thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào buổi sáng sớm, khi cây còn tươi và có nhiều tinh dầu.
  • Rễ: Thu vào mùa thu hoặc mùa đông, khi cây đang phát triển ổn định và tích lũy nhiều hoạt chất.

Cách thu hái

  • Lá: Chọn lá bánh tẻ (không quá già, không quá non), hái bằng tay hoặc cắt kéo, tránh dập nát.
  • Thân: Cắt lấy phần thân non hoặc thân già vừa phải, không quá già xơ.
  • Rễ: Đào nhẹ nhàng, rửa sạch đất cát.

Thành phần hóa học

Cúc tần được xác định có chứa nhiều thành phần hóa học có hoạt tính sinh học cao, trong đó các chất chính là:

Tinh dầu

Đây là thành phần quan trọng và tạo nên mùi thơm đặc trưng của cúc tần. Thành phần và hàm lượng có thể thay đổi tùy thuộc vào bộ phận cây, giai đoạn phát triển và điều kiện địa lý.

Thành phần tinh dầu được tìm thấy bao gồm: α-Terpineol, β-Pinene, Eudesmol, Selinene, Limonene, 1,8-Cineole (Eucalyptol),…

Flavonoid

Các flavonoid được tìm thấy trong cúc tần bao gồm: Quercetin, Kaempferol, Apigenin, Luteolin.

Sesquiterpene Lactones

Nhóm hợp chất này thường có vị đắng và có nhiều hoạt tính sinh học, bao gồm: Plucheoside C và một số chất khác.

Các thành phần khác

Trong dịch chiết cúc tần còn tìm thấy sự có mặt của các thành phần hợp chất như Coumarin, Steroid và Triterpenoid, Alkaloid, Saponin, Tanin, Polysaccharide,…

Công dụng của Cúc tần

Tác dụng dược lý

Cúc tần và các thành phần hoạt chất có trong cây đã được chứng minh mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe như:

  • Kháng viêm: Các chiết xuất từ cúc tần đã chứng minh khả năng ức chế các tác nhân gây viêm như prostaglandin E2 và carrageenan trên mô hình thực nghiệm.
  • Chống oxy hóa: Các hợp chất flavonoid và phenolic trong cúc tần có khả năng trung hòa các gốc tự do, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương.
  • Kháng khuẩn: Tinh dầu cúc tần có khả năng kháng một số loại vi khuẩn (E. coli, Staphylococcus aureus) và nấm (Candida albicans, Microsporum gypseum).
  • Hạ đường huyết: Một số nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ lá cúc tần có khả năng hạ đường huyết và bảo vệ tế bào beta tuyến tụy.
  • Chống béo phì và tăng lipid máu: Chiết xuất từ lá cúc tần có thể giúp giảm tích tụ lipid, ức chế quá trình tạo mỡ và cải thiện nồng độ lipid máu trên mô hình thực nghiệm.
  • Bảo vệ gan: Rễ cúc tần chứa hoạt chất có khả năng bảo vệ tế bào gan khỏi tổn thương do các tác nhân độc hại.
  • Chống nọc độc rắn: Các hợp chất stigmasterol và β-sitosterol trong rễ cúc tần có khả năng vô hiệu hóa nọc độc của một số loài rắn.
  • Chống loét: Dịch chiết cúc tần có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và giảm tiết acid trên mô hình thực nghiệm.

Vị thuốc Cúc tần trong Y học cổ truyền

Tính vị: Vị đắng, tính mát.

Quy kinh: Phế, Thận.

Tác dụng:

Tán phong hàn, giải biểu: Chữa cảm mạo, sốt, nhức đầu, không ra mồ hôi.

  • Lợi tiểu: Giúp cải thiện chứng bí tiểu, tiểu gắt.
  • Tiêu độc, tiêu ứ: Hỗ trợ trong các trường hợp sưng đau, bầm dập.
  • Tiêu đờm: Giúp giảm ho, long đờm.
  • Sát trùng: Có tác dụng kháng khuẩn nhẹ.
  • Làm ăn ngon miệng, giúp tiêu hóa tốt: Kích thích tiêu hóa, chữa ăn chậm tiêu.
  • Khu phong, trừ thấp, hoạt huyết, tiêu thũng: Dùng trong các trường hợp đau nhức xương khớp, đau lưng.

Vị thuốc Cúc tần trong y học cổ truyền

Ứng dụng của Cúc tần 

Cây cúc tần là một loại dược liệu quý trong y học cổ truyền, được sử dụng phổ biến trong điều trị nhiều loại bệnh nhờ đặc tính kháng viêm, giảm đau và hỗ trợ tiêu hóa.

Liều dùng

Dùng trong: Liều lượng khuyến nghị là 8 – 16g dược liệu khô dưới dạng thuốc sắc. Nước sắc cúc tần có thể được uống hằng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh hoặc tăng cường sức khỏe.

Dùng ngoài: Khi sử dụng ngoài da (đắp, xông), liều lượng không bị giới hạn. Tuy nhiên, cần đảm bảo vệ sinh và kiểm tra phản ứng da trước khi sử dụng để tránh kích ứng.

Một số bài thuốc có sử dụng cúc tần

  • Bài thuốc chữa cảm sốt

Nguyên liệu: Cúc tần: 20g, Lá tre: 20g. Bạc hà: 20g. Kinh giới: 20g, Tía tô: 20g, Cát căn: 20g, Cúc hoa: 5g, Địa liền: 5g.

Cách dùng: Tất cả các dược liệu trên được nghiền thành bột hoặc viên thuốc. Mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 4-6g. Bài thuốc này giúp hạ sốt, giải cảm và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

  • Bài thuốc chữa ho do viêm phế quản

Nguyên liệu: Cúc tần già: 20g, rửa sạch và băm nhỏ, 2 nắm gạo, 3g gừng tươi, cắt nhỏ, 50g thịt lợn nạc, băm nhuyễn

Cách dùng: Tất cả nguyên liệu đem nấu chung thành cháo, nấu đến khi cháo nhừ. Ăn khi còn nóng, tốt nhất là khi đói. Mỗi ngày ăn 3 lần, liên tục trong 3 ngày. Bài thuốc giúp long đờm, giảm ho, giảm viêm ở phế quản.

  • Bài thuốc xông hơi tiêu trĩ

Nguyên liệu: Cúc tần, lá lốt, ngải cứu, lá sung (tỷ lệ bằng nhau), 1 củ nghệ vàng.

Cách dùng: Các loại lá cây rửa sạch, sau đó nấu cùng 1.5 lít nước. Thêm vài lát nghệ vàng vào nấu cùng. Chờ cho nước thuốc nguội bớt, rồi tiến hành xông hơi hậu môn trong 15 phút. Khi nước còn ấm, ngâm trực tiếp hậu môn vào nước thêm 10 phút nữa. Mỗi tuần xông 2-3 lần. Bài thuốc này giúp giảm đau, co búi trĩ và làm tan các triệu chứng trĩ nhẹ sau 2 tháng sử dụng.

Nguyên liệu: Rễ cúc tần: 20g, xấu hổ: 20g, bưởi bung: 20g, đinh lăng: 10g, cam thảo dây: 10g.

Cách dùng: Sắc tất cả các vị thuốc trên cùng nước để uống. Bài thuốc này giúp giảm đau nhức xương khớp, giảm viêm và cải thiện chức năng gân xương.

  • Bài thuốc chữa đau mỏi lưng

Nguyên liệu: Lá và cành non cúc tần, Rượu.

Cách dùng: Giã nát lá và cành non, trộn với ít rượu rồi sao nóng. Đắp vào nơi đau ở hai bên thận. Bài thuốc giúp giảm đau mỏi lưng và thư giãn cơ bắp.

  • Bài thuốc giảm đau đầu do suy nghĩ nhiều, tinh thần căng thẳng

Nguyên liệu: Cúc tần: 50g, Hoa cúc trắng: 50g (xé nhỏ), Đu đủ vừa chín tới: 100g, Óc lợn: 100g.

Cách dùng: Đun cúc tần, hoa cúc trắng, đu đủ với 1 lít nước đến khi sôi. Sau đó cho óc lợn vào đun thêm 20 phút cho nhừ. Ăn nóng trước bữa cơm, 2 lần/ngày, ăn liên tục trong 1 tuần. Bài thuốc giúp giảm đau đầu do căng thẳng và suy nghĩ quá nhiều.

Dược sĩ Thu Hà