Cúc la mã: Dược liệu cổ xưa với nhiều công dụng cho sức khỏe

Từ thời cổ đại, cúc La Mã đã được biết đến và sử dụng như một loại dược liệu thần kỳ cho làn da và tăng cường sức khỏe. Ngày nay, cúc La Mã là một trong những thành phần được ứng dụng rộng rãi trong việc chăm sóc sức khỏe.

Cúc La Mã được sử dụng rộng rãi trong việc chăm sóc sức khỏe

Đặc điểm thực vật của Cúc La Mã

Cúc La Mã (Matricaria chamomilla L.) là một loài cây thuốc nổi tiếng thuộc họ Cúc, thường được gọi là “ngôi sao trong số các loài cây thuốc”

Thông tin chung

Tên tiếng Việt: Cúc La Mã

Tên khoa hoc: Matricaria chamomilla

Họ: họ cúc Asteraceae

Đặc điểm thực vật

Cúc La Mã là cây hàng năm, có rễ hình thoi mỏng chỉ đâm thẳng vào đất. Thân cây phân nhánh, thẳng đứng, phân nhánh nhiều và cao từ 10–80 cm. Lá cây dài và hẹp, có hai hoặc ba lá.

Cụm hoa này bao gồm nhiều hoa hình lưỡi trắng được bao quanh bởi các hoa hình ống màu vàng.

Hoa hình ống màu vàng kim với 5 răng dài 1,5–2,5 mm, với các đầu hoa có đường kính từ 10–30 mm, có cuống và không giao phối. Sau khi hoa nở, cụm hoa sẽ phồng lên và trở thành hình nón nhọn.

Quả của cây có dạng bế màu vàng trắng, hình nón ngược và có khía 5 cạnh ở mặt trong và mặt ngoài nhẵn.

Đặc điểm thực vật của Cúc La Mã

Nguồn gốc và phân bố

Cúc la mã được xem là một trong những loại thảo dược quan trọng có nguồn gốc từ Nam và Đông Âu, được trồng rộng rãi ở các nước châu Âu và châu Mỹ.

Hiện nay, cúc la mã có thể tìm thấy ở khắp châu Âu, vùng ôn đới của châu Á và các vùng ôn đới của Bắc Mỹ.

Chúng thường mọc ven đường, quanh các bãi thải, và mọc trong những cánh đồng ở dạng cỏ dại.

Thu hái và chế biến

Loài cây này thích hợp với khí hậu mát, phù hợp với độ cao từ 800-2000m.

Hạt được gieo hạt vào cuối mùa thu và đầu mùa xuân và thời gian ra hoa thường từ tháng 5 đến tháng 9.

Thành phần hóa học

Phần trên mặt đất của Cúc la mã (Chamomile) có chứa 0,24% –1,9% tinh dầu dễ bay hơi.

Tinh dầu Cúc la mã thường có màu từ xanh lam đến xanh lục đậm với dược liệu tươi và màu vàng với dược liệu khô.

Khoảng 120 chất chuyển hóa thứ cấp đã được xác định có trong chiết xuất cúc la mã.

Chúng bao gồm 28 terpenoit và 36 flavonoit, một số hợp chất phenolic, chủ yếu là flavonoid apigenin, quercetin, patuletin dưới dạng glucoside và các dẫn xuất acetyl hóa khác nhau.

Trong số các flavonoid, Apigenin là hợp chất được có là có hoạt tính sinh học cao nhất.

Công dụng – Tác dụng của Cúc la mã 

Vai trò của Cúc la mã trong lịch sử 

Vào thời điểm đó người ta tin rằng đây là 1 trong 9 loại thảo mộc thiêng liêng được chúa ban cho con người.

Loại thảo dược này đã được sử dụng trong các bài thuốc thảo dược trong hàng ngàn năm.

Thời trung cổ, chiết xuất Cúc la mã (Chamomile) được dùng như hương liệu trị căng thẳng, cải thiện giấc ngủ cùng với hoa oải hương.

Người Hy Lạp và Rome cũng sử dụng cúc la mã (Chamomile) rất nhiều trong đồ uống, thuốc, chăm sóc da, hương liệu.

Trà hoa cúc có tác dụng an thần, cải thiện giấc ngủ

Công dụng của chiết xuất Cúc la mã đối với da

Giảm dấu hiệu viêm đỏ, bỏng rát của cháy nắng

Kháng viêm và điều trị mờ sẹo, thâm, giúp điều trị bệnh eczema

Làm dịu các kích thích, ngăn ngừa dị ứng, giảm mụn, kháng viêm

Tăng tốc độ tái tạo tế bào, khiến các đường nhăn, nếp nhăn và sẹo giảm đi một cách đáng kể

Làm chậm các dấu hiệu lão hóa

Bóng tóc, mượt, trị gàu, phục hồi tóc khô xơ

Tác dụng dược lý của Cúc La Mã

Các thử nghiệm đã chứng minh Cúc La Mã có tác dụng:

Ngăn chặn sự giải phóng histamin tác nhân gây dị ứng có trong cơ thể

Làm lành vết thương, tái tạo tế bào vô cùng nhanh chóng

Chống kích ứng, kháng khuẩn, chống viêm, chống nấm và không gây dị ứng

Ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư và làm giảm thiệt hại gây ra bởi sự oxy hóa

Dược sĩ Thu Hà