Dây đau xương: Cây thuốc quý chữa đau nhức xương khớp

Dây đau xương là một loại thảo dược quý hiếm, được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền để điều trị các bệnh về xương khớp. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng, cách sử dụng và những lưu ý khi sử dụng dây đau xương.

 

Vị thuốc Dây đau xương chữa bệnh xương khớp

Tổng quan

Tên gọi, danh pháp

Tên gọi khác: Tục cốt đằng, Khoan cân đằng, Cây đau xương, Khau năng cấp.

Tên khoa học: Tinospora sinensis Merr

Họ: Tiết đề (danh pháp khoa học: Menispermaceae)

Đặc điểm thực vật

Dây đau xương là một loài dây leo trườn dài, thân cây sần sùi như da rắn, màu xám bạc. Lá cây hình trái tim, bề mặt nhẵn bóng như sáp, mặt dưới phủ một lớp lông tơ mềm mại.

Hoa dây đau xương mọc thành chùm, màu vàng nhạt, trông như những ngôi sao nhỏ li ti điểm xuyết trên nền lá xanh mướt.

Quả khi chín có màu đỏ tươi, căng mọng, chứa một hạt duy nhất ẩn mình bên trong lớp thịt quả mềm.

Đặc điểm thực vật của Dây đau xương

Bộ phận dùng

Toàn cây.

Phân bố

Dây đau xương mọc hoang nhiều tại các địa phương ở nước ta, nhiều nhất ở tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Lào Cai, Sơn La, Bắc Cạn… Ngoài ra loài thực vật này cũng mọc hoang ở một số tỉnh của Trung Quốc.

Thu hái – sơ chế

Thu hái quanh năm, có thể rửa sạch dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần.

Thành phần hóa học

Cây dây đau xương chứa nhiều thành phần hóa học, bao gồm alkaloid, glycoside phenolic, tinosinesid A và B, dinorditerpen glucosid

Công dụng của dây đau xương

Dây đau xương là một vị thuốc đã được sử dụng từ lâu đời và ứng dùng rộng rãi trong y học hiện đại

Tác dụng dược lý

Kháng viêm, giảm đau: Các hợp chất trong dây đau xương có khả năng ức chế các enzyme gây viêm, giảm sưng đau ở các khớp.

Giảm đau nhức: Dây đau xương giúp giảm đau nhức xương khớp hiệu quả, đặc biệt là các cơn đau do viêm khớp, thoái hóa khớp, gout.

Tăng cường tuần hoàn máu: Việc tăng cường tuần hoàn máu giúp cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cho các khớp, hỗ trợ quá trình phục hồi.

Khử độc, giải nhiệt: Dây đau xương có tác dụng giải nhiệt, làm mát cơ thể, giúp giảm các triệu chứng sốt, mệt mỏi.

Bổ thận tráng xương: Một số nghiên cứu cho thấy dây đau xương có tác dụng bổ thận, tăng cường sức khỏe xương khớp.

Vị thuốc Dây đau xương trong Y học cổ truyền

Tính vị: Vị đắng, tính mát

Quy kinh: Quy vào kinh Can.

Công dụng: Thư cân hoạt lạc, trừ thấp, khu phong.

Chủ trị: Phong tê thấp, đau nhức xương khớp.

Ứng dụng chữa bệnh của Dây đau xương

Ứng dụng của Dây đau xương trong chữa bệnh 

Cách dùng – liều lượng

Dược liệu thường được dùng ở dạng sắc hoặc sử dụng ở dạng xoa bóp ngoài da. Liều dùng từ 10 – 12g/ ngày.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc dây đau xương

  • Bài thuốc trị chứng đau lưng mỏi gối do thận hư yếu

Chuẩn bị: Củ mài, thỏ ty tử, dây đau xương, rễ cỏ xước mỗi vị 12g, đỗ trọng, cốt toái bổ và tỳ giải mỗi vị 16g.

Thực hiện: Đem ngâm rượu hoặc sắc uống.

  • Bài thuốc trị rắn cắn

Chuẩn bị: Lá tía tô 20g, lá dây đau xương 20g, rau sam 50g và lá thài lài 30g.

Thực hiện: Dùng nguyên liệu tươi đem giã nát, vắt lấy nước uống, sau đó dùng bã đắp lên vết rắn cắn.

  • Bài thuốc trị chứng bong gân và sai khớp

Chuẩn bị: Lá tầm gửi cây khế, hạt máu chó, lá dây đau xương, hồi hương, lá bưởi bung, hạt trấp, quế chi, đinh hương, củ nghệ, vỏ núc nác, huyết giáp, lá mua, vỏ sòi, lá kim cang, lá náng, gừng sống, lá canh châu, lá thầu dầu tía, mủ xương rồng bà, các vị bằng lượng nhau.

Thực hiện: Đem giã nhỏ, sao nóng và chườm lên vùng khớp cần điều trị.

Bài thuốc 1: Hoàng nàn chế, dây đau xương, thổ phục linh, hoàng lực, ngưu tất, kê huyết đằng, rễ bưởi bung, độc lực, tầm xuân, lá lốt và huyết giác. Đem chế thành cao.

Bài thuốc 2: Dùng củ kim cang và dây đau xương bằng lượng nhau. Đem sắc thành cao, mỗi ngày dùng 6g.

  • Bài thuốc trị đau nhức xương khớp

Bài thuốc 1: Thái nhỏ thân cây dây đau xương, sau đó đem sao vàng và ngâm rượu theo tỷ lệ 1:5. Mỗi lần dùng 1 ly nhỏ, sử dụng 3 lần/ ngày. Với những người không uống được rượu, có thể dùng dược liệu sắc uống trong vòng 15 – 20 ngày.

Bài thuốc 2: Lấy dây đau xương rửa sạch, giã nát và trộn với ít nước đắp lên vùng đau nhức.

  • Bài thuốc trị sưng đỏ mu bàn chân và đầu gối sưng đau

Chuẩn bị: Cam thảo dây, dây đau xương, rễ cỏ xước, cốt khí củ, lá lốt và rễ cây tầm sọong mỗi vị 20g.

Thực hiện: Dùng các vị sắc lấy nước uống liên tục trong 7 – 21 ngày.

  • Bài thuốc trị đau nhức cơ thể và xương khớp do bệnh phong thấp

Chuẩn bị: Rễ tầm xọng, cam thảo nam, cốt khí củ, đơn gối hạc, lá lốt, dây đau xương và rễ cỏ xước mỗi vị 20g.

Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống, sử dụng đều đặn ngày 1 thang cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.

Chuẩn bị: Cây xấu hổ, kim ngân hoa, hy thiêm, cỏ xước, ké đầu ngựa, cà gai leo, cây dây đau xương, thổ phục linh và thiên kiên kiện, các vị bằng lượng nhau.

Thực hiện: Đem sắc với nước theo tỷ lệ 1:1 sau đó đun nhỏ lửa và chế thành rượu thuốc. Dùng uống hằng ngày để cải thiện triệu chứng đau nhức và tăng cường khả năng vận động.

Dược sĩ Thu Hà