Mới đây, AstraZeneca đã lần đầu tiên thừa nhận vacxin Covid-19 của họ “trong những trường hợp rất hiếm có thể gây ra huyết khối với hội chứng giảm tiểu cầu”. Đây là một trong những biến cố đông máu có thể gây tử vong, khiến nhiều người lo sợ.
Tìm hiểu về huyết khối và hội chứng giảm tiểu cầu
Huyết khối với hội chứng giảm tiểu cầu
Huyết khối kèm giảm tiểu cầu (TTS) hay còn được gọi là giảm tiểu cầu miễn dịch tăng sinh do vacxin hoặc giảm tiểu cầu miễn dịch do vacxin gây ra, là một hội chứng hiếm có thể gây tử vong.
Vào tháng 5 năm 2022, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã hạn chế việc sử dụng được ủy quyền vacxin COVID-19 của Johnson & Johnson (J&J) do các báo cáo về rối loạn đông máu được gọi là huyết khối với hội chứng giảm tiểu cầu.
Hội chứng này có thể xảy ra ở nhiều nơi khác nhau trên khắp cơ thể, như não, dạ dày, động mạch phổi.
Hội chứng giảm tiểu cầu cực kỳ hiếm. Nó đã được báo cáo trong khoảng bốn trường hợp trong số 1 triệu liều vacxin COVID-19 của Johnson và Johnson.
Điều quan trọng cần nhớ là nguy cơ phát triển hội chứng giảm tiểu cầu thấp hơn nhiều so với nguy cơ phát triển các biến chứng nghiêm trọng từ chính COVID-19.
Vaccin Covid 19 do AstraZeneca phát triển và cung cấp
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây huyết khối với hội chứng giảm tiểu cầu
Hội chứng giảm tiểu cầu là tình trạng cục máu đông liên quan đến số lượng tiểu cầu thấp, xảy ra sau khi được tiêm vacxin.
Cơ chế được cho là do các kháng thể gây ra sự kích hoạt tiểu cầu lớn chống lại yếu tố tiểu cầu 4 (PF4).
Tiểu cầu giảm tại điều kiện để hình thành các cục huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu.
Hội chứng này có biểu hiện lâm sàng giống tương tự như một tình trạng được gọi là giảm tiểu cầu do heparin gây ra.
Đây là một phản ứng bất lợi đối với một loại thuốc ngăn ngừa cục máu đông (thuốc chống đông máu).
Các yếu tố rủi ro đối với hội chứng giảm tiểu cầu bao gồm:
- Trên 50 tuổi
- Lười hoặc ít vận động
- Có một số rối loạn di truyền nhất định
- Được chẩn đoán mắc bệnh tự miễn hoặc ung thư
- Thừa cân hoặc béo phì
- Uống liệu pháp thay thế hormone hoặc thuốc tránh thai
- Đang mang thai
Triệu chứng huyết khối với hội chứng giảm tiểu cầu
Bệnh nhân mắc hội chứng giảm tiểu cầu có thể bị huyết khối tĩnh mạch xoang não hoặc có các cục máu đông động mạch hoặc tĩnh mạch khác.
Các triệu chứng toàn thân từ nhẹ đến trung bình như sốt, mệt mỏi, nhức đầu hoặc đau cơ thường gặp trong 24 – 48 giờ đầu sau khi tiêm chủng, không liên quan đến hội chứng giảm tiểu cầu.
Tuy nhiên, những bệnh nhân có các triệu chứng sau khi tiêm vacxin 30 ngày, có thể nghĩ tới hội chứng huyết khối kèm giảm tiểu cầu nếu có các triệu chứng như sau:
- Đau đầu dai dẳng, dữ dội
- Dấu hiệu của lượng tiểu cầu thấp như đốm xuất huyết, ban xuất huyết hoặc dễ bị bầm tím hoặc chảy máu
- Triệu chứng thần kinh khu trú
- Co giật, mờ mắt hoặc nhìn đôi (huyết khối động mạch)
- Khó thở hoặc đau ngực (thuyên tắc phổi hoặc bệnh mạch vành cấp tính)
- Đau bụng (huyết khối tĩnh mạch cửa)
- Chân tay sưng tấy, tấy đỏ, xanh xao hoặc lạnh (huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc thiếu máu cục bộ chi cấp tính)
- Đau lưng
Các biến chứng tiềm ẩn của hội chứng giảm tiểu cầu
Các biến chứng của hội chứng giảm tiểu cầu có thể phát sinh từ việc có cục máu đông và số lượng tiểu cầu thấp.
Các cục máu đông có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng nếu chúng ngăn máu đến các cơ quan quan trọng. Một số biến chứng này bao gồm:
- Thuyên tắc phổi nếu có cục máu đông trong phổi
- Cơn đau tim nếu có cục máu đông tại tim
- Đột quỵ trong trường hợp cục máu đông có trong mạch máu não
- Có số lượng tiểu cầu thấp cũng có thể gây chảy máu dễ dàng và khó cầm máu hơn
Chẩn đoán và điều trị huyết khối với hội chứng giảm tiểu cầu
Chẩn đoán
Việc xác định được dựa trên khai thác tiền sử tiêm vacxin và các kết quả xét nghiệm máu của người bệnh.
Các xét nghiệm cần thiết bao gồm:
- Công thức máu hoàn chỉnh với số lượng tiểu cầu
- Xét nghiệm fibrinogen để đánh giá đặc tính đông máu
- Xét nghiệm D-dimer để tìm kiếm các dấu hiệu của cục máu đông
- Ngoài ra các xét nghiệm khác, chẳng hạn như hình ảnh cũng có thể được chỉ định nhằm phát hiện vị trí khối máu đông.
Hình ảnh xuất huyết dưới vỏ não
Điều trị
Hầu hết các trường hợp, điều trị y tế phụ thuộc vào loại, mức độ và vị trí của cục máu đông hoặc tắc nghẽn.
Các liệu pháp y tế phổ biến được sử dụng để điều trị huyết khối và thuyên tắc bao gồm:
- Thuốc tan huyết khối
- Thuốc chống đông máu
- Ống thông định hướng huyết khối
- Cắt bỏ huyết khối, hoặc phẫu thuật cắt bỏ cục máu đông
- Đặt stent
Các biện pháp dự phòng
Một số thay đổi lối sống hoặc thuốc phòng ngừa có thể giúp điều trị cục máu đông hoặc giảm nguy cơ xuất hiện tình trạng này.
Những điều sau đây có thể giúp ngăn ngừa cục máu đông hoặc tắc nghẽn:
- Duy trì cân nặng ở mức bình thường, khỏe mạnh
- Có chế độ ăn uống lành mạnh
- Bỏ hút thuốc lá và rượu bia
- Tập thể dục thường xuyên
- Uống đủ nước
- Tránh nằm hay ngồi một chỗ quá lâu
- Điều trị các tình trạng viêm mãn tính
- Kiểm soát bệnh tiểu đường
- Kiểm soát bệnh huyết áp và cholesterol
- Nếu đang dùng thuốc chứa estrogen hãy hỏi bác sĩ về các nguy cơ
- Kéo căng cơ chân và bàn chân hàng ngày
- Mặc quần áo rộng rãi
Dược sĩ Thu Hà