Tìm hiểu cách cải thiện tiêu hóa hiệu quả nhất

Hệ tiêu hóa không chỉ có dạ dày và đường ruột. Để cải thiện hệ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe tổng thể, trước hết cần tìm hiểu về cách hoạt động của hệ tiêu hóa.

Tìm hiểu cách thức hoạt động của hệ tiêu hóa

Tìm hiểu cách thức hoạt động của hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa là gì?

Hệ thống tiêu hóa là 1 trong 11 hệ thống chính của cơ thể con người. Đó là một nhóm các cơ quan hoạt động cùng nhau để chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và các chất dinh dưỡng cơ bản nuôi sống toàn bộ cơ thể.

Hệ thống này gồm sự kết hợp của các dây thần kinh, kích thích tố, vi khuẩn, máu và các cơ quan của hệ thống tiêu hóa hoạt động cùng nhau để hoàn thành nhiệm vụ phức tạp là tiêu hóa thức ăn và chất lỏng mà chúng ta tiêu thụ hàng ngày.

Hệ thống tiêu hóa tương tác với tất cả các hệ thống khác.

Quá trình tiêu hóa thực sự bắt đầu trong não. Vùng dưới đồi, tham gia vào quá trình trao đổi chất, kích thích sự thèm ăn. Khi ăn, bộ não quyết định cách sẽ tiêu hóa thức ăn đó – nó sẽ phản ứng căng thẳng hay dễ dàng, tùy thuộc vào sức khỏe của các cơ quan và trạng thái tinh thần của bạn.

Mất bao lâu để cơ thể tiêu hóa thức ăn? Khung thời gian có thể khác nhau ở mỗi người, nhưng thông thường phải mất khoảng 6 – 8 giờ để thực phẩm đi qua dạ dày và ruột non đến ruột già (đại tràng).

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời gian vận chuyển này ở nam giới ngắn hơn so với nữ giới.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Chúng ta có dịch tiêu hóa chứa các enzym làm tăng tốc độ phản ứng hóa học trong cơ thể và phân hủy thức ăn thành chất dinh dưỡng.

Ngoài ra còn có các tế bào trong niêm mạc dạ dày và ruột non. Những tế bào này sản xuất và giải phóng các hormone kích thích dịch tiêu hóa và điều chỉnh sự thèm ăn.

Dây thần kinh kiểm soát hệ thống tiêu hóa. Chúng kết nối các cơ quan của hệ thống tiêu hóa với não và tủy sống cũng như giải phóng các hóa chất kích thích cơ bắp thư giãn hoặc co lại. Các dây thần kinh trong đường tiêu hóa được kích hoạt khi có thức ăn, để hệ thống tiêu hóa hoạt động bình thường.

Hệ thống tiêu hóa là 1 trong 11 hệ thống chính của cơ thể con người

Hệ thống tiêu hóa là 1 trong 11 hệ thống chính của cơ thể con người

Tìm hiểu vai trò của các cơ quan tiêu hóa

Miệng

Nhai giúp cắt nhỏ thức ăn để dễ tiêu hóa hơn. Nước bọt trộn với thức ăn để bắt đầu quá trình phân hủy thành dạng mà cơ thể có thể hấp thụ và sử dụng. Khi nuốt, thức ăn đẩy vào thực quản đến dạ dày. Cả thực quản và não cùng kiểm soát hành động nuốt.

Lá lách

Lá lách là một cơ quan bạch huyết hình bầu dục, phẳng, màu nâu có chức năng lọc và lưu trữ máu để bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và mất máu. Lá lách chịu trách nhiệm làm sạch các tạp chất trong máu, phá hủy các tế bào hồng cầu cũ và lưu trữ máu trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như chấn thương.

Dạ dày

Dạ dày chứa thức ăn để cơ thể có thời gian tiêu hóa. Cơ quan trung tâm này không chỉ chứa thức ăn mà còn hoạt động như một máy trộn và máy xay. Dạ dày chứa axit hydrochloric và các enzym tiêu hóa tiếp tục quá trình tiêu hóa thức ăn.

Trong dạ dày, axit hydrochloric tiêu diệt vi khuẩn có hại và thay đổi các enzym để bắt đầu tiêu hóa protein.

Axit clohydric là một loại axit khoáng ăn mòn đóng vai trò như một chất lỏng tiêu hóa và phá vỡ các vi khuẩn không mong muốn.

Sau khi thức ăn đã được chuyển thành bột nhão hoặc chất lỏng, sẽ di chuyển đến ruột non.

Gan

Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể. Chức năng chính của gan trong quá trình tiêu hóa là sản xuất mật và đưa mật vào ruột non. Gan tạo ra và tiết ra mật, giúp các enzym trong cơ thể phân hủy chất béo thành axit béo. Gan cũng làm sạch và thanh lọc máu đến từ ruột non.

Sau khi hấp thụ chất dinh dưỡng qua ruột non, nó sẽ đi vào máu. Máu được gửi đến gan để lọc và giải độc.

Gan phân hủy và lưu trữ axit amin, tổng hợp và chuyển hóa chất béo và cholesterol, lưu trữ glucose, giải độc máu và điều chỉnh các chức năng khác.

Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể

Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể

Túi mật

Túi mật là một cơ quan nhỏ hình quả lê được sử dụng để lưu trữ và tái chế mật dư thừa từ ruột non để có thể tái sử dụng cho quá trình tiêu hóa các bữa ăn sau đó.

Túi mật dự trữ mật giữa các bữa ăn, và khi chúng ta ăn, túi mật sẽ ép mật qua ống dẫn mật nối túi mật và gan với ruột non.

Tuyến tụy

Tuyến tụy tiết ra các enzym tiêu hóa vào ruột non, hoàn thành quá trình tiêu hóa hóa học của thức ăn.

Dịch tụy có khả năng tiêu hóa lipid, carbohydrate (tạo năng lượng), protein (tạo axit amin để xây dựng) và axit nucleic.

Insulin là một trong những hormone do tuyến tụy tạo ra và kiểm soát lượng đường trong máu. Cả enzyme và hormone đều cần thiết để giữ cho cơ thể và hệ tiêu hóa hoạt động bình thường.

Ruột non

Toàn bộ ruột non được cuộn lại, bề mặt bên trong có nhiều nếp gấp và đường vân. Hầu hết quá trình tiêu hóa cũng như hấp thụ chất dinh dưỡng diễn ra ở ruột non. Tại đây các axit được trung hòa.

Các enzym trên nhung mao giúp phân giải các chất dinh dưỡng thành dạng dễ hấp thụ. Sau khi các chất dinh dưỡng đã được hấp thụ, phần còn lại sẽ đi đến ruột già.

Đại tràng

Đại tràng hay ruột già quấn quanh đường viền của ruột non. Lúc này, hầu hết các chất dinh dưỡng đã được hấp thu ở ruột non. Các vi khuẩn tự nhiên trong đại tràng sẽ tiếp tục tiêu hóa chất dinh dưỡng còn sót lại.

Lúc đầu, chất thải ở trạng thái lỏng, nhưng khi nó di chuyển qua ruột già, nước sẽ bị hấp thu và chất thải trở thành phân rắn. Chất thải chủ yếu là các mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn.

Mất khoảng 36 giờ để phân đi qua đại tràng và khi đại tràng đầy, nó sẽ đẩy phân đến ống hậu môn.

Cách cải thiện tiêu hóa hiệu quả, ai cũng làm được

Hệ tiêu hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể. Cải thiện hệ tiêu hóa sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Để cải thiện hệ tiêu hóa, bạn có thể áp dụng các cách sau:

Nhai kỹ

Nhai kỹ có vai trò quan trọng với hệ tiêu hóa nhưng thường bị lơ là. Nhai kỹ giúp thức ăn được chia nhỏ và tiêu hóa dễ dàng hơn.

Ăn nhiều chất xơ

Ăn nhiều chất xơ giúp thức ăn di chuyển qua đường ruột dễ dàng. Ăn chất xơ cùng với chất béo, cơ thể cũng phân hủy chất béo dễ dàng hơn.

Có hai loại chất xơ là chất xơ hòa tan và không hòa tan.

Chất xơ hòa tan, như chất xơ trong rau và ngũ cốc hút nước và giúp phân không bị quá nhiều nước. Chất xơ không hòa tan giúp phân xốp và dễ đi đại tiện hơn.

Những thực phẩm giàu chất xơ nên bổ sung vào chế độ ăn uống

Những thực phẩm giàu chất xơ nên bổ sung vào chế độ ăn uống

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước giúp hòa tan chất béo và chất xơ hòa tan, giúp thức ăn di chuyển trong đường ruột dễ dàng.

Uống ít nước khiến phân khô, cứng, tăng nguy cơ táo bón.

Tập thể dục

Đi bộ, chạy bộ, tập yoga, hoặc bất kỳ bài tập thể dục nào, đều giúp thức ăn di chuyển qua hệ tiêu hóa tốt hơn. Tập thể dục làm tăng lưu lượng máu đến các cơ quan và vận động các cơ trong đường tiêu hóa. Điều này rất quan trọng vì các thành ruột già cần phải co lại khi thải chất thải ra ngoài và tập thể dục có thể làm săn chắc các cơ đó.

Giảm căng thẳng

Cảm giác căng thẳng hoặc lo lắng có thể gây rối loạn hệ thống tiêu hóa vì não và hệ thống tiêu hóa được kết nối với nhau. Căng thẳng có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích và viêm loét dạ dày, đại tràng.

Để giúp kiểm soát căng thẳng, hãy ngủ đủ giấc, tập các kỹ thuật thư giãn như thở đều, ngồi thiền…

Ăn thức ăn ấm

Lá lách thích ấm và không thích lạnh. Các enzym tiêu hóa cũng cần hơi ấm để phân hủy thức ăn đúng cách. Ăn uống đồ lạnh quá nhiều có thể làm suy giảm chức năng của lá lách.

Bỏ thuốc lá

Hút thuốc lá có thể làm suy yếu van ở cuối thực quản, dẫn đến trào ngược axit và ợ chua. Nó cũng làm tăng nguy cơ ung thư đường tiêu hóa.

Bỏ rượu bia

Rượu cản trở quá trình tiết axit, cơ dạ dày và sự hấp thụ chất dinh dưỡng. Uống rượu cũng dẫn đến ợ nóng, các vấn đề về gan và tiêu chảy. Uống quá nhiều rượu có thể tàn phá các cơ quan tiêu hóa.

Giảm cân

Thừa cân có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, làm tăng nguy cơ trào ngược axit dạ dày thực quản.

Bổ sung men vi sinh

Men vi sinh là chế phẩm có chứa lợi khuẩn, rất cần thiết với hệ tiêu hóa. Trong hệ tiêu hóa của con người có hệ vi sinh với 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Tuy nhiên, hệ vi sinh dễ bị mất cân bằng do thói quen ăn uống không khoa học, sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh… dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

Lúc này, bổ sung men vi sinh sẽ giúp bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn có hại, giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Trên thị trường có nhiều loại men vi sinh, bạn nên tham khảo men vi sinh có chứa bào tử lợi khuẩn như Men vi sinh Bio Vigor.

Bào tử có phần lõi là lợi khuẩn, được bao bọc xung quanh là nhiều “lớp áo” giúp bảo vệ lợi khuẩn. Nhờ có cấu trúc đặc biệt này mà bào tử lợi khuẩn sẽ dễ dàng vượt qua hàng rào axit, dịch vị dạ dày, vào đến đường ruột và phát triển thành lợi khuẩn bình thường, phát huy công dụng của mình.

Trên đây là thông tin về cách thức hoạt động của hệ tiêu hóa và cách để hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Bạn có thể tham khảo để áp dụng, nhằm cải thiện sức khỏe tổng thể của bản thân và cả gia đình.

Vân Anh