Ý dĩ: Khám phá giá trị dinh dưỡng và công dụng với sức khỏe

Ý dĩ nhân hay hạt Bo bo, là một loại dược liệu quen thuộc và được sử dụng rộng rãi hiện nay. Không những có giá trị dinh dưỡng cao, ý dĩ còn mang tới nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

Ý dĩ và những giá trị cho sức khỏe con người

Tổng quan về dược liệu Ý dĩ

Tên gọi

Tên khoa học: Coix lachryma jobi L

Họ: Lúa (Poaceae)

Tên gọi khác: bo bo, giải lễ, mễ châu, dĩ thực, dĩ mễ, ý châu tử, yế mễ nhân, ngọc mễ, thảo ngư mục, bò lô ốc viêm, khởi mục, ý thử, hữu ốc mai, cảm mễ, tây phiên thuật, hồi hồi mễ, thảo châu chi, cống mễ

Dược liệu Ý dĩ là nhân đã loại vỏ phơi hay sấy khô của cây ý đi.

Đặc điểm thực vật

Ý dĩ là một loài thực vật nhiệt đới thân thảo, mọc thành bụi, có thể cao tới từ 1-2m. Thân nhẵn bóng, có vạch sọc, thường phân nhánh ở những ngọn có hoa, gốc cây có nhiều rễ phụ.

Lá mọc cách, hình mũi mác, đầu lá thuôn nhọn, mép uốn lượn, có gân song song và nổi rõ ở mặt dưới. Bẹ lá dài và rộng, bẹ chìa thường nhỏ.

Hoa đơn tính cùng gốc, mọc ở các kẽ lá thành bông. Hoa đơn tính cùng gốc mọc ở kẽ lá thành bông, hoa đực mọc phía trên, hoa cái phía dưới. Hoa đực thường ngắn hơn, có 3 nhị.

Quả dĩnh màu xám nhạt, hình trứng, đầu thuôn nhọn, đáy tròn, vỏ ngoài mềm, nhẵn bóng, dễ bóc, khi chín có màu nâu đen rồi trắng, rất cứng; nhân màu trắng.

Hạt hình trứng ngắn hay hơi tròn, đôi khi nhìn rõ vết của cuống quả. Mặt ngoài của hạt có màu trắng hay trắng ngà, hơi bóng, đôi khi có thể tìm thấy các mảnh vỏ màu đỏ nâu sót lại.

Khi quả chín, toàn cây tàn lụi, phần gốc còn lại tiếp tục tái sinh các thế hệ cây chồi mới cho năm sau.

Đặc điểm thực vật của cây Ý dĩ

Vị trí phân bố 

Cây Ý dĩ có nguồn gốc từ khu vực Đông Á và bán đảo Malaysia. Hiện nay được di thực, gieo trồng ở nhiều nơi trên thế giới bao gồm Trung Quốc, miền Nam Hoa Kỳ để làm thực phẩm và dược liệu.

Cây ưa ẩm, môi trường sống thường là nơi có đất phù sa, đất cát có nhiều mùn, có ẩm đều nhưng không đọng nước như ruộng nước, ven sông; bờ suối bờ khe.

Ở nước ta, cây mọc hoang được tìm thấy nhiều ở ven bờ các tỉnh Thanh Hóa, Lai Châu, Nghệ An, Hà Tĩnh…

Ngoài ra, một số tỉnh miền Nam bao gồm Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long cũng có thể tìm thấy với tên gọi là hạt Cườm.

Trồng trọt, thu hái và sơ chế

Vào thời điểm cuối xuân, hạt Ý dĩ sau khi được tuyển chọn và xử lý sẽ được đem đi gieo trồng. Bón cây bằng phân lân hoặc phân chuồng.

Cuối thu đầu đông (khoảng tháng 8 – 10), khi cây héo vàng và quả chuyển thành màu nâu nhạt là thời điểm thích hợp để thu hoạch.

Cắt cả cây mang đi khơi khô sau đó đem đập để thu lấy hạt rơi ra. Thông thường hạt sẽ được bỏ phần vỏ cứng bên ngoài, chỉ dùng phần nhân ở bên trong.

Dược liệu có thể dùng sống hoặc đem sao vàng hoặc sao đen. Ý dĩ sao cám là cho cám vào chảo, đun đến khi có khói bay lên, cho ý dĩ vào chảo rồi khuấy nhanh cho đến khi có màu vàng nhạt. Đổ ra cho nguội rồi sàng bỏ cám.

Bộ phận sử dụng

Nhân hạt sau thu hoạch vào mùa thu khi quả đã chín già, cắt lấy quả, phơi khô, đập lấy hạt phơi khô, loại bỏ quả non, lé. Hạt càng lớn, màu trắng thì càng có ý nghĩa trong việc dùng làm thuốc.

Phần rễ cũng có thể được tận dụng trong một số bài thuốc.

Vị thuốc Ý dĩ nhân

Thành phần hóa học và tác dụng dược lý của Ý dĩ

Thành phần hóa học

Trong hạt ý dĩ thường có chứa lượng lớntinh bột (50-79%), protein (16-19%), dầu béo (2-7%). Ngoài ra còn có thấy các loại axit amin lysin, leucin, arginin; các sitosterol, coixol, coixenolid, dimethyl glucozit…

Rễ của cây thường chứa các dẫn chất lignan và syringyl glycerol. Ngoài ra, lá và rễ còn có chứa benzoxazolon.

Tác dụng dược lý

Tinh dầu ý dĩ có tác dụng kích thích hô hấp hoặc ức chế hô hấp khi dùng liều cao. Ngoài ra nó còn có khả năng làm giãn phế quản.

Hạt ý dĩ có chứa các hoạt chất coixenolid, coixol giúp ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư, hạn chế khả năng di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể

Ý dĩ có chứa hàm lượng lớn tinh bột, protein và dầu béo, có tác dụng tăng sức đề kháng, tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng và kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

Giúp làm giảm nồng độ cholesterol và lipoprotein có hại, giảm thiểu nguy cơ bị các bệnh tim mạch, đái tháo đường…

Ức chế quá trình tổng hợp acid béo trong gan và ổn định lượng đường ở trong máu

Bảo vệ hệ thống tiêu hóa, ức chế tế bào ung thư dạ dày và có thể làm giảm viêm loét dạ dày.

Lượng chất xơ và vitamin B1 cao có trong Dược liệu giúp da trở nên căng bóng, mịn màng, kháng viêm và làm dịu vết thương nhanh chóng.

Giúp phục hồi cơ bắp sau các hoạt động thể lực.

Vị thuốc Ý dĩ trong Y học cổ truyền

Tính vị quy kinh

Theo y học cổ truyền, ý dĩ có vị ngọt, tính hơi hàn, quy kinh vào kinh Tỳ, Thận, Phế.

Công năng chủ trị 

Ý dĩ là vị thuốc có tác dụng kiện tì, bổ phế, thanh nhiệt thẩm thấp, được dùng làm thuốc bổ sức khỏe cho người già và trẻ em, lợi sữa cho phụ nữ mới sinh.

Chủ gân co rút cấp, không duỗi ra được, phong thấp tý, hạ khí, uống lâu làm cơ thể nhẹ nhàng, ích khí (Bản Kinh).

Trừ tà khí bất nhân ở gân xương, lợi trường vị, tiêu thủy thũng, dùng để chữa rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, viêm ruột thừa.

Năng trị nhiệt phong, gân mạch co rút cấp. Chủ phế nuy, phế khí, nôn ra mủ máu, ho, đờm nghịch lên, phá ngũ tạng kết độc (Dược Tính Luận).

Kiêng kỵ 

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nếu muốn sử dụng thì phải có sự cho phép của bác sĩ.

Người đang có dấu hiệu dị ứng với bất cứ thành phần nào của ý dĩ hay các loại thảo mộc.

Cẩn trọng khi dùng ý dĩ với thuốc tiểu đường vì có thể làm giảm lượng đường trong máu nhanh hơn. Cụ thể đó là các loại thuốc như: glyburide, glimepiride, tolbutamide, glipizide,…

Các bài thuốc có chứa vị thuốc Ý dĩ

Ý dĩ được dùng trong các bài thuốc để chữa nhiều chứng bệnh. Liều dùng thông thường không quá 80g mỗi ngày.

  • Điều trị ung thư phổi, đại tràng, dạ dày 

Dùng 100g hạt ý dĩ sao vàng lên.

Bỏ vào ấm và sắc lấy nước uống thay nước lọc hàng ngày.

Nguyên liệu: 40g ý dĩ, 30 hạt hạnh nhân, 120g ma hoàng, 40g cam thảo

Tất cả nguyên liệu đem nấu chung với 4 chén nước, đun đến khi còn 1 chén thì chắt lấy nước.

Thêm 3 chén nước vào nấu tiếp cho đến khi còn 1 chén thì tắt bếp.

Dùng 2 chén nước của hai lần nấu trộn đều rồi tiếp tục sắc còn 1 chén thì chia thành 3 phần để dùng trong ngày.

  • Điều trị ho, có đờm 

Nguyên liệu: 120g ý dĩ, 80g cam thảo và 40g cát cánh

Đem nguyên liệu tán thành bột, mỗi lần nấu khoảng 20g cùng với nước rồi dùng sau bữa ăn.

  • Điều trị tiểu ra sỏi 

Ý dĩ cân lấy 40g đem sắc cùng 500ml nước cho đến khi còn 250ml thì tắt bếp.

Chia đều đề uống trong ngày, kiên trì dùng trong khoảng 1 tuần sẽ thấy bệnh có sự cải thiện.

  • Điều trị tỳ hư, tiêu hóa kém 

Nguyên liệu: 40g ý dĩ, 40g hoài sơn, 40g bạch biển đậu, 30g liên nhục, 30g sơn tra, 30g sử quân tử, 16g thần khúc, 200g đương quy và 100g gạo nếp.

Tất cả đem đi sao vàng sau đó tán thành bột. Mỗi lần dùng lấy khoảng 15g,  sắc với nước rồi uống khi còn ấm.

  • Điều trị đau răng, sâu răng 

Nguyên liệu: ý dĩ, cát cánh

Nghiền nát nguyên liệu thành bột nhuyễn rồi nhét vào chỗ răng bị đau.

  • Bồi bổ cơ thể 

Nguyên liệu: 10g ý dĩ, 4g mạch môn, 5g tang bạch bì, 4g thiên môn và 4g bách bộ.

Đem tất cả nguyên liệu nấu chung với 1 lít nước cho đến khi còn 300ml thì tắt bếp.

Chia ra uống 3 lần trong ngày sau khi ăn tầm 20 phút.

  • Điều trị tiểu buốt 

Nguyên liệu: 20g ý dĩ sắc với 2 chén nước cho đến khi còn 1 chén nước. Có thể cho thêm 16g cam thảo cho dễ uống.

  • Điều trị phong tê thấp 

Nguyên liệu: 40g ý dĩ và 20g phổ thục linh.

Đem tất cả nguyên liệu nấu với 800ml nước cho đến khi còn 400ml thì tắt bếp.

Chia ra uống trong ngày, sau bữa ăn tầm 15 phút.

  • Điều trị vàng da 

Cân lấy 40g rễ ý dĩ đem sắc nước uống hàng ngày

  • Điều trị khí hư

Nguyên liệu: 30g rễ ý dĩ, 12g hồng táo

Đem sắc với nước rồi chia ra uống 2 lần trong ngày

  • Điều hòa kinh nguyệt 

Rễ ý dĩ khô 12g đem sắc với nước, dùng trước kỳ kinh khoảng 3 đến 5 ngày liên tục.

  • Tăng tiết sữa 

Lấy khoảng 30g ý dĩ đã sao vàng đem nấu móng giò với lá sung và gạo nếp thành cháo để dùng hàng ngày.

12g ý dĩ và 10g hoài sơn sao lên rồi tán bột.

Mỗi lần dùng khoảng 6g hỗn hợp hòa với cơm để cho bé dùng.

  • Dưỡng da, điều trị nám, tàn nhang

Trộn 1 thìa bột ý dĩ với 2 thìa mật ong

Đắp hỗn hợp lên da khoảng 15 phút rồi rửa mặt lại thật sạch.

Áp dụng 2-3 lần mỗi tuần sẽ thấy da có cải thiện trong thời gian ngắn

  • Giúp giảm béo 

Nguyên liệu: 10g hạt ý dĩ, 10g lá sen khô và 10g táo mèo

Đem nấu cùng 1 lít nước trong 15 phút, uống hết trong ngày.

Liên tục trong vòng một tháng sẽ thấy cải thiện rõ rệt.

Dược sĩ Thu Hà