Xương cấu tạo nên các đốt sống, nối với nhau tạo thành cột sống. Theo thời gian, các đốt sống trở nên yếu hơn, suy giảm sức chịu đựng và nguy cơ cao xảy ra gãy xương.
Tìm hiểu triệu chứng và cách điều trị gãy nén đốt sống
Gãy nén đốt sống là gì?
Tình trạng đốt sống bình thường bị nén ép sụp xuống, gây đau dữ dội, biến dạng và giảm chiều cao được gọi là gãy nén đốt sống hay gãy xẹp đốt sống.
Bất cứ phần nào của cột sống cũng có thể bị gãy, thường gặp nhất là ở lưng dưới hoặc đốt sống ngực.
Trong các trường hợp nghiêm trọng, một phần của đốt sống có thể nhô ra, chèn vào ống sống, gây áp lực lên tủy sống và dây thần kinh.
Chức năng của các cơ quan khác, như tiêu hóa hoặc bàng quang, cũng có thể bị ảnh hưởng và tổn thương.
Nguyên nhân nào gây nứt nén đốt sống?
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến gãy xương cột sống. Tuy nhiên các nguyên nhân chiếm tỷ lệ chính bao gồm:
Loãng xương
Phần lớn các trường hợp gãy xương cột nén đều có nguyên nhân bắt nguồn từ loãng xương.
Loãng xương là bệnh lý phổ biến ở độ tuổi trung niên, đặc trưng bởi tình trạng xương dần dần trở nên yếu đi và mỏng manh hơn.
Ngay cả các hoạt động hàng ngày hoặc chấn thương rất nhỏ, chẳng hạn như hụt chân, thậm chí ho hay hắt hơi, đều có thể gây ra những vết nứt trên xương.
Gãy xương nén liên quan đến loãng xương có thể xảy ra ở bất cứ đâu trong cột sống, nhưng thường ở đốt sống dưới của lưng trên.
Hậu quả làm xuất hiện tư thế còng lưng hoặc gù lưng, tùy thuộc vào số lượng và vị trí của những đốt sống bị ảnh hưởng.
Gãy xương nén do loãng xương
Gãy xương do bệnh lý
Các khối u phát triển trong hoặc gần cột sống có thể gây gãy xương do nén. Chúng thường xảy ra ở bệnh nhân ung thư, bao gồm đa u tủy hay ung thư hạch…
Các khối u có thể là nguyên phát hoặc thứ phát, khi các tế bào ung thư di căn từ vị trí ban đầu (chẳng hạn như vú, phổi và ruột) tới cột sống.
Ngoài ra, một số bệnh lý khác cũng dẫn đến gãy xương như: nhiễm trùng xương, Paget xương.
Chấn thương
Ở người bình thường có xương chắc khỏe cũng có thể bị gãy xương khi có va đập mạnh trong chấn thương, ngã hoặc tai nạn.
Các nguyên nhân khác
Thiếu hụt canxi và vitamin D: làm yếu xương và tăng nguy cơ gãy nén đốt sống.
Các tác động đặc biệt lên cột sống: Các tác động lớn hoặc lực tác động đột ngột như bê một vật nặng có thể gây gãy nén đốt sống, đặc biệt là khi xương đã yếu.
Yếu tố nguy cơ
- Giới tính: Phụ nữ trên 50 tuổi, đặc biệt sau giai đoạn mãn kinh, có nguy cơ gãy xương do nén cao hơn do loãng xương.
- Tuổi tác: nguy cơ thường tăng lên theo độ tuổi, xảy ra phổ biến nhất ở độ tuổi sau 65 tuổi.
- Tiền sử chấn thương: người từng bị gãy xương nén trước đối có nguy cơ tái phát ở một vị trí khác.
Triệu chứng bệnh gãy nén đốt sống
Gãy xương do nén thường gây ảnh hưởng với mức độ dao động từ nhẹ đến nặng. Thậm chí, một vài trường hợp, người có thể không gặp triệu chứng nào.
Một số dấu hiệu điển hình của bệnh bao gồm:
- Đau lưng xảy ra đột ngột, đau nhiều hơn khi đổi tư thế như khi đứng lên hoặc đi bộ.
- Cơn đau giảm bớt khi nằm ngửa, do ở tư thế này thường giảm áp lực lên cột sống và có thể làm giảm đau.
- Khả năng vận động cột sống bị hạn chế.
- Gãy nén đốt sống có thể dẫn đến giảm chiều cao do biến dạng cột sống.
- Cột sống bị biến dạng sau một thời gian và có thể dẫn tới khuyết tật.
- Cảm giác tê, ngứa ran và yếu ớt, có thể xuất hiện khi dây thần kinh bị chèn ép tại vị trí gãy nén đốt sống.
- Tiểu/đại tiện không tự chủ hoặc bí tiểu xảy ra do gãy nén làm xương chèn ép vào tủy sống.
Chẩn đoán gãy nén đốt sống
Chẩn đoán xác định gãy nén đốt sống bao gồm thăm khám lâm sàng, điều tra bệnh sử, tiền sử gia đình kết hợp với kết quả kiểm tra hình ảnh.
Các kỹ thuật chụp ảnh giúp xác định tình trạng và vị trí gãy xương là:
- Chụp X-quang (X-ray)
- Chụp CT (Computed Tomography)
- Chụp MRI (Magnetic Resonance Imaging)
- Phép đo hấp thụ tia X năng lượng kéo (DEXA)
Điều trị gãy nén đốt sống
Điều trị gãy nén đốt sống thường được chỉ định cho từng trường hợp cụ thể, dựa trên mức độ nghiêm trọng, triệu chứng và tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh. Mục tiêu chính là giảm đau, điều trị nguyên nhân và ngăn tiến triển bệnh.
Điều trị giảm đau
Người bệnh cần sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh hoặc các thuốc kháng viêm phù hợp.
Một số kỹ thuật giảm đau khác có thể áp dụng như chườm lạnh hoặc sử dụng gối nhiệt để giảm đau và sưng.
Điều trị loãng xương
Trong các trường hợp gãy xương do loãng xương, người bệnh có thể được kê đơn các thuốc chống loãng xương
Phẫu thuật
Trong trường hợp gãy nén nặng hoặc không phản ứng tích cực với phương pháp điều trị không phẫu thuật, phẫu thuật có thể được xem xét.
Phẫu thuật có thể bao gồm cố định đốt sống bằng cách sử dụng vật liệu như đinh hoặc ốc vít, hoặc thậm chí là phẫu thuật ghép xương.
Thủ thuật Vertebroplasty hoặc kyphoplasty
Vertebroplasty và kyphoplasty là các thủ thuật xâm lấn tối thiểu để điều trị gãy xương nén đốt sống.
Chúng được thực hiện bằng cách sử dụng một cây kim rỗng được đưa qua da lưng vào đốt sống bị gãy, sử dụng máy chụp X-quang để hỗ trợ vị trí chính xác.
Kỹ thuật bơm xi măng sinh học Vertebroplasty
Đeo nẹp lưng
Một loại nẹp lưng đặc biệt được thiết kế để hỗ trợ đốt sống. Nó cũng có thể giúp giảm đau bằng cách giảm mức độ di chuyển cột sống.
Vật lý trị liệu
Một số bài tập trị liệu và phục hồi có thể được thiết kế nhằm tăng cường sức chịu đựng của các cơ bao quanh cột sống. Điều này nhằm cải thiện sức khoẻ, tính linh hoạt, và độ ổn định của cột sống.
Biện pháp dự phòng gãy nén cột sống
Cách hữu hiệu nhất để giảm thiểu nguy cơ gãy xương đốt sống là ngăn ngừa sớm tình trạng loãng xương.
Một chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục thường xuyên, bổ sung canxi và vitamin D, cai thuốc lá và từ bỏ rượu bia đều có lợi cho sức khỏe xương khớp.
Với phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh, loãng xương có thể được dự phòng bằng việc sử dụng sản phẩm bổ sung nội tiết tố estrogen.
Hạn chế ngồi sai tư thế, không ngồi một chỗ quá lâu có thể giúp bạn ngăn ngừa loãng xương.
Ngoài ra, với người có yếu tố nguy cơ cao nên thực hiện kiểm tra mật độ xương cũng như thăm khám tổng quát định kỳ thường xuyên.
Dùng thuốc xương khớp Đông y – Giải pháp giảm đau và ngăn ngừa tổn thương xương khớp
Đau do tổn thương cột sống thường là cơn đau dữ dội, làm mất khả năng vận động và ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống.
Theo quan niệm chẩn đoán và điều trị bệnh Đông y, các bệnh xương khớp, loãng xương nguyên nhân chính đều là do khí huyết lưu thông kém.
Huyết không mang được dinh dưỡng đến nuôi dưỡng, lâu dẫn làm xương yếu đi và dễ tổn thương gây xụt lún, gãy cột sống. Ứ trệ tại thấp là nguyên nhân gây đau và mất khả năng vận động.
Việc điều trị cần phải hướng tại việc giảm cảm giác đau đớn và tác động tới căn nguyên bệnh, có nghĩa là làm cho khí tức trong cơ thể được luân chuyển thông suốt.
Khí thuận thúc đẩy huyết mang dinh đi nuôi dưỡng toàn thân, phục bồi cho các chi, cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo xương, cải thiện và tăng cường sức chịu đựng của các đốt sống.
Các bài thuốc xương khớp Đông y thường phối các vị thuốc theo quy luật tương sinh, lấy sự cân bằng, hài hòa làm chủ, vừa có tác dụng đến xương khớp, đốt sống, vừa có hiệu quả tới sức khỏe tổng thể. Việc sử dụng không chỉ giúp giảm đau, giảm triệu chứng, cải thiện nguyên nhân, nhờ vậy mà cho hiệu quả và ngăn ngừa tái phát lâu dài.
Dược sĩ Thu Hà