Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì? Làm sao để biết liệu mình có đang mắc phải?

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) gồm hàng loạt triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng lớn đến đời sống của chị em. Cần tìm hiểu nguyên nhân và quản lý tốt tình trạng này.

Hội chứng tiền kinh nguyệt là vấn đề nhiều chị em phải đối mặt

Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?

Trung bình, có khoảng 20 -50% nữ giới trong độ tuổi sinh sản gặp phải Hội chứng tiền kinh nguyệt và khoảng 5% trong số đó thuộc rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt.

Rối loạn tâm trạng tiền kinh nguyệt là một dạng của Hội chứng tiền kinh nguyệt nghiêm trọng và có khả năng gây suy nhược.

Triệu chứng rối loạn tiền kinh nguyệt

Mức độ và cường độ của các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt khác nhau ở mỗi người.

Các thay đổi thường bắt đầu từ trước khi có kinh 5 ngày và kết thúc trong vòng vài giờ sau khi bắt đầu có kinh.

Triệu chứng có thể trở nên trầm trọng hơn khi bị căng thẳng hoặc trong giai đoạn tiền mãn kinh.

Các triệu chứng gồm:

  • Ngực sưng hoặc đau
  • Táo bón hoặc tiêu chảy
  • Đầy hơi
  • Chuột rút
  • Đau đầu hoặc đau lưng
  • Khả năng chịu tiếng ồn hoặc ánh sáng thấp hơn

Dấu hiệu thay đổi về cảm xúc hoặc tinh thần:

  • Khó chịu hoặc hành vi thù địch
  • Cảm thấy mệt
  • Vấn đề về giấc ngủ (ngủ quá nhiều hoặc quá ít)
  • Thay đổi khẩu vị hoặc thèm ăn
  • Khó tập trung và khó ghi nhớ
  • Căng thẳng hoặc lo lắng
  • Trầm cảm, cảm giác buồn bã hoặc khóc lóc
  • Tâm trạng lâng lâng
  • Ít quan tâm đến tình dục

Các triệu chứng của Hội chứng tiền kinh nguyệt

Nguyên nhân gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt

Nguyên nhân chính xác dẫn đến hội chứng tiền kinh nguyệt vẫn chưa được xác định, tuy nhiên một số yếu tố có thể liên quan và góp phần gây ra tình trạng này, đó là:

Những thay đổi mang tính chu kỳ của nồng độ hormon

Những triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt dao động theo sự thay đổi nội tiết tố trong một chu kỳ.

Chúng thường xuất hiện sau khi rụng trứng, khi buồng trứng giải phóng hormone estrogen và progesterone khiến nồng độ của chúng trong máu thấp đi.

Những thay đổi hóa học trong não

Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh trong não có vai trò ảnh hưởng đến tâm trạng và cảm xúc.

Sự thay đổi lượng Serotonin thường dẫn đến tâm trạng sa sút. Lượng serotonin không đủ có thể gây ra rối loạn trầm cảm tiền kinh nguyệt, kèm theo cảm giác mệt mỏi, thèm ăn và khó ngủ.

Trầm cảm

Một số phụ nữ mắc hội chứng tiền kinh nguyệt nặng bị trầm cảm mà không được chẩn đoán, mặc dù trầm cảm đơn thuần không gây ra tất cả các triệu chứng.

Yếu tố nguy cơ

Các yếu tố tăng nguy cơ gặp phải hội chứng tiền kinh nguyệt ở phụ nữ là:

  • Mức độ căng thẳng cao
  • Gia đình có người có vấn đề rối loạn cảm xúc, trầm cảm
  • Tiền sử bản thân trầm cảm hoặc trầm cảm sau sinh
  • Giai đoạn tiền mãn kinh
  • Hội chứng mệt mỏi mãn tính
  • Rối loạn tuyến giáp (ví dụ cường giáp)
  • Tác dụng phụ của một số thuốc đang dùng

Ảnh hưởng của hội chứng tiền kinh nguyệt tới sức khỏe

Hội chứng tiền kinh nguyệt kéo dài có thể dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như:

  • Rối loạn trầm cảm và lo âu
  • Viêm não tủy cơ/hội chứng mệt mỏi mãn tính
  • Mãn kinh sớm
  • Hội chứng ruột kích thích (IBS)
  • Hội chứng đau bàng quang

Hội chứng tiền kinh nguyệt cũng có thể làm trầm trọng thêm một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như hen suyễn, dị ứng và chứng đau nửa đầu.

Quản lý và giảm nhẹ triệu chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một rối loạn không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Chúng sẽ tự biến mất trong thời kỳ mang thai hoặc sau mãn kinh.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các triệu chứng gây ảnh hưởng tới tâm lý và sức khỏe nên được kiểm soát sớm để tránh biến chứng nghiêm trọng.

Các triệu chứng nhẹ có thể dễ dàng kiểm soát bằng cách thay đổi lối sống và dùng thuốc điều trị.

Sự thay đổi buồng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt

Thuốc điều trị 

Thay đổi lối sống

  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục với cường độ thích hợp trong 30 phút mỗi ngày giúp giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng hiệu quả.
  • Ngủ đủ giấc giúp phục hồi thể trạng và tinh thần, cơ thể trí não minh mẫn và giảm mệt mỏi.
  • Tập thư giãn giúp giảm căng thẳng và chống lại sự khó chịu, buồn bã cũng như các rối loạn tâm lý khác trong giai đoạn trước kỳ kinh nguyệt.

Chế độ ăn uống lành mạnh

  • Ăn ít đồ ăn mặn, chất béo và đường, đồng thời uống ít đồ uống có ga, caffein và các chất cồn trong vòng hai tuần trước kỳ kinh.
  • Bổ sung rau xanh, trái cây, các sản phẩm có chứa probiotics giúp cải thiện tiêu hóa và đường ruột, giảm tình trạng táo bón, khó tiêu, giúp tăng cường sức khỏe và phòng tránh suy nhược, mệt mỏi.
  • Bổ sung vitamin, khoáng chất và các thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe nữ giới như canxi, magie, omega-3, các vitamin nhóm B…

Tăng cường nội tiết tố và giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt từ tự nhiên

Một số thảo dược đã được chứng minh về khoa học và lâm sàng có hiệu quả đối với sức khỏe nữ giới và tâm trạng, có thể kể đến như mầm đậu nành, tinh dầu hoa anh thảo, ích mẫu, cây trinh nữ…

Mặc dù có nhiều nguyên nhân có thể tác động và khởi phát hội chứng tiền kinh nguyệt nhưng hầu hết đều liên quan tới sự dao động của nồng độ nội tiết tố trong cơ thể.

Mầm đậu nành có chứa lượng lớn isoflavon, được xem nguồn bổ sung estrogen thực vật hàng đầu cho các chị em. Ngoài ra, trong nhiều nghiên cứu gần đây tập trung vào tác dụng của sữa ong chúa, cho thấy có chứa lượng lớn thành phần dinh dưỡng và hoạt chất sinh học. Khi sử dụng, nó không chỉ cung cấp năng lượng và sức khỏe mà còn được xem là “thần dược” cho sắc đẹp. Sữa ong chúa có tác dụng ngăn ngừa lão hóa, chống oxy hóa đồng thời kích thích buồng trứng sản sinh estrogen tự nhiên cần thiết cho cơ thể.

Sử dụng những thành phần này sẽ giúp ổn định nội tiết tố nữ, ngăn ngừa và giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt hiệu quả.

Dược sĩ Thu Hà