Nâng cao nhận thức về bệnh viêm gan B để biết cách phòng ngừa hiệu quả

Viêm gan B là bệnh rất phổ biến ở Việt Nam nhưng nhiều người lại không hề biết mình bị bệnh. Tìm hiểu về bệnh viêm gan B, các nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa lây nhiễm để chủ động bảo vệ chính mình.

virus viêm gan B
Có nhiều người nhiễm virus viêm gan B ở Việt Nam mà không biết

Viêm gan B là gì?

Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng ở gan do virus gây ra. Có thể tiêm vắc xin chống lại viêm gan B. Đối với một số người, bệnh viêm gan B nhẹ và kéo dài trong thời gian ngắn. Trường hợp nhiễm viêm gan B cấp tính không cần thiết phải điều trị. Nhưng cũng có nhiều trường hợp viêm gan B cấp tính tiến triển thành mãn tính. Viêm gan B mãn tính làm tăng nguy cơ suy gan, ung thư hoặc đe dọa tính mạng.

Bệnh lây lan khi tiếp xúc với máu, vết thương hở hoặc chất dịch cơ thể của người nhiễm virus viêm gan B.

Viêm gan B khá nguy hiểm nhưng nếu bạn mắc bệnh khi trưởng thành, bệnh sẽ không kéo dài. Cơ thể của bạn sẽ chống lại virus viêm gan B trong vòng vài tháng và sẽ sản xuất ra miễn dịch chống lại bệnh trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, với người mắc viêm gan B từ khi mới sinh ra thì virus sẽ không thể biến mất.

Các triệu chứng bệnh viêm gan B

Nhiễm viêm gan B cấp tính có thể không có triệu chứng. Như trẻ dưới 5 tuổi nếu nhiễm viêm gan B thường không thể hiện triệu chứng ra ngoài.

Một số triệu chứng viêm gan B phổ biến:

  • Vàng da
  • Phân có màu vàng
  • Sốt cao
  •  Mệt mỏi kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng
  • Gặp vấn đề về tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn, nôn mửa
  • Đau bụng

Các triệu chứng có thể không xuất hiện trong 1 tới 6 tháng sau khi bạn đã nhiễm virus. Bạn có thể không cảm thấy gì. Khoảng một phần ba số người không có triệu chứng gì mà phải xét nghiệm máu mới biết được mình đã bị bệnh.
Các triệu chứng của viêm gan B mãn tính không phải lúc nào cũng xảy ra. Nếu có thì triệu chứng viêm gan B mãn tính cũng tương tự như viêm gan B cấp tính.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây viêm gan B

virus viêm gan B
Viêm gan B có khả năng lây truyền từ mẹ sang con khi mang thai

Bệnh do virus viêm gan B gây ra và có khả năng lây lan từ người này sang người khác. Bạn có thể đã bị lây nhiễm viêm gan B ngay cả khi bạn không có biểu hiện bị bệnh.

Các con đường lây nhiễm viêm gan B bao gồm:

  • Quan hệ tình dục: Bạn dễ dàng bị viêm gan B nếu quan hệ không an toàn với người mắc bệnh. Do máu, nước bọt, tinh dịch hoặc dịch âm đạo xâm nhập vào cơ thể của bạn.
  • Dùng chung bơm kim tiêm: Virus dễ dàng lây lan qua kim tiêm và ống tiêm dính máu bị nhiễm bệnh.
  • Bị kim chứa máu người bệnh đâm vào tay: Nhân viên y tế hay bất kỳ ai tiếp xúc với máu người bệnh cũng dễ bị nhiễm bệnh.
  • Truyền từ mẹ sang con: Phụ nữ mang thai bị viêm gan B có thể truyền sang con khi sinh. Trường hợp này để phòng ngừa đứa trẻ nhiễm bệnh thì có thể tiêm một loại vắc xin viêm gan B cho bé ngay từ khi mới sinh.

Viêm gan B không lây lan khi hai người hôn nhau, ăn uống cùng nhau, dùng chung đồ dùng, ho hoặc hắt hơi, hay qua tiếp xúc.

>> Xem thêm Mẹ mắc viêm gan B có nên cho con bú

Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm gan B

virus viêm gan B
Để biết mình có mắc viêm gan B hay không thì cần xét nghiệm máu

Bác sĩ cần xét nghiệm máu để xem gan của bạn có bị viêm hay không. Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng viêm gan B và có men gan cao, bạn sẽ được kiểm tra:

  • Kháng nguyên và kháng thể bề mặt viêm gan B (HBsAg): Kháng nguyên là các protein trên virus viêm gan B. Kháng thể là các protein được tạo ra bởi tế bào miễn dịch của bạn. Chúng xuất hiện trong máu từ 1 đến 10 tuần sau khi bạn tiếp xúc với virus. Nếu như bạn khỏi bệnh, chúng sẽ biến mất sau 4 đến 6 tháng. Nếu quá 6 tháng chúng vẫn còn trong máu thì tình trạng của bạn là viêm gan B mãn tính.
  • Kháng thể bề mặt viêm gan B (anti-HBs): Chúng xuất hiện sau khi HBsAg biến mất. Đây là thứ giúp bạn miễn nhiễm với bệnh viêm gan B suốt đời.

Nếu bạn bị mắc viêm gan B mãn tính, bác sĩ có thể lấy một mô từ gan để sinh thiết. Kết quả sẽ cho biết tình trạng viêm của gan nghiêm trọng tới mức nào. Bạn cũng có thể đi siêu âm gan để kiểm tra mức độ tổn thương của gan.

>> Xem thêm Viêm gan B thể ngủ có thể lây truyền hay không?

Phương pháp điều trị viêm gan B

Nếu như bạn nghi ngờ mình bị nhiễm virus viêm gan B hãy đi khám và điều trị càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ chỉ định bạn tiêm vắc xin và tiêm một mũi globulin miễn dịch viêm gan B. Loại protein này giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn và giúp chống lại nhiễm trùng.

virus viêm gan B
Bị nhiễm virus viêm gan B cần khám và điều trị sớm

Nếu bạn bị bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu nhập viện để kiểm soát viêm gan B và nhanh phục hồi hơn.

Bạn cần ngừng sử dụng những loại thực phẩm hoặc thuốc làm tổn thương gan. Ví dụ như: không uống rượu, ngưng dùng thuốc chứa acetaminophen. Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc, phương pháp điều trị bằng thảo dược hay loại thuốc bổ nào. Bởi chúng có thể gây hại cho gan. Ngoài ra, hãy ăn chế độ ăn uống lành mạnh.

Nếu tình trạng viêm biến mất, bác sĩ sẽ cho bạn biết bạn đang mang virus bất hoạt (không hoạt động). Điều đó nghĩa là không còn virus trong người bạn nữa nhưng khi xét nghiệm kháng thể sẽ cho thấy bạn đã từng viêm gan B.
Nếu tình trạng nhiễm trùng kéo dài quá 6 tháng, bác sĩ sẽ nhận định bạn bị viêm gan B mãn tính hoạt động. Bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc để điều trị viêm gan B như:

  • Entecavir (Baraclude): Thuốc mới nhất để trị viêm gan B. Có dạng lỏng hoặc viên nén.
  • Tenofovir (Viread): Thuốc dạng bột hoặc viên nén. Tuy nhiên nếu dùng trị viêm gan B thì cần kiểm tra định kỳ chức năng thận để đảm bảo không tổn thương thận.
  • Lamivudine (3tc, Epivir A/ F, Epivir HBV, Heptovir): Thuốc dạng chất lỏng hoặc viên nén uống mỗi ngày 1 lần. Tuy không có tác dụng phụ nhưng nếu dùng thuốc trong thời gian dài thì virus có thể bị kháng thuốc.
  • Adefovir dipivoxil (Hepsera): Dùng dưới dạng viên nén, dùng cho người không đáp ứng với lamivudine. Liều cao khi dùng có thể gây ra các vấn đề về thuận.
  • Interferon alfz (Intron A, Roferon A, Sylatron): Thuốc giúp tăng cường hệ miễn dịch. Thuốc có tác dụng kéo dài. Tuy nhiên dùng thuốc dễ gây tác dụng phụ mệt mỏi, chán ăn. Ngoài ra dùng thuốc cũng làm giảm bạch cầu.

Biến chứng của bệnh viêm gan B

Dù hầu hết người bệnh viêm gan B mãn tính không có triệu chứng bệnh hoặc không biết mình nhiễm bệnh trừ khi đã tới giai đoạn muộn. Nhưng một số người lại gặp phải biến chứng nghiêm trọng khi nhiễm viêm gan B. Viêm gan B mãn tính có thể gây ra:

  • Xơ gan (sẹo gan): Bệnh khiến gan khó thực hiện được chức năng gan và cuối cùng dẫn đến suy gan.
  • Ung thư gan: Người bệnh viêm gan B mãn tính thường được đề nghị đi siêu âm xem có dấu hiệu ung thư gan hay không.
  • Suy gan: Đây là khi gan không có khả năng thực hiện được chức năng gan. Suy gan thường gặp ở người bị viêm gan B mãn tính nặng.
  • Bệnh thận: Người bệnh xơ gan do viêm gan B có thể dẫn tới khả năng mắc bệnh thận.

Phương pháp phòng ngừa nhiễm viêm gan B

virus viêm gan B
Tiêm vắc xin viêm gan B là cách tốt nhất phòng ngừa viêm gan B

Để ngăn ngừa viêm gan B nên:

  • Tiêm vắc xin viêm gan B. Đây là cách tốt nhất phòng ngừa viêm gan B. Tất cả trẻ em và thanh thiếu niên dưới 19 tuổi đều cần tiêm vắc xin này.
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm virus viêm gan B.
  • Đeo găng tay khi dọn dẹp hay chăm sóc người bệnh viêm gan B. Đặc biệt nếu như bạn phải chạm vào băng gạc, tampon và khăn trải giường của người bệnh.
  • Che kín các vết cắt hay vết thương hở.
  • Không dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng, cắt móng tay hoặc khuyên tai với bất kỳ ai.
  • Không nhai chung kẹo cao su, không nhai thức ăn trước khi cho trẻ ăn.
  • Lau sạch vết máu bằng một phần thuốc tẩy và 10 phần nước.

Đào Tâm