Cảnh báo nguy hiểm khi trẻ nhiễm giun kim và cách phòng ngừa hiệu quả

Trẻ bị nhiễm giun kim là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ nhỏ trong độ tuổi đi học mẫu giáo. Tìm hiểu các nguồn lây và hướng dẫn bố mẹ cách phòng ngừa trẻ bị nhiễm giun hiệu quả.

Trẻ nhỏ nhiễm giun kimTrẻ nhỏ nhiễm giun kim là hiện tượng khá phổ biến

Nhiễm giun kim là gì?

Giun kim là một loại giun ở đường ruột khá phổ biến và có khả năng gây bệnh về đường tiêu hóa cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Về hình thức, giun kim có màu trắng và mảnh, chiều dài khoảng từ 6 đến 13 mm.

Khi giun kim xâm nhập vào cơ thể và ở thể ngủ, giun kim cái có thể đẻ hàng nghìn quả trứng vào các nếp da xung quanh hậu môn. Hầu hết người bị nhiễm giun kim không có triệu chứng, tuy nhiên cũng có người bị ngứa hậu môn và ngủ không ngon.

Đối tượng nhiễm giun kim chủ yếu là trẻ em trong độ tuổi đang học mẫu giáo do trứng giun kim siêu nhỏ rất dễ lây từ trẻ này sang trẻ khác ở trường học.

Để điều trị, cần sử dụng thuốc diệt giun và vệ sinh sạch sẽ đồ ngủ, ga trải giường và đồ lót. Để trừ giun hiệu quả thì cần áp dụng biện pháp điều trị cho cả gia đình.

Triệu chứng trẻ bị nhiễm giun kim

Trẻ nhỏ nhiễm giun kim
Trẻ bị giun thường bị đau bụng

Đối với trẻ nhỏ khi bị nhiễm giun có thể xuất hiện một số triệu chứng bao gồm:

Trẻ em từ 5 – 10 tuổi là đối tượng dễ nhiễm giun kim nhất. Bởi những quả trứng siêu nhỏ rất dễ lây lan giữa các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ hoặc các bé khác học cùng trường. Trẻ dưới 2 tuổi thường hiếm khi bị giun kim.

Nguyên nhân khiến bé bị giun

Bị nhiễm giun kim hầu hết xuất phát từ nguyên nhân do trẻ vô tình nuốt hoặc hít phải trứng giun kim. Trứng giun kim siêu nhỏ có thể đưa vào miệng qua thức ăn, đồ uống bị nhiễm hoặc ngay trên ngón tay đối với những bé có thói quen mút tay. Sau khi trẻ nhỏ nuốt phải trứng giun, trứng sẽ nở trong đường ruột và trưởng thành trong vòng vài tuần.

Giun kim cái di chuyển đến vùng hậu môn để đẻ trứng nên sẽ gây ra hiện tượng ngứa hậu môn. Nếu như trẻ gãi vào chỗ ngứa, trứng của giun sẽ bám vào ngón tay và chui vào móng tay. Từ đó, trứng sẽ dễ dàng di chuyển và lây lan sang các bề mặt khác như đồ chơi, giường hay bệ ngồi toilet. Trứng giun cũng có thể di chuyển từ ngón tay bị nhiễm bẩn sang thức ăn, chất lỏng, quần áo từ người này sang người khác.

Trứng giun kim có thể tồn tại từ hai đến ba tuần trên các bề mặt.

Trẻ bị giun kim có nguy hiểm không?

Trẻ nhỏ nhiễm giun kim
Thông thường trẻ đi học mẫu giáo rất dễ bị lây giun kim

Thông thường hiện tượng nhiễm giun kim không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng. Trong một số trường hợp hiếm, bị nhiễm giun nặng có thể gây nhiễm trùng bộ phận sinh dục nữ (với các bé gái).

Ký sinh trùng di chuyển từ vùng hậu môn lên đến âm đạo rồi tử cung, ống dẫn trứng và xung quanh các cơ quan vùng chậu. Hệ quả là các bé gái có thể bị viêm âm đạo và viêm nội mạc tử cung.

Ngoài ra, rất hiếm nhưng cũng có khả năng trẻ bị nhiễm giun kim sẽ gặp phải:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Sụt cân
  • Nhiễm trùng một phần ổ bụng (khoang phúc mạc)

Cách điều trị khi phát hiện trẻ nhiễm giun kim

Nếu mẹ nghi ngờ bé có một số triệu những bị nhiễm giun thì nên đưa đi khám bác sĩ. Một số phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm sẽ biết được trẻ có bị nhiễm giun hay không. Để điều trị cho bé bị nhiễm giun cần kết hợp sử dụng thuốc và vệ sinh nơi ở.

Sử dụng thuốc

Giun kim rất dễ lây truyền từ người này sang người khác nên nếu có một người nhiễm bệnh thì tất cả các thành viên trong gia đình đều cần sử dụng thuốc điều trị để phòng tái nhiễm.

Một số loại thuốc phổ biến trị giun kim gồm có các thành phần sau:

  • Mebendazole
  • Albendazole
  • Pyrantel pamoate

Một đợt sử dụng thuốc sẽ bao gồm liều dùng ban đầu, tiếp theo là liều thứ hai sau đó hai đến ba tuần. Có thể cần nhiều hơn 1 liệu trình để loại bỏ hoàn toàn trứng giun kim.

Bác sĩ có thể kê thêm loại kem bôi hậu môn để làm dịu cơn ngứa ở khu vực xung quanh hậu môn.

Vệ sinh nơi ở

Trẻ nhỏ nhiễm giun kim
Nên chú ý dọn dẹp vệ sinh khi có người trong gia đình nhiễm giun kim

Ngoài việc sử dụng thuốc, thực hiện vệ sinh và dọn dẹp nhà cửa có thể giúp loại bỏ hoàn toàn trứng giun như sau:

  • Đảm bảo người bị nhiễm giun và các thành viên khác trong gia đình thực hiện rửa tay kỹ bằng nước ấm và xà phòng. Đặc biệt là phải rửa tay kỹ trước khi ăn.
  • Khuyến khích các thành viên trong gia đình tắm rửa và thay quần áo lót vào buổi sáng.
  • Làm sạch móng tay của tất cả mọi người và nên cắt ngắn móng tay.
  • Nhắc nhở trẻ không được mút tay hay cắn móng tay.
  • Yêu cầu người nhiễm giun không gãi vùng hậu môn.
  • Sử dụng nước nóng để giặt ga trải giường, khăn tắm, khăn mặt và quần áo trong gia đình. Khi phơi thì nên phơi ở nơi có nhiều ánh nắng, nhiệt độ cao.
  • Tránh giũ quần áo và chăn ga gối đệm để trứng giun không phát tán ngoài không khí.
  • Không cho trẻ tắm chung vì có thể khiến trứng giun kim lây lan trong nước tắm.
  • Làm sạch các bề mặt có khả năng bị nhiễm trùng, bao gồm đồ chơi, sàn nhà, mặt bàn và bệ vệ sinh.
  • Hút bụi mọi góc nhà, nhất là khu vực dùng thảm.

Phương pháp phòng ngừa để trẻ không bị nhiễm giun kim

Trứng giun kim có thể bám vào các bề mặt gồm đồ chơi, vòi nước, ga trải giường và bồn cầu tới hai tuần. Vì thế, ngoài việc chú ý vệ sinh các bề mặt thường xuyên, gia đình cũng có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây để ngăn ngừa sự lây lan của trứng giun và ngừa tái nhiễm:

  • Rửa sạch hậu môn cho trẻ vào buổi sáng: Vì giun kim thường đẻ trứng vào ban đêm nên các mẹ nên rửa vùng hậu môn cho trẻ vào buổi sáng để giúp phần nào giảm số lượng trứng giun.
  • Thay đồ lót và ga giường hàng ngày: Đây là cách hiệu quả làm giảm lây lan trứng giun.
  • Giặt bằng nước nóng: Mẹ nên chú ý giặt ga trải giường, đồ ngủ, đồ lót, khăn mặt và khăn tắm bằng nước nóng để diệt trứng giun kim. Đồ giặt xong nên phơi dưới nắng hoặc sấy thật khô.
  • Tránh gãi hậu môn: Tránh làm trầy xước vùng hậu môn. Bố mẹ nên cắt móng tay của trẻ ngắn hết cỡ để tránh có không gian cho trứng giun lưu lại.
  • Rửa tay thường xuyên: Để giảm nguy cơ nhiễm giun hoặc lây lan ra ngoài thì mẹ nên dạy bé rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, khi đi từ ngoài về đến nhà hoặc bất cứ khi nào thấy tay bị bẩn.

Đào Tâm