Mối nguy hiểm từ bệnh uốn ván khi không được tiêm phòng sớm

Uốn ván là một căn bệnh nguy hiểm của hệ thần kinh do một loại vi khuẩn sinh độc tố gây nên. Biến chứng nặng của bệnh có thể dẫn tới tử vong. Tìm hiểu vì sao cần tiêm phòng sớm nếu có nguy cơ uốn ván?

bệnh uốn ván
Uốn ván là bệnh nguy hiểm tới tính mạng

Uốn ván là gì?

Uốn ván là bệnh gây ra các cơn co thắt cơ, đặc biệt cơ hàm và cổ do loại vi khuẩn sinh độc tố thần kinh mạnh Clostridium tetani gây nên. Vi khuẩn đi vào cơ thể qua các vết thương hở và phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Tại đây, vi khuẩn tiết ra ngoại độc tố xâm nhập vào hệ thần kinh và lan truyền theo đường thần kinh, máu, bạch huyết khắp cơ thể gây ra nhiều triệu chứng lâm sàng.

Không có cách chữa khỏi được bệnh uốn ván và điều trị tập trung vào kiểm soát các triệu chứng và biến chứng cho tới khi hết tác dụng của độc tố uốn ván.

Do hiện nay, vắc xin uốn ván đã được sử dụng rộng rãi nên các trường hợp người bệnh mắc bệnh này trên thế giới là rất hiếm. Tuy nhiên, bệnh này là mối nguy hiểm đối với những người có nguy cơ uốn ván mà chưa tiêm phòng kịp thời.

Triệu chứng của bệnh uốn ván

Thời gian ủ bệnh từ khi nhiễm vi khuẩn là khoảng 3 – 21 ngày
Thời gian ủ bệnh từ khi nhiễm vi khuẩn là khoảng 3 – 21 ngày

Thời gian trung bình nhiễm bệnh cho tới khi xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng là 10 ngày. Thời gian ủ bệnh có thể rơi vào khoảng 3 tới 21 ngày.

Loại uốn ván phổ biến thường gặp phải nhất gọi là uốn ván tổng quát. Các dấu hiệu và triệu chứng bắt đầu dần dần và sau đó tăng nặng lên trong hai tuần. Chúng thường bắt đầu ở xung quanh hàm và phát triển xuống phía dưới cơ thể.

Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh uốn ván bao gồm:

  • Đau co thắt cơ và cứng, cơ bất động (cứng cơ) trong hàm
  • Căng cơ xung quanh môi, đôi khi tạo ra nụ cười kéo dài
  • Đau co thắt và cứng cơ ở cổ
  • Khó nuốt
  • Cơ bụng cứng

Mức độ tiến triển của bệnh uốn ván dẫn tới các cơn đau lặp đi lặp lại, các cơn co thắt giống như động kinh, kéo dài trong vài phút (co thắt toàn thân). Thông thường, cổ và lưng cong, chân trở nên cứng nhắc, cánh tay co lên người và nắm chặt tay. Cứng đơ ở cổ và bụng, có thể khó thở.

Những cơn co thắt nghiêm trọng được kích hoạt bởi một số tác động làm kích thích các giác quan như: âm thanh lớn, va chạm cơ thể, gió lùa hoặc ánh sáng.

Khi bệnh nặng hơn, một số dấu hiệu và triệu chứng khác có thể bắt đầu như:

Mối nguy hiểm khi nhiễm uốn ván

Vết thương sâu có tiềm ẩn nguy cơ bị uốn ván
Vết thương sâu có tiềm ẩn nguy cơ bị uốn ván

Uốn ván là bệnh nguy hiểm tới tính mạng. Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng uốn ván thì nên đi cấp cứu càng sớm càng tốt.

Nếu vết thương nhẹ, sạch kết hợp với điều kiện bạn đã tiêm phòng uốn ván trong vòng 10 năm thì bạn có thể tự chăm sóc vết thương tại nhà.

Tuy nhiên nếu bạn rơi vào các trường hợp sau thì cần đi khám bác sĩ khẩn cấp:

  • Chưa tiêm phòng uốn ván trong vòng 10 năm
  • Bạn không nhớ kĩ lần cuối cùng mình tiêm uốn ván là thời gian nào
  • Bạn bị vết thương đâm thủng, có dị vật bên trong vết thương, bị động vật cắn hoặc có vết cắt sâu
  • Vết thương bị nhiễm bẩn, có đất, phân, rỉ sét hoặc nước bọt – hoặc bạn nghi ngờ về việc chưa làm sạch vết thương đầy đủ sau khi gặp phải. Các vết thương nhiễm trùng cần tiêm nhắc lại vắc xin uốn ván nếu đã 5 năm chưa tiêm mũi uốn ván nào.

Nguy cơ mắc uốn ván

Không tiêm vắc xin uốn ván sẽ dễ mắc bệnh hơn
Không tiêm vắc xin uốn ván sẽ dễ mắc bệnh hơn

Yếu tố nguy cơ lớn nhất khi mắc uốn ván là không được tiêm chủng hoặc không tiêm mũi nhắc lại trong vòng 10 năm.

Một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng uốn ván gồm:

  • Vết cắt hoặc vết thương tiếp xúc với đất hoặc phân động vật
  • Có dị vật trong vết thương, như đinh hoặc mảnh vỡ
  • Tiền sử các tình trạng y tế ức chế miễn dịch
  • Tổn thương da bị nhiễm trùng ở những người bị bệnh tiểu đường mạn tính
  • Dây rốn bị nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh mà người mẹ chưa tiêm phòng vắc xin uốn ván đủ mũi
  • Dùng chung bơm kim tiêm không hợp vệ sinh để dùng ma túy bất hợp pháp.

Biến chứng khi mắc uốn ván

Một số biến chứng khi nhiễm trùng uốn ván bao gồm:

  • Các vấn đề về đường hô hấp: Các vấn đề về đường hô hấp đe dọa tính mạng có thể xảy ra là do dây thanh âm bị thắt chặt và cứng cơ ở cổ và bụng, đặc biệt khi co thắt toàn thân.
  • Tắc nghẽn động mạch phổi (thuyên tắc phổi): Cục máu đông di chuyển từ nơi khác trong cơ thể có thể làm tắc động mạch chính của phổi hoặc một trong các nhánh của nó.
  • Viêm phổi: Nhiễm trùng phổi do vô tình hít phải thứ gì đó vào phổi có thể là một biến chứng của co thắt toàn thân.
  • Gãy xương: Co thắt toàn thân có thể gây gãy cột sống hoặc các xương khác.
  • Tử vong: Thường là do đường thở bị tắc nghẽn khi co thắt hoặc tổn thương các dây thần kinh điều hòa nhịp thở, nhịp tim hoặc các cơ quan chức năng khác.

Phương pháp phòng ngừa uốn ván

Bệnh uốn ván hoàn toàn có thể phòng ngừa hiệu quả bằng cách tiêm vắc xin.

Tiêm phòng cho trẻ nhỏ

Vắc xin uốn ván được tiêm cho trẻ trong chương trình tiêm chủng mở rộng – chính là loại vắc xin 5 trong 1 cho các bệnh bạch cầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não do vi khuẩn HIB.

Mũi tiêm mở rộng 5 trong 1 được khuyến cáo tiêm vào các mốc thời điểm sau:

  • Mũi đầu tiên khi trẻ được đủ 2 tháng tuổi
  • Mũi thứ hai khi trẻ đủ 3 tháng tuổi
  • Mũi thứ ba khi trẻ đủ 4 tháng tuổi
  • Tiêm nhắc lại mũi thứ 4 khi trẻ 18 tháng tuổi hoặc sau 6 tháng kể từ khi tiêm mũi thứ 3

Tiêm phòng cho trẻ 7 đến 18 tuổi

Trẻ từ 7 -11 tuổi có thể tiêm vắc xin 3 in 1 có uốn ván
Trẻ từ 7 -11 tuổi có thể tiêm vắc xin 3 in 1 có uốn ván

Một mũi tiêm nhắc lại được khuyến cáo cho trẻ từ 11 đến 12 tuổi. Đây thường là vắc xin 3 trong 1 phòng ngừa 3 bệnh ho gà, uốn ván, bạch hầu.

Nếu trẻ chưa được tiêm nhắc lại ở tuổi này thì bố mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về các độ tuổi phù hợp.

Tiêm phòng cho người lớn từ 19 tuổi trở lên

Người lớn nên tiêm mũi ngừa uốn ván tăng cường mỗi 10 năm 1 lần. Đây có thể là hai loại vắc xin Tdap hoặc Td. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn mũi tiêm phù hợp.

Tiêm phòng khi mang thai

Phụ nữ mang thai nên tiêm nhắc lại mũi uốn ván trong ba tháng cuối thai kỳ để tránh những nguy hiểm gặp phải khi trở dạ.

Phương pháp điều trị uốn ván

Không có thuốc chữa trị khỏi được bệnh uốn ván. Nhiễm trùng uốn ván cần được chăm sóc hỗ trợ khẩn cấp và lâu dài trong khi bệnh tiến triến. Điều trị bao gồm chăm sóc vết thương, sử dụng thuốc để giảm bớt các triệu chứng và chăm sóc hỗ trợ, thường cần nhập viện để chăm sóc đặc biệt.

Bệnh tiến triến trong khoảng hai tuần, thời gian hồi phục có thể kéo dài khoảng một tháng.

Chăm sóc vết thương

Cần phải làm sạch vết thương để loại bỏ bụi bẩn, các mảnh vụn hoặc vật thể lạ có chứa vi khuẩn. Y tá cũng sẽ giúp loại bỏ mô chết có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Sử dụng thuốc

Có thể cần tới bệnh viện để băng bó và làm sạch vết thương
Có thể cần tới bệnh viện để băng bó và làm sạch vết thương

Liệu pháp chống độc được sử dụng để nhằm vào các chất độc chưa tấn công mô thần kinh. Phương pháp điều trị này gọi là miễn dịch thụ động, một kháng thể của con người đối với chất độc.

  • Thuốc an thần làm chậm chức năng của hệ thần kinh có thể giúp kiểm soát co thắt cơ.
  • Tiêm phòng với một trong những mũi tiêm phòng uốn ván tiêu chuẩn giúp hệ miễn dịch chống lại các độc tố.
  • Kháng sinh đường uống hoặc tiêm, có thể giúp chống lại vi khuẩn uốn ván.
  • Các loại thuốc khác: Một số loại thuốc khác có thể dùng để điều chỉnh hoạt động cơ không tự chủ, như nhịp tim và nhịp thở. Morphine có thể sử dụng cho mục đích an thần.

Biện pháp xử lý vết thương tại nhà để phòng ngừa uốn ván

Với vết thương nhỏ có thể xử lý ngay tại nhà để phòng ngừa uốn ván
Với vết thương nhỏ có thể xử lý ngay tại nhà để phòng ngừa uốn ván

Biết cách tự xử lý vết thương là rất quan trọng khi bị thương hoặc gặp vết cắt nào. Nếu bạn bị vết thương lớn, sâu và chảy máu nhiều, bị động vật cắn, có dị vật trong vết thương hoặc vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm bẩn, thì tốt nhất nên đến bệnh viện để được sơ cứu và điều trị.

Còn nếu như vết thương của bạn tương đối nhỏ thì có thể áp dụng một số bước sau để ngừa nhiễm trùng dẫn tới uốn ván:

  • Kiểm soát chảy máu: Dùng áp lực ép vào vết thương để cầm máu.
  • Lau vết thương: Khi máu ngừng chảy, rửa sạch vết thương bằng dung dịch nước muối sinh lý, nước tinh khiết hoặc nước sạch.
  • Bôi kem chứa kháng sinh: Bôi một lớp mỏng kem hoặc thuốc mỡ kháng sinh để ngăn vi khuẩn phát triển và nhiễm trùng.
  • Băng vết thương: Băng có thể giữ cho vết thương sạch sẽ và ngăn vi khuẩn có hại phát triển. Giữ vết thương được che phủ kín cho tới khi hình thành vảy. Nếu bạn không thể làm sạch vết thương kỹ thì đừng bưng bó vết thương mà thay vào đó hãy tới gặp bác sĩ.
  • Thay băng thường xuyên: Chú ý rửa sạch vết thương, bôi thuốc mỡ kháng sinh và thay băng ít nhất một lần mỗi ngày hoặc bất kỳ khi nào băng bị bẩn hoặc ướt.
  • Kiểm tra phản ứng trên vết thương: Nếu vết thương bị phát ban, có màu đỏ hoặc tím thì hãy tạm ngừng sử dụng kem bôi và hỏi ý kiến bác sĩ.

Đào Tâm