Cần làm gì để ngăn cục máu đông do Covid-19 gây ra?

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng Covid-19 không chỉ ảnh hưởng đến hệ hô hấp mà còn gây ra cục máu đông, làm tổn thương mạch máu, rất nguy hiểm. Tìm hiểu vì sao lại hình thành cục máu đông do Covid-19 và cách điều trị.

cục máu đông do Covid-19
Covid-19 có thể gây tổn thương mạch máu, gây ra cục máu đông

Covid-19 gây tổn thương mạch máu

Ai cũng cho rằng Covid-19 chủ yếu là bệnh đường hô hấp, nhưng thực tế cho thấy bệnh nhân Covid có nguy cơ bị đột quỵ và đau tim cao gấp 3 lần so với trước đây. Tất cả các bằng chứng cho thấy virus làm tổn thương nghiêm trọng các mạch máu hoặc các tế bào nội mô lót các mạch máu. Tuy nhiên, cho đến ngày nay, virus vẫn được coi là một thực thể. Do vậy, điều khó khăn là tìm ra loại protein nào trong virus gây ra những nguy cơ này.

Một nhóm các nhà nghiên cứu của Đại học Tel Aviv (Israel) đã nghiên cứu sâu về các loại protein của loại virus này.
Loại coronavirus mới bao gồm tổng cộng 29 loại protein khác nhau. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã sử dụng RNA của từng protein COVID-19 và kiểm tra phản ứng xảy ra khi các chuỗi RNA khác nhau được đưa vào tế bào mạch máu của con người trong phòng thí nghiệm. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã có thể xác định 5 protein coronavirus gây hại cho các mạch máu.

Khi coronavirus xâm nhập vào cơ thể, nó bắt đầu tạo ra 29 protein, một loại virus mới được hình thành, virus đó tạo ra 29 protein mới...”, chuyên gia nghiên cứu Maoz giải thích.

Trong quá trình này, các mạch máu biến từ các ống mờ đục thành dạng lưới có thể thấm nước, và song song đó là sự gia tăng đông máu. Các chuyên gia đã xác định được 5 trong số 29 protein của SARS-CoV-2 là nguyên nhân gây tổn thương mạch máu.

Việc xác định các protein này có thể có tác động lớn đến cuộc chiến chống lại virus. Nghiên cứu này có thể giúp tìm ra mục tiêu phát triển một loại thuốc để ngăn chặn hoạt động của virus hoặc ít nhất là giảm thiểu thiệt hại cho các mạch máu.

cục máu đông do Covid-19
Coronavirus có thể gây tổn hại các mạch máu

Covid-19 gây ra cục máu đông

Bình thường, khi mạch máu bị thương, nó tạo ra các protein thu hút tiểu cầu và các yếu tố đông máu khác. Những khối này kết tụ lại với nhau tạo thành cục máu đông bịt kín vết thương và vết thương lành lại.

Tuy nhiên, đôi khi cục máu đông hình thành trong trường hợp không có chấn thương. Điều này có thể gây nguy hiểm vì cục máu đông có thể hạn chế dòng chảy của máu trong các mạch máu, dẫn đến các biến chứng như đột quỵ hoặc đau tim.

Một nghiên cứu cho thấy có 31% bệnh nhân Covid-19 xuất hiện cục máu đông. Biến chứng này có thể xuất hiện ở bệnh nhân Covid mọi lứa tuổi.

Tại sao Covid-19 có thể gây ra cục máu đông?

Coronavirus xâm nhập vào tế bào, có thể trực tiếp xâm nhập và làm hỏng các tế bào nội mô, kích hoạt cơ chế đông máu của cơ thể.

Nếu các tế bào nội mô không bị nhiễm trực tiếp, tổn thương các mô xung quanh chúng do nhiễm virus hoặc phản ứng miễn dịch có thể làm tăng đông máu. Sự gia tăng các phân tử gây viêm mà hệ thống miễn dịch tạo ra để phản ứng với nhiễm virus có thể kích hoạt quá trình đông máu.

Nghiên cứu khác cũng cho thấy các tiểu cầu của những bệnh nhân Covid-19 được phát hiện là rất “hiếu động”, tăng hoạt hóa và kết tập (vón cục). Vì thế dễ gây ra hiện tượng cục máu đông do Covid-19.

Tuy nhiên, nguy cơ này không giống nhau ở tất cả mọi người. Có nghĩa là không phải bệnh nhân Covid-19 nào cũng bị cục máu đông. Các tình trạng viêm trong cơ thể làm tăng nguy cơ đông máu. Ví dụ, người mắc bệnh tim, tiểu đường và béo phì sẽ có nguy cơ đông máu cao hơn.

>> Xem thêm Thuốc thảo dược giúp làm tan cục máu đông phòng ngừa đột quỵ, bệnh tim

cục máu đông do Covid-19
Nguy cơ xuất hiện cục máu đông không giống nhau ở các bệnh nhân

Cục máu đông có thể gây ra những biến chứng gì?

Cục máu đông có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ, thuyên tắc phổi, đau tim.

Một nghiên cứu đã kiểm tra tác động của thuốc làm loãng máu ở những người nhập viện do Covid-19 cho thấy thuốc làm loãng máu có kết quả khả quan hơn so với những người không dùng thuốc.

Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ mang tính quan sát, không phải là một thử nghiệm lâm sàng. Cần có thêm thử nghiệm lâm sàng để kiểm tra tính an toàn, hiệu quả, liều lượng của thuốc làm loãng máu để điều trị cục máu đông do Covid-19.

Có thể làm gì để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông?

Để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, nên thực hiện những điều sau:

Vận động nhiều hơn

Ít và lười vận động có thể làm tăng nguy cơ đông máu, vì vậy hãy tập thể dục thường xuyên để tăng cường lưu thông máu.

Giảm cân nếu đang thừa cân

Giảm trọng lượng dư thừa có thể giúp giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.

cục máu đông do Covid-19
Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ cục máu đông

Bỏ thuốc lá

Hút thuốc lá có thể làm hỏng lớp niêm mạc của mạch máu và hình thành cục máu đông. Do vậy, nên bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt nếu không muốn nguy hại cho sức khỏe.

Cẩn trọng khi dùng thuốc

Một số loại thuốc, bao gồm thuốc tránh thai, liệu pháp thay thế hormone và một số loại thuốc điều trị ung thư có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Hãy trao đổi với bác sĩ để biết tác dụng cũng như nguy cơ với từng loại thuốc.

Thực hiện các biện pháp phòng tránh Covid-19

Cách tốt nhất để giúp ngăn ngừa cục máu đông do Covid-19 là thực hiện các biện pháp để tránh nhiễm coronavirus:

  • Luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài
  • Luôn giữ khoảng cách an toàn
  • Luôn rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên
  • Không tụ tập nơi đông người nếu không cần thiết
  • Khai báo y tế đầy đủ và trung thực
  • Tiêm vaccine phòng Covid-19 ngay khi đến lịch.

Vân Anh