Bạn đã biết về tình trạng thiểu năng tuần hoàn ngoại vi?

Thiểu năng tuần hoàn ngoại vi là tình trạng bệnh hoặc rối loạn của hệ tuần hoàn bên ngoài não và tim. Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng phổ biến.

Thiểu năng tuần hoàn ngoại vi
Thiểu năng tuần hoàn ngoại vi gây ra nhiều triệu chứng

Thiểu năng tuần hoàn ngoại vi thường gặp ở động mạch. Sự tích tụ chất béo bên trong mạch – tình trạng xơ vữa động mạch hoặc xơ cứng động mạch, là nguyên nhân gây bệnh. Quá trình tích tụ kéo dài theo thời gian, lâu dần sẽ bị tắc nghẽn động mạch, khiến chúng bị thu hẹp hoặc suy yếu.

Khi tắc nghẽn xảy ra trong các động mạch của tim, bệnh được gọi là bệnh tim mạch vành hoặc bệnh động mạch vành. Xơ vữa động mạch thường ảnh hưởng tới động mạch của tim và não. Nhưng xơ vữa động mạch cũng có thể ảnh hưởng tới bất kỳ mạch máu nào khác trên toàn cơ thể.

Các mạch máu ở chân là những nơi thường bị ảnh hưởng bởi thiểu năng tuần hoàn ngoại vi. Các động mạch khác như các động mạch cung cấp máu cho thận và các động mạch ở cánh tay cũng chịu tác động. Khi một động mạch bị tắc nghẽn hoặc thu hẹp, phần cơ thể được cung cấp sẽ không nhận đủ oxy và dưỡng chất. Đây được gọi là tình trạng thiếu máu cục bộ. Thiếu máu cục bộ có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào cơ quan hoặc hệ thống bị ảnh hưởng.

Các triệu chứng bao gồm đau, lạnh bàn chân và đổi màu hơi xanh, thậm chí cả đột quỵ hoặc bị hoại tử. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời, phần cơ thể bị ảnh hưởng có thể sẽ bị tổn thương và cuối cùng bị hoại tử. Quan trọng nhất là phải tìm được các động mạch bị thu hẹp trước khi tổn thương xảy ra.

Đối tượng dễ mắc thiểu năng tuần hoàn ngoại vi

Thiểu năng tuần hoàn ngoại vi
Triệu chứng thiểu năng tuần hoàn ngoại vi thường gặp ở chân

Thiểu năng tuần hoàn ngoại vi xảy ra chủ yếu ở người trên 60 tuổi, ảnh hưởng tới khoảng 12% tới 20% những người trong độ tuổi này. Bệnh cũng dễ gặp ở người bị bệnh tiểu đường, hút thuốc lá. Nam giới có nguy cơ mắc thiểu năng tuần hoàn ngoại vi cao hơn nữ giới.

Thiểu năng tuần hoàn ngoại vi là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật ở người trên 60 tuổi, cũng như những người mắc bệnh tiểu đường. Tuy vậy, có tới 40% người bị thiểu năng tuần hoàn ngoại vi không có triệu chứng.

Một số người cho rằng thiểu năng tuần hoàn ngoại vi là một phần của quá trình lão hóa và không thể can thiệp được. Người khác lại cho rằng giải pháp duy nhất là phẫu thuật.

Tuy nhiên, phẫu thuật chỉ là một trong các phương pháp điều trị. Điều trị thiểu năng tuần hoàn ngoại vi bằng phương pháp y tế và thay đổi lối sống là cách tốt nhất để ngăn bệnh trở nên tệ hơn và tránh biến chứng. Đặc biệt là đối với những người bị huyết áp cao, tiểu đường, mỡ máu cao và hút thuốc lá.

Nguyên nhân gây bệnh thiểu năng tuần hoàn ngoại vi

Nguyên nhân phổ biến gây thiểu năng tuần hoàn ngoại vi là bệnh động mạch ngoại vi, là do xơ vữa động mạch. Chất béo tích tụ lại bên trong động mạch và trộn với canxi, mô sẹo và các chất khác. Hỗn hợp hơi cứng lại tạo thành mảng. Những mảng này làm tắc nghẽn, thu hẹp hoặc suy yếu thành động mạch. Máu chảy qua các động mạch có thể bị hạn chế hoặc tắc nghẽn hoàn toàn.

Các nguyên nhân khác gây thiểu năng tuần hoàn ngoại vi gồm:

  • Cục máu đông: Cục máu đông có thể làm tắc nghẽn mạch máu.
  • Bệnh tiểu đường: Lượng đường trong máu cao có thể làm hỏng các mạch máu. Điều này làm cho chúng dễ bị thu hẹp hoặc suy yếu. Những người mắc bệnh tiểu đường cũng thường bị huyết áp cao và lượng chất béo trong máu cao. Cả hai tình trạng này đều có thể đẩy nhanh sự phát triển của xơ vữa động mạch.
  • Viêm động mạch: Viêm động mạch có thể gây hẹp hoặc suy yếu động mạch. Một số tình trạng tự miễn dịch dẫn đến viêm mạch. Tình trạng viêm không chỉ ảnh hưởng đến các động mạch mà còn ảnh hưởng đến các hệ thống cơ quan khác.
  • Nhiễm trùng: Tình trạng viêm và sẹo do nhiễm trùng có thể làm tắc nghẽn, thu hẹp hoặc làm suy yếu mạch máu. Nhiễm khuẩn Salmonella và bệnh giang mai cũng có thể lây nhiễm và tổn thương mạch máu.
  • Khiếm khuyết về cấu trúc: Khiếm khuyết trong cấu trúc của mạch máu có thể gây hẹp lòng mạch. Tình trạng này chủ yếu do bẩm sinh.
  • Chấn thương: Các mạch máu có thể bị thương khi gặp phải tai nạn như một vụ lật xe hoặc bị ngã.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh thiểu năng tuần hoàn ngoại vi bao gồm:

  • Người thân ruột thịt trong gia đình mắc bệnh tim, huyết áp cao, mỡ máu cao hoặc đột quỵ.
  • Người trên 50 tuổi.
  • Người bị thừa cân hoặc béo phì
  • Người ít vận động
  • Người hút thuốc lá
  • Người bị bệnh tiểu đường
  • Huyết áp cao
  • Người bị mỡ máu

Những người bị bệnh mạch vành hoặc tiền sử đau tim hoặc đột quỵ nói chung có nguy cơ cao bị thiểu năng tuần hoàn ngoại vi.

Các triệu chứng dễ nhận biết khi bị thiểu năng tuần hoàn ngoại vi

Chỉ khoảng 60% người bị thiểu năng tuần hoàn ngoại vi có xuất hiện các triệu chứng. Hầu như triệu chứng bệnh xuất hiện là do cơ chân không nhận đủ máu.

Triệu chứng bệnh một phần phụ thuộc vào động mạch bị ảnh hưởng và lưu lượng máu bị hạn chế ở mức độ nào.
Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh thiểu năng tuần hoàn ngoại vi ở chân là cơn đau ở một hoặc cả hai bắp chân, đùi hoặc hông. Cơn đau xảy ra khi đang đi bộ hoặc leo cầu thang và dừng lại khi nghỉ ngơi. Thông thường là một cơn đau âm ỉ hoặc nặng nề căng thẳng ở các cơ chân.

Khi các mạch máu ở chân bị tắc nghẽn nghiêm trọng, các cơn đau nhức chân sẽ xuất hiện nhiều vào ban đêm.
Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Đau mông
  • Tê, ngứa ran, yếu và đau chân
  • Đau rát hoặc đau nhức ở bàn chân hoặc ngón chân khi nghỉ ngơi
  • Một hoặc cả hai bàn chân cảm thấy lạnh hoặc có màu sắc thay đổi (màu nhợt nhạt, hơi xanh)
  • Rụng lông ở chân

Có triệu chứng như thế nào thì cần đi khám bệnh?

Thiểu năng tuần hoàn ngoại vi
Chẩn đoán bệnh bằng nhiều phương pháp xét nghiệm

Khi có các triệu chứng ở chân hoặc bàn chân (hoặc ở tay) hãy đi khám sức khỏe để ược chẩn đoán sớm. Thực tế, đây không hẳn là trường hợp khẩn cấp nhưng cũng không nên bỏ qua.

Hãy thực hiện các đánh giá y tế về các triệu chứng bệnh để được điều trị hiệu quả. Điều trị sớm có thể ngăn ngừa tổn thương thêm cho tim và mạch máu. Điều trị sớm cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ gặp phải các vấn đề tim mạch nghiêm trọng hơn như đau tim, đột quỵ…

Tuy nhiên, nếu xuất hiện thêm bất kỳ triệu chứng nào dưới đây thì nên gọi cấp cứu khẩn cấp:

  • Đau tức ngực, lưng phía trên, cổ, hàm hoặc vai
  • Ngất hoặc bị mất ý thức
  • Đột ngột tê, yếu hoặc liệt mặt, cánh tay hoặc chân, đặc biệt ở một bên của cơ thể
  • Đột ngột nhầm lẫn, không nói được hoặc không hiểu người khác nói gì
  • Hoa mắt, không thể nhìn được bình thường ở một hoặc hai mắt
  • Chóng mặt đột ngột, đi lại khó khăn, mất thăng bằng
  • Đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân

Nếu xuất hiện các triệu chứng này thì đừng cố đợi bệnh tự khỏi mà hãy gọi cấp cứu hoặc gọi người thân đưa đi khám sớm.

Chẩn đoán bệnh thiểu năng tuần hoàn ngoại vi

Thiểu năng tuần hoàn ngoại vi
Có thể chụp mạch máu để tìm kiếm tắc nghẽn trong động mạch

Để chẩn đoán bệnh thiểu năng tuần hoàn ngoại vi, bác sĩ sẽ khám và hỏi các câu hỏi về triệu chứng và tiền sử bệnh tật.

Một số xét nghiệm được thực hiện để chẩn đoán bệnh gồm:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu để kiểm tra các tình trạng liên quan tới bệnh gồm cholesterol cao, chất béo trung tính cao và bệnh tiểu đường.
  • Chỉ số mắt cá chân – cánh tay (ABI): Là một xét nghiệm phổ biến được sử dụng để chẩn đoán thiểu năng tuần hoàn ngoại vi. Chỉ số này so sánh huyết áp ở mắt cá chân với huyết áp ở cánh tay. Bạn có thể được yêu cầu đi bộ trên máy chạy bộ. Các chỉ số huyết áp có thể được thực hiện trước và sau khi tập thể dục để kiểm tra sự thay đổi chỉ số động mạch khi đang đi bộ.
  • Siêu âm chân hoặc bàn chân: Thử nghiệm này sử dụng sóng âm thanh để xem xét cách máu di chuyển qua các mạch máu. Siêu âm Doppler là một loại siêu âm đặc biệt được sử dụng để phát hiện các động mạch bị tắc nghẽn hoặc thu hẹp.
  • Chụp mạch máu: Xét nghiệm dùng tia X, chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) để tìm kiếm sự tắc nghẽn trong động mạch. Trước khi chụp, người bệnh sẽ được tiêm thuốc nhuộm cản quang vào mạch máu. Thuốc nhuộm giúp các động mạch hiển thị rõ ràng hơn trên hình ảnh.

Tự chăm sóc tại nhà khi mắc bệnh

Bác sĩ sẽ giới thiệu cho người bệnh một số cách để giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch và thiểu năng tuần hoàn ngoại vi. Tuy không phải tất cả các yếu tố nguy cơ đều có thể thay đổi được, nhưng hầu hết đều có thể giảm. Giảm các yếu tố nguy cơ này không chỉ ngăn bệnh trở nên tệ hơn mà còn có thể thực sự đảo ngược triệu chứng:

  • Bỏ thuốc lá: Bỏ thuốc lá làm giảm các triệu chứng và giảm nguy cơ biến chứng.
  • Vận động: Tập thể dục thường xuyên như đi bộ có thể giúp giảm triệu chứng và tăng khoảng cách có thể đi bộ mà không có triệu chứng.
  • Chế độ ăn: Cân bằng, giàu dinh dưỡng, ít chất béo và tránh thức ăn có nhiều cholesterol.
  • Điều trị bệnh lý nền: Thực hiện các khuyến nghị của bác sĩ để kiểm soát huyết áp cao và cholesterol cao. Nếu bị tiểu đường hãy kiểm soát lượng đường trong máu và chăm sóc bàn chân tốt hơn. Tổn thương da có thể dẫn tới hoại tử, mất ngón chân nếu lưu lượng máu suy giảm.
  • Sử dụng thuốc Hoạt Huyết Đông y: Giúp tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ điều trị thiểu năng tuần hoàn ngoại vi hiệu quả. Tiêu biểu như sản phẩm thuốc Hoạt Huyết Nhất Nhất.

Phương pháp điều trị khi bị thiểu năng tuần hoàn ngoại vi

Các thủ tục can thiệp

Nong mạch bằng bóng qua da: Gọi là “nong mạch”, là một kỹ thuật để mở rộng một động mạch bị tắc nghẽn hoặc thu hẹp mà không cần phẫu thuật. Cụ thể:

  • Chụp mạch chẩn đoán được thực hiện đầu tiên để xác định vị trí tắc nghẽn hoặc thu hẹp và xác định mức độ nghiêm trọng. Đó là bởi vì các tắc nghẽn nhỏ, thường có thể được điều trị bằng thuốc. Nếu tắc nghẽn lớn, đặc biệt là trong một động mạch lớn hơn, thì có thể cần nong mạch.
  • Việc nong mạch được thực hiện thông qua một ống mỏng gọi là ống thông được đưa bằng kim vào động mạch bị ảnh hưởng. Nó có một quả bóng nhỏ gắn ở cuối. Bóng được bơm căng, đẩy mảng bám sang một bên và mở rộng động mạch để không gây hạn chế lưu lượng máu.
  • Sau đó, quả bóng bị xẹp xuống và lấy ra khỏi động mạch.

Đặt stent

Thiểu năng tuần hoàn ngoại vi
Đặt stent giúp thông mạch trong trường hợp tắc nghẽn nghiêm trọng

Đặt stent động mạch là kỹ thuật dành cho các động mạch bị tắc nghẽn nghiêm trọng hoặc bắt đồng đóng lại sau khi nong mạch.

  • Phần lớn các tổn thương mạch máu ngoại vi có thể được quản lý bằng cách đặt một stent, một ống bọc lưới kim loại nhỏ được cố định bên trong động mạch bị hẹp.
  • Đặt stent và nong mạch rất hữu ích nếu các tổn thương tắc nghẽn khu trú và liên quan đến một phần nhỏ của mạch. Thường đặt stent dùng trong hoặc sau khi nong mạch.
  • Stent giữ động mạch mở. Cuối cùng mô mới phát triển trên stent.
  • Có hai loại stent được sử dụng: Ban đầu là sử dụng stent kim loại trần. Tuy nhiên, sau đó có sự phát triển của mô sẹo xơ bên trong stent có thể dẫn tới tắc nghẽn trở lại. Vấn đề được giải quyết bằng cách dùng một loại stent thế hệ mới. Một loại thuốc sẽ gắn kèm vào ống kim loại hòa tan vào máu và ngăn chặn hoặc làm chậm sự phát triển mô sẹo.

Phẫu thuật

Là loại phẫu thuật cắt động mạch giúp loại bỏ mảng xơ vữa động mạch. Một lưỡi cắt nhỏ được đưa vào động mạch để cắt các mảng bám.

Đào Tâm