Chóng mặt xuất hiện cùng với huyết áp cao là một dấu hiệu nguy hiểm, cảnh báo đau tim hoặc đột quỵ. Bị chóng mặt do huyết áp cao cần làm gì?
Cách điều trị chóng mặt do huyết áp cao
Huyết áp cao đôi khi được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” vì nó thường phát triển theo thời gian mà không có triệu chứng. Nếu bạn có các triệu chứng huyết áp cao, thì có nghĩa là cơ thể đang gửi tín hiệu cần phải điều trị.
Mức độ chóng mặt do huyết áp cao phổ biến như thế nào?
Không có nhiều dữ liệu về số lượng người bị huyết áp cao bị chóng mặt, nhưng có khoảng 60% người bị huyết áp cao ở độ tuổi ngoài 60; 75% người bị huyết áp cao ở độ tuổi 80. Nhìn chung, tỷ lệ bệnh huyết áp cao tăng theo độ tuổi.
Chóng mặt có thể xuất hiện như một triệu chứng của huyết áp cao, nhưng nó thường liên quan đến biến chứng của huyết áp cao không kiểm soát được, chẳng hạn như đau tim hoặc đột quỵ.
Bạn cũng có thể bị chóng mặt do huyết áp thấp hoặc huyết áp bị hạ thấp quá nhanh do dùng thuốc hạ huyết áp.
Chóng mặt có thể là triệu chứng của huyết áp cao không kiểm soát được
Chóng mặt có thể là triệu chứng của tăng áp phổi?
Chóng mặt xuất hiện cùng với huyết áp cao ở giai đoạn nặng, nhưng nó cũng có thể là triệu chứng của một dạng huyết áp cụ thể được gọi là tăng áp phổi.
Tăng áp phổi là tình trạng tăng áp lực lên mạch máu xảy ra ở phổi. Vì tăng áp phổi khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu qua các mạch hẹp nhằm đưa oxy vào phổi nên xuất hiện các triệu chứng như khó thở và chóng mặt.
Nhìn chung, tăng áp phổi ít phổ biến hơn các dạng huyết áp cao khác, chỉ ảnh hưởng đến khoảng 1% dân số toàn cầu.
Chóng mặt do tác dụng phụ của thuốc huyết áp
Người lớn tuổi cũng có thể bị chóng mặt do tác dụng phụ của thuốc kiểm soát huyết áp hoặc tương tác giữa nhiều loại thuốc.
Căng thẳng có thể gây ra huyết áp cao và chóng mặt?
Chóng mặt cũng có thể là triệu chứng của tình trạng căng thẳng và lo lắng. Căng thẳng cũng khiến việc kiểm soát huyết áp khó khăn hơn.
Căng thẳng làm tăng nguy cơ dẫn đến chóng mặt, huyết áp cao
Điều trị chóng mặt do huyết áp cao
Điều đầu tiên cần làm khi bị chóng mặt là nên ngồi hoặc nằm xuống. Nếu đã nằm nghỉ và dùng thuốc mà vẫn bị chóng mặt kèm theo đau đầu, người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.
Để kiểm soát các triệu chứng và biến chứng huyết áp cao gây ra, người bệnh nên kiểm tra huyết áp thường xuyên, dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, kết hợp thay đổi lối sống lành mạnh.
Một số thay đổi cần thực hiện gồm:
– Nên ăn nhạt, hạn chế ăn mặn. Không nên ăn quá 1 thìa cà phê muối trong khẩu phần ăn hàng ngày (lượng muối này bao gồm cả lượng muối đã được thêm vào thức ăn và nước chấm).
– Hạn chế cà phê, rượu bia, thuốc lá
– Tập thể dục hàng ngày
– Nếu bị thừa cần, béo phì thì nên áp dụng chế độ ăn giảm cân và tập thể dục thường xuyên
– Hạn chế ăn ngọt vì đồ ngọt cũng làm huyết áp tăng cao
– Hạn chế ăn mỡ động vật, có thể thay bằng dầu ô liu, dầu mè, dầu hướng dương…
– Nên ăn nhiều trái cây, rau củ để cung cấp khoáng chất, vitamin và chất xơ
Theo dõi các chỉ số huyết áp khi đo:
Huyết áp bình thường:
- Huyết áp tâm thu: từ 90 – 129 mmHg.
- Huyết áp tâm trương: Từ 60 – 84 mmHg.
Huyết áp cao:
- Huyết áp bình thường cao: Chỉ số huyết áp tâm thu từ 130-139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 85-89 mmHg.
- Cao huyết áp độ 1: Chỉ số huyết áp tâm thu từ 140-159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90-99 mmHg.
- Cao huyết áp độ 2: Chỉ số huyết áp tâm thu từ 160-179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 100-109 mmHg.
- Cao huyết áp độ 3: Chỉ số huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg.
- Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Chỉ số huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và huyết áp tâm trương < 90mmHg.