Trầm cảm ở nam giới – Chớ coi thường!

Mọi người đều có thể bị trầm cảm vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Trầm cảm ở nam giới dẫn đến tự tử nhiều hơn so với nữ giới, nhưng lại ít được coi trọng.

Tìm hiểu các dấu hiệu trầm cảm ở nam giới

Tìm hiểu các dấu hiệu trầm cảm ở nam giới

Nam giới cũng bị trầm cảm

Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm cao hơn nam giới. Điều này có thể là do sự kết hợp của các yếu tố xã hội và sinh học khiến việc nhận biết và chẩn đoán trầm cảm ở nam giới khó khăn hơn.
Đàn ông cũng có thể cảm thấy bị áp lực về mặt văn hóa khi phải che giấu cảm xúc thật của mình. Vì lý do này, việc chẩn đoán trầm cảm ở nam giới khó khăn hơn, dẫn đến tỷ lệ trầm cảm ở nam giới được ghi nhận là thấp hơn so với nữ giới.

Tỷ lệ trầm cảm ở nam giới được ghi nhận là ít hơn so với nữ giới

Tỷ lệ trầm cảm ở nam giới được ghi nhận là ít hơn so với nữ giới

Triệu chứng trầm cảm ở nam giới

Mặc dù trầm cảm được coi là rối loạn sức khỏe tâm thần, nhưng nó cũng có thể được nhận biết qua nhiều dấu hiệu thể chất.
Nam giới bị trầm cảm cũng đến gặp bác sĩ vì các vấn đề thể chất hơn so với các vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Một số dấu hiệu thể chất cảnh báo trầm cảm ở nam giới gồm:

  • Tức ngực
  • Các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, tiêu chảy, táo bón
  • Rối loạn cương dương và các vấn đề tình dục
  • Đau đầu
  • Các vấn đề về nội tiết tố như testosterone thấp
  • Tim đập nhanh
  • Giảm cân ngoài ý muốn (đôi khi tăng cân)

Những triệu chứng này có thể cản trở cách suy nghĩ và xử lý thông tin, ảnh hưởng đến hành vi và cảm xúc.
Một số triệu chứng tâm thần cảnh báo trầm cảm ở nam giới gồm:

  • Không có khả năng tập trung
  • Có vấn đề về trí nhớ
  • Kiểu suy nghĩ ám ảnh cưỡng chế
  • Ý nghĩ hoang tưởng
  • Vấn đề về giấc ngủ, thường khó ngủ
  • Có ý nghĩ tự tử

Mất ngủ, khó ngủ cũng là dấu hiệu của trầm cảm ở nam giới

Mất ngủ, khó ngủ cũng là dấu hiệu của trầm cảm ở nam giới

Triệu chứng cảm xúc cảnh báo trầm cảm ở nam giới

Khi nói đến trầm cảm, hầu hết mọi người sẽ hình dung đến sự buồn bã. Tuy nhiên, nỗi buồn chỉ là một trong nhiều cảm xúc mà trầm cảm có thể gây ra.
Ngoài nỗi buồn, nam giới bị trầm cảm cũng có những cảm xúc sau:

  • Kích động
  • Tức giận
  • Hiếu chiến
  • Tách mình ra khỏi bạn bè, gia đình và đồng nghiệp
  • Tuyệt vọng
  • Ít quan tâm đến gia đình, cộng đồng, sở thích, công việc
  • Ít ham muốn tình dục
  • Bồn chồn

Dấu hiệu hành vi cảnh báo trầm cảm ở nam giới:

Các triệu chứng về tinh thần, thể chất và cảm xúc khi bị trầm cảm cũng có thể ảnh hưởng đến hành vi. Bởi vì một số đàn ông không muốn thảo luận về cảm xúc của họ, nên những triệu chứng hành vi trầm cảm của họ thường được người khác thấy rõ nhất.

  • Khó khăn trong việc thực hiện công việc, trách nhiệm gia đình
  • Dùng ma túy
  • Uống rượu quá nhiều
  • Cách ly xã hội
  • Cố gắng để tự tử

Tại sao trầm cảm ở nam giới khó chẩn đoán?

Nhìn chung, xã hội vẫn còn một chút kỳ thị với bệnh trầm cảm, đặc biệt là ở nam giới.
Đàn ông vốn được coi là giỏi kiềm chế cảm xúc. Họ cũng thường thể hiện mặt nam tính, giữ hình ảnh, nên ít khi thổ lộ cảm xúc thật của mình.
Ngoài ra, nhiều nam giới cũng không biết những triệu chứng và những hành vi của mình là dấu hiệu của trầm cảm, dẫn đến khó nhận biết, chẩn đoán và điều trị. Tuy vậy, thực tế cho thấy tỷ lệ tự tử do trầm cảm ở nam giới lại cao hơn so với phụ nữ.
Nhận biết sớm các dấu hiệu để điều trị, sẽ giúp người bệnh sớm vượt qua trầm cảm và sống một cuộc sống bình thường như mọi người.

Tỷ lệ tự tử do trầm cảm ở nam giới cao hơn so với phụ nữ

Tỷ lệ tự tử do trầm cảm ở nam giới cao hơn so với phụ nữ

Điều trị trầm cảm ở nam giới

Trầm cảm thường được điều trị bằng liệu pháp trị liệu tâm lý, dùng thuốc hoặc kết hợp cả hai phương pháp này.
Ngay khi phát hiện ra các dấu hiệu bất thường, thì nên đi khám sớm, để được chẩn đoán và điều trị.
Một số loại thuốc có thể được chỉ định gồm:

  • Các chất ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRIs)
  • Chất ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRI)
  • Chất ức chế monoamin oxidase (MAOI)
  • Thuốc chống trầm cảm Melatonergic
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs)

Ngoài việc dùng thuốc và trị liệu tâm lý với bác sĩ, người bị trầm cảm cũng có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Liệu pháp hành vi nhận thức: tự nhận biết những sai lệch trong suy nghĩ và hành vi của mình
  • Xoa bóp: giúp giảm các triệu chứng căng thẳng về thể chất, giảm mệt mỏi và giúp ngủ ngơn hơn
  • Châm cứu: kích thích các điểm/huyệt trên cơ thể, giảm các triệu chứng đau mỏi cơ thể, kích thích hệ thống thần kinh trung ương.