Ngăn ngừa cục máu đông do Covid-19 khó & dễ

Cục máu đông là triệu chứng và cũng là biến chứng nguy hiểm của Covid-19 bởi sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ. Vậy làm sao để xử trí tình trạng cục máu đông do Covid-19?

cục máu đông do Covid-19
Giải pháp nào ngăn ngừa cục máu đông do Covid-19?

Cục máu đông là gì?

Cục máu đông (huyết khối) hình thành trong tĩnh mạch có thể gây tắc nghẽn hoặc giảm lưu lượng máu. Dạng phổ biến nhất là cục máu đông trong các tĩnh mạch sâu của chân được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu.

Ngoài việc gây ra các vấn đề hô hấp nghiêm trọng, có bằng chứng rõ ràng cho thấy Covid-19 gây ra bất thường trong quá trình đông máu. Bệnh nhân bị nhiễm Covid-19 nặng có nguy cơ hình thành cục máu đông cao hơn trong tĩnh mạch và động mạch.

Nguy cơ mà cục máu đông gây ra

Cục máu đông có thể xảy ra sâu trong tĩnh mạch chân (huyết khối tĩnh mạch sâu) và di chuyển đến phổi, gây tắc mạch phổi, hạn chế lưu lượng máu và oxy và có thể gây tử vong.

Cục máu đông trong động mạch có thể gây ra các cơn đau tim khi chúng ngăn chặn nguồn cung cấp máu đến tim, hoặc đột quỵ khi chúng ngăn chặn nguồn cung cấp oxy cho não.

cục máu đông do Covid-19
Cục máu đông có thể gây đột quỵ

Vậy điều gì đang xảy ra trong cơ thể của những người bị nhiễm coronavirus?

Dữ liệu từ Hà Lan và Pháp cho thấy rằng trong số những bệnh nhân mắc coronavirus được chăm sóc đặc biệt (ICU), 30-70% hình thành cục máu đông trong các tĩnh mạch sâu của chân hoặc trong phổi.

Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với những bệnh nhân nhập viện điều trị ICU vì những lý do khác Covid-19.

Nguy cơ đột quỵ cao hơn

Những bệnh nhân nhập viện do Covid-19 cũng có nhiều khả năng bị đột quỵ hơn so với dân số chung.

Thông thường, nguy cơ bị đột quỵ có liên quan đến tuổi tác ngày càng tăng, cũng như các yếu tố nguy cơ khác như huyết áp cao, mức cholesterol cao hoặc hút thuốc. Tuy nhiên, tỷ lệ đột quỵ cao hơn ở những bệnh nhân Covid-19 là hơi bất thường vì nó dường như cũng xảy ra ở những người dưới 50 tuổi, không có yếu tố nguy cơ đột quỵ nào khác.

Mức độ oxy thấp

Covid-19 cũng liên quan đến cục máu đông trong các mạch máu nhỏ quan trọng. Các báo cáo khám nghiệm tử thi cho thấy coronavirus – loại virus gây Covid-19 có trong các tế bào lót các mạch máu nhỏ ở phổi, thận và ruột. Điều này có thể dẫn đến các cục máu đông nhỏ trong các mạch máu làm rối loạn lưu lượng máu bình thường và khả năng cung cấp oxy của máu đến các cơ quan này.

Những cục máu đông nhỏ này có thể làm giảm chức năng bình thường của phổi. Nếu những cục máu đông đến phổi, nó có thể ngăn cản oxy đi vào máu như bình thường. Điều này có thể giải thích tại sao những bệnh nhân bị Covid-19 nặng có mức oxy rất thấp.

Chẩn đoán cục máu đông do Covid-19

Chẩn đoán các cục máu đông ở bệnh nhân Covid-19 không dễ dàng. Do các triệu chứng của tình trạng nhiễm trùng phổi nặng hơn liên quan đến virus có thể không phân biệt được với các triệu chứng của thuyên tắc phổi. Ngoài ra, virus có thể ảnh hưởng đến các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cũng có thể được sử dụng để chẩn đoán cục máu đông tĩnh mạch.

Một ví dụ điển hình về điều này là một xét nghiệm gọi là D-dimer, là một phép đo lượng máu đông trong cơ thể. Thông thường, xét nghiệm này sẽ cao hơn ở hầu hết mọi người có cục máu đông tĩnh mạch mới. Tuy nhiên, những người bị nhiễm Covid-19 nặng cũng có thể có D-dimer tăng cao chỉ đơn giản là do nhiễm trùng nặng.

Ở một số bệnh nhân, xét nghiệm này không còn hữu ích để chẩn đoán cục máu đông.

Một lời giải thích khác là virus đang tác động trực tiếp vào các tế bào lót trong mạch máu. Khi cơ thể chống lại nhiễm trùng, hệ thống miễn dịch sẽ được kích hoạt để tìm cách tiêu diệt kẻ xâm lược và nghiên cứu cho thấy hệ thống miễn dịch được kích hoạt có thể gây ra cục máu đông.

Ở bệnh nhân Covid-19 nặng, hệ thống miễn dịch dường như hoạt động quá mức. Điều này có thể dẫn đến sự kích hoạt không được kiểm soát của các tế bào dẫn đến cục máu đông.

Một khả năng khác là virus kích hoạt quá trình đông máu để tạo lợi thế sống sót cho nó. Virus SARS, một thành viên khác của họ coronavirus, có thể được “kích hoạt” thêm bởi một protein đông máu, tạo điều kiện cho virus xâm nhập tế bào hiệu quả hơn.

bệnh nhân Covid-19
Chẩn đoán các cục máu đông ở bệnh nhân Covid-19 không dễ dàng

Những ai có nguy cơ xuất hiện cục máu đông?

  • Người trên 60 tuổi
  • Người đã từng bị cục máu đông/huyết khối
  • Trong gia đình có người thân bị cục máu đông
  • Người mắc bệnh phổi, bệnh tim hoặc ung thư
  • Người nằm liệt giường
  • Người bị thừa cân, béo phì
  • Phụ nữ mang thai
  • Người đang dùng một số loại thuốc tránh thai hoặc liệu pháp thay thế hormone

Điều trị cục máu đông liên quan đến Covid-19 bằng cách nào?

Người bệnh có thể được kê đơn thuốc chống đông máu để ngừa cục máu đông do Covid-19. Thuốc chống đông máu, còn được gọi là “chất làm loãng máu” làm tăng thời gian máu đông.

Việc lựa chọn thuốc chống đông máu phụ thuộc vào nhiều yếu tố ví dụ: chức năng thận, trọng lượng cơ thể, các loại thuốc khác đang dùng.

Một số loại thuốc chống đông máu thường được kê đơn: Heparin, Rivaroxaban, Enoxaparin…

Nghiên cứu cho thấy Heparin có tác dụng kháng virus bằng cách liên kết với SARS-CoV-2 và ức chế một loại protein quan trọng mà virus sử dụng để bám vào tế bào.

Lưu ý tác dụng phụ của thuốc chống đông máu:

  • Thuốc chống đông máu có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và bầm tím.
  • Hãy đi khám ngay nếu gặp bất kỳ trường hợp nào sau đây:
  • Chảy máu mũi kéo dài
  • Chảy máu nướu răng
  • Vết bầm tím bất thường hoặc lan rộng
  • Nước tiểu màu hồng hoặc nâu
  • Phân màu đỏ hoặc đen
  • Ho ra máu
  • Nôn ra máu hoặc chất nôn trông giống như bã cà phê
  • Chảy máu liên tục quá nhiều không tự ngừng

Do vậy, nếu không có chỉ định, người bệnh Covid-19 tuyệt đối không nên tự ý sử dụng các loại thuốc chống đông máu.

cục máu đông do Covid-19
Thuốc chống đông máu để ngừa cục máu đông do Covid-19 không nên tự ý sử dụng

Có thể làm gì để giúp giảm nguy cơ hình thành các cục máu đông?

Bác sĩ tim mạch Geoffrey Barnes, M.D., M.Sc., người khám cho các bệnh nhân tại Trung tâm Tim mạch Frankel Y học Michigan, cho biết: Nguy cơ huyết khối là có thật. Điều quan trọng là tìm ra phương pháp điều trị an toàn và ngăn ngừa hình thành cục máu đông.

Để phòng ngừa lây nhiễm Covid-19, mỗi người nên tuân thủ nghiêm các quy định phòng chống dịch bệnh. Nếu đã nhiễm Covid-19, nên thực hiện các biện pháp sau để ngừa cục máu đông do Covid-19:

  • Uống nhiều nước ấm
  • Ăn uống đầy đủ để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể nhanh hồi phục.
  • Tập thể dục thường xuyên để lưu thông khí huyết trong cơ thể.
  • Bổ sung vitamin C, kẽm, selen – những dưỡng chất cần thiết cho hệ miễn dịch.
  • Tham khảo bồi bổ cơ thể bằng bài thuốc Đông y tiêu biểu như Thập toàn đại bổ.
  • Tham khảo sử dụng bài thuốc hoạt huyết bổ huyết để hỗ trợ giảm và ngăn ngừa huyết hư ứ trệ.

Giữ tâm lý vững vàng, ăn uống và tập thể dục thường xuyên kết hợp với dùng thuốc đúng theo chỉ định, người bệnh sẽ nhanh chóng hồi phục.

Vân Anh