Học nhanh các cách làm tan cục máu đông giúp cứu sống bạn và người thân!

Có một số biện pháp tự nhiên giúp làm tan cục máu đông khá hiệu quả, ai cũng có thể thực hiện được. Hãy lưu ngay các cách làm tan cục máu đông sẽ giúp ích cho bạn và người thân!

tan cục máu đông
Các phương pháp làm tan cục máu đông có ích cho bạn và người thân

Cục máu đông là gì?

Cục máu đông ngăn ngừa chảy máu quá mức khi mạch máu bị thương. Thông thường, khi bị thương, các mạch máu sẽ thu hẹp để làm giảm lượng máu đến các mô bị thương và hạn chế mất máu. Sau đó, các tiểu cầu và protein trong huyết tương sẽ di chuyển đến vùng bị tổn thương của mạch máu. Chúng kết tụ lại để giảm chảy máu. Khối đông đặc bởi 13 chất trong máu và mô. Những chất này là yếu tố đông máu.

Thông thường, cơ thể sẽ làm tan cục máu đông một cách tự nhiên khi vết thương đã lành. Nhưng đôi khi cục máu đông hình thành ở bên trong mạch khi không có tổn thương bên ngoài hoặc chúng không tan một cách tự nhiên. Nếu máu chảy quá chậm và bắt đầu tích tụ, một số lượng lớn các tiểu cầu có thể dính lại với nhau và hình thành cục máu đông.

Khi cục máu đông hình thành bên trong tĩnh mạch hoặc động mạch mà không có lý do chính đáng và không tan một cách tự nhiên, thì cần được điều trị để tránh gây biến chứng.

tan cục máu đông
Cục máu đông trong mạch máu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng

Các triệu chứng cục máu đông thường gặp

Các triệu chứng của cục máu đông khác nhau tùy thuộc vào vị trí mà chúng xuất hiện. Theo Hiệp hội Huyết học Hoa Kỳ, nếu bị cục máu đông có thể có những triệu chứng sau:

  • Cục máu đông ở tim: Đau ở ngực, khó thở, đổ mồ hôi, buồn nôn, choáng váng và khó chịu ở các vùng khác của cơ thể.
  • Cục máu đông ở não: Cơ mặt, tay hoặc chân có cảm giác yếu ớt, có vấn đề về thị lực, khó nói, nhức đầu dữ dội và chóng mặt.
  • Cục máu đông ở phổi: Đau tức ngực, khó thở, tim đập nhanh, sốt, đổ mồ hôi và ho ra máu.
  • Cục máu đông ở cánh tay hoặc chân: Đau đột ngột hoặc dần dần, sưng ở cánh tay hoặc chân.
  • Cục máu đông ở bụng: Đau bụng dữ dội, nôn mửa và tiêu chảy.

Các loại cục máu đông

Cục máu đông có thể xảy ra trong tĩnh mạch hoặc động mạch.

Cục máu đông trong tĩnh mạch

Tĩnh mạch là các mạch đưa máu thiếu oxy đi khỏi các cơ quan của cơ thể và trở về tim. Khi một cục máu đông bất thường hình thành trong tĩnh mạch, nó có thể hạn chế sự trở lại của máu về tim, gây đau và sưng do máu tụ lại sau cục máu đông.

Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) là cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch chính hoặc sâu của cơ thể. Hầu hết các cục máu đông tĩnh mạch sâu xảy ra ở cẳng chân hoặc đùi. Tuy nhiên, chúng cũng có thể xảy ra ở các bộ phận khác của cơ thể, như cánh tay hoặc xương chậu.

Khi một cục máu đông trong tĩnh mạch sâu bị vỡ ra và di chuyển theo dòng máu, cục máu đông này được gọi là cục thuyên tắc. Cục thuyên tắc có thể đi qua tim đến một động mạch trong phổi, nơi nó bị thắt lại và chặn dòng máu. Tình trạng này vô cùng nguy hiểm được gọi là thuyên tắc phổi. Các dấu hiệu điển hình của thuyên tắc phổi là khó thở đột ngột, ho, ho ra máu và đau ngực.

tan cục máu đông
Cục máu đông ở tĩnh mạch chân rất phổ biến

Nguyên nhân gây ra cục máu đông trong tĩnh mạch

Cục máu đông có thể hình thành trong các tĩnh mạch sâu của chân nếu lưu lượng máu bị hạn chế và làm chậm lại. Điều này có thể xảy ra khi bạn nằm/ngồi im trong thời gian dài, chẳng hạn như sau khi phẫu thuật, ngồi máy bay thời gian dài…

Cục máu đông trong tĩnh mạch có nhiều khả năng phát triển trong các tĩnh mạch đã bị tổn thương do phẫu thuật hoặc chấn thương nhất định.

Một số yếu tố nguy cơ khác gồm: Trong gia đình có người thân ruột thịt có cục máu đông, tuổi già, béo phì, mang thai, hút thuốc và uống thuốc tránh thai.

Một số loại thuốc hoặc bệnh tật, chẳng hạn như ung thư hoặc rối loạn đông máu di truyền, cũng có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.

Cục máu đông trong động mạch

Động mạch là những mạch mang máu giàu oxy và chất dinh dưỡng từ tim đến các bộ phận khác của cơ thể. Có cục máu đông trong động mạch thường liên quan đến xơ cứng của động mạch, được gọi là xơ vữa động mạch.
Xơ vữa động mạch xảy ra khi mảng bám thu hẹp bên trong mạch.

Mảng bám được tạo thành từ cholesterol, các chất béo, chất thải tế bào, canxi và fibrin, một chất đông máu trong máu. Khi lòng động mạch bắt đầu thu hẹp, các cơ động mạch mạnh sẽ tiếp tục đẩy máu đi qua chỗ hở với nhiều áp lực. Điều này có thể làm cho mảng bám bị vỡ.

Các phân tử được giải phóng trong vết vỡ có thể khiến cơ thể phản ứng bằng cách hình thành một cục máu đông không cần thiết trong động mạch. Tại thời điểm này, các mô và cơ quan không còn nhận đủ máu. Vì cục máu đông này thường phát triển trong động mạch vành hoặc bên trong tim, nên dễ gây ra cơn đau tim hoặc đột quỵ.
Trên thực tế, xơ vữa động mạch là nguyên nhân chính gây ra bệnh tim và đột quỵ.

Nguyên nhân gây cục máu đông trong động mạch

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây ra cục máu đông bao gồm béo phì, lười vận động, huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường và hút thuốc.

Thay đổi lối sống và điều chỉnh chế độ ăn uống có thể giúp loại bỏ những nguy cơ này.

Điều trị cục máu đông bằng cách nào?

Việc điều trị cục máu đông sẽ phụ thuộc vào vị trí của cục máu đông và sức khỏe của người bệnh.

  • Thuốc chống đông máu và thuốc chống kết tập tiểu cầu: Làm giảm đông máu trong động mạch, tĩnh mạch hoặc tim. Những loại thuốc này đôi khi được gọi là “thuốc làm loãng máu”. Ví dụ về thuốc chống đông máu bao gồm heparin, warfarin, dabigitran, apixaban và rivoraxaban.

Thuốc chống đông máu có thể gây ra các tác dụng phụ, bao gồm chóng mặt, dễ bầm tím, đau đầu và đau dạ dày. Khi sử dụng thuốc làm loãng máu, hãy tránh dùng các loại thuốc khác (như aspirin, Advil và ibuprofen) cùng lúc vì điều này có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm.

  • Thuốc làm tan huyết khối: Thuốc làm tan cục máu đông và hạn chế tổn thương do tắc nghẽn mạch máu. Những loại thuốc này đôi khi được dùng kết hợp với thuốc chống đông máu. Dùng thuốc làm tan huyết khối có thể gây đột quỵ (tuy hiếm khi xảy ra).
  • Làm tan huyết khối qua ống thông: Bác sĩ sử dụng một ống nhựa mỏng đưa thuốc làm tan cục máu đông, được gọi là thuốc làm tan huyết khối, đến cục máu đông.

Các tác dụng phụ có thể xảy ra gồm bầm tím, chảy máu hoặc sưng tấy tại nơi ống đi vào cơ thể. Trong một số trường hợp hiếm hoi, chảy máu xảy ra ở nơi khác, chẳng hạn như trong ruột hoặc não.

  • Phẫu thuật cắt huyết khối: Cắt huyết khối bằng phẫu thuật có nghĩa là phẫu thuật loại bỏ cục máu đông từ bên trong động mạch hoặc tĩnh mạch. Trong quá trình này, bác sĩ sẽ rạch một đường vào mạch máu. Sau đó, loại bỏ cục máu đông và sửa chữa mạch máu. Những điều nguy hiểm có thể xảy ra là chảy máu quá mức, tổn thương mạch máu và thuyên tắc phổi.

>> Xem thêm Tìm hiểu phương pháp đặt stent động mạch vành điều trị nhồi máu cơ tim

tan cục máu đông
Làm tan huyết khối qua ống thông là một trong các biện pháp điều trị thường được áp dụng

7 cách làm tan cục máu đông một cách tự nhiên

1. Thay đổi chế độ ăn uống

Hội chứng chuyển hóa có liên quan đến sự hình thành các cục máu đông. Thay đổi chế độ ăn uống để duy trì cân nặng hợp lý, giảm mức cholesterol và huyết áp, cải thiện độ nhạy insulin và giảm viêm tổng thể sẽ giúp ngăn ngừa và làm tan cục máu đông.

Bạn nên ăn nhiều rau lá xanh đậm, rau củ quả nhiều màu sắc (như bí vàng, ớt chuông đỏ và cà tím), các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt (như yến mạch và gạo lứt) và thực phẩm giàu omega-3 (như cá hồi, thịt bò, hạt óc chó, hạt lanh). Những thực phẩm này sẽ giúp duy trì hoạt động của hệ thống mạch máu, cải thiện sức khỏe tim mạch và giúp giảm cân.

Bạn cũng cần tránh những thực phẩm gây hại cho cơ thể: Chất làm ngọt nhân tạo, soda ăn kiêng, chất béo chuyển hóa (như bánh nướng), carbohydrate tinh chế và đường. Bạn cũng nên hạn chế rượu bia.

2. Luôn vận động

Để tránh hình thành cục máu đông, bạn nên tập thể dục thường xuyên, tránh nằm im hoặc ngồi im quá lâu. Cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần.

3. Thay đổi thuốc

Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ đông máu. Những loại thuốc này bao gồm thuốc thay thế hormone (phụ nữ mãn kinh thường sử dụng), thuốc tránh thai, thuốc kiểm soát huyết áp và thuốc điều trị ung thư. Hãy nhớ hỏi bác sĩ xem liệu thuốc bạn đang dùng có gây tác dụng phụ là cục máu đông hay bất kỳ vấn đề sức khỏe nào không.

4. Bỏ thuốc lá

Cả thuốc lá và thuốc lá điện tử đều làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Nguy cơ càng tăng cao hơn khi kết hợp với các yếu tố khác như thừa cân.

5. Nghệ

Nghệ giúp làm giảm viêm và chống đông máu tự nhiên. Một nghiên cứu năm 2012 đã chứng minh rằng curcumin, polyphenol được tìm thấy trong nghệ giúp ức chế sự phát triển của cục máu đông. Nghệ hầu như không có tác dụng phụ được biết đến, trừ khi được dùng với một lượng lớn.

6. Tỏi

Tỏi giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh tim mạch và chuyển hóa, bao gồm cả cục máu đông. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn tỏi sống giúp giảm tích tụ mảng bám trong động mạch.

7. Vitamin E

Vitamin E giúp chống đông máu, ngăn ngừa bệnh tim thiếu máu cục bộ và đột quỵ. Nó được sử dụng để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa các bệnh về tim và mạch máu, chẳng hạn như đau ngực, huyết áp cao và các động mạch bị tắc nghẽn. Bạn có thể tăng lượng vitamin E bằng cách ăn các loại thực phẩm giàu vitamin E hàng ngày như hạnh nhân, quả bơ, hạt hướng dương, bông cải xanh, rau bina, kiwi và cà chua.

tan cục máu đông
Các loại thực phẩm giàu vitamin E giúp ngăn ngừa đông máu

Ngoài các cách làm tan cục máu đông một cách tự nhiên như kể trên, bạn cũng nên tìm hiểu và sử dụng thuốc Đông y thế hệ 2 giúp bổ huyết, hoạt huyết, ôn kinh, thông mạch. Thuốc sẽ giúp hỗ trợ làm tan cục máu đông, đồng thời giúp khí huyết lưu thông tốt hơn, ngăn ngừa và hạn chế sự phát triển của cục máu đông. Hiện loại thuốc này có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

> Xem thêm về thuốc Đông y thế hệ 2 giúp bổ huyết, hoạt huyết: https://nhatnhat.com/meken.html

Vân Anh