Dịch sốt xuất huyết đang hoành hành? Nhận biết ngay cách xử trí

Dịch sốt xuất huyết đang hoành hành ở nước ta. Tính tới ngày 5/7/2022, đã có 92.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết và 36 ca tử vong. Hướng dẫn cách điều trị tại nhà và nhận biết các biểu hiện sốt xuất huyết nguy hiểm cần nhập viện sớm.

Dịch sốt xuất huyết
Dịch sốt xuất huyết là do muỗi truyền

Khả năng nhiễm bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một bệnh nhiễm 1 trong 4 loại vi rút Dengue gây ra do muỗi Aedes aegypti truyền bệnh.

Nếu một người từng bị sốt xuất huyết thì sẽ có khả năng miễn dịch đối với loại virus gây Dengue gây bệnh cho mình. Tuy nhiên, vẫn có khả năng bị nhiễm 3 loại vi rút Dengue còn lại nên một người có thể nhiễm sốt xuất huyết tổng 4 lần trong đời.

Vi rút sốt xuất huyết không thể truyền trực tiếp từ người này sang người khác mà phải thông qua muỗi để truyền bệnh. Muỗi truyền vi rút bằng cách đốt người bị nhiễm bệnh (vi rút sẽ theo máu vào muỗi) sau đó lại bay đốt người khỏe mạnh (cho phép vi rút xâm nhập vào máu của người đó).

Bệnh sốt xuất huyết đang lây truyền nhanh chóng ở các tính phía Nam bởi đang là mùa mưa. Mưa nhiều nên có nhiều nước đọng là môi trường cho muỗi sinh sản và phát triển nhanh chóng, gây bệnh.

Thời gian ủ bệnh (từ khi nhiễm vi rút cho tới khi xuất hiện các triệu chứng) trung bình là từ 5 đến 8 ngày.

Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết

sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết có thể xuất hiện ban đỏ

Giai đoạn đầu của sốt xuất huyết khi các triệu chứng nhẹ rất dễ bị nhầm lẫn sang bệnh cảm cúm hoặc một bệnh nhiễm trùng khác.

Trẻ nhỏ và người chưa từng bị sốt xuất huyết sẽ có triệu chứng bệnh nhẹ hơn trẻ lớn và người lớn tuổi. Các triệu chứng sốt xuất huyết thường kéo dài 2 đến 7 ngày, bao gồm:

  • Sốt cao đột ngột lên tới 40 – 41°C
  • Đau đầu dữ dội
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Đau khớp và cơ nghiêm trọng
  • Đau sau mắt – đặc biệt khi di chuyển
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Mắt đỏ
  • Mặt đỏ bừng
  • Đau lưng dưới
  • Mệt mỏi suy nhược cơ thể

Sau 2 – 3 ngày, cơn sốt giảm đi và ra nhiều mồ hôi. Sau đó khoảng 1 ngày, cơn sốt lại tăng lên và bắt đầu xuất hiện các nốt mẩn đỏ ở tay và chân, sau đó lan ra ngực, bụng và lưng. Ngoài ra, lòng bàn tay và chân bị sưng tấy và chuyển sang màu đỏ.

Hầu hết người nhiễm bệnh đều có thể hồi phục hoàn toàn nhưng tình trạng mệt mỏi suy nhược có thể kéo dài trong vài tuần.

Dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết chuyển nặng cần nhập viện ngay

sốt xuất huyết
Chảy máu mũi là dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết chuyển nặng

Có nhiều ca bệnh sốt xuất huyết diễn tiến nhanh và chuyển nặng trước khi được đưa vào cấp cứu trong viện dẫn đến tử vong. Vì thế, việc biết được những dấu hiệu sốt xuất huyết đang trở nên nguy hiểm là rất quan trọng.

Khi thấy các dấu hiệu sau cần đưa người thân đi cấp cứu càng sớm càng tốt để tránh đe dọa tính mạng:

Đầu tiên, cơn sốt thường giảm xuống 37,5°C – 38°C. Sau 24 – 48 giờ, xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Đau bụng
  • Nôn ít nhất 3 lần trong 24 giờ
  • Chảy máu mũi hoặc nướu răng
  • Nôn ra máu
  • Có máu trong phân
  • Thay đổi nhiệt độ từ nóng tới lạnh
  • Mạch yếu và khan
  • Có khoảng cách lớn khi đo huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương

Khi người bệnh có các triệu chứng này cần được đưa đi cấp cứu ngay lập tức. Bởi đây là các dấu hiệu sốt xuất huyết nặng, không điều trị kịp thời có thể dẫn tới viêm phổi, viêm tim và nguy cơ tử vong cao.

Người từng bị sốt xuất huyết sẽ có nhiều nguy cơ phát triển bệnh sốt xuất huyết nặng hơn ở lần mắc bệnh sau.

Cách xử lý khi bị sốt xuất huyết

sốt xuất huyết
Người bệnh sốt xuất huyết trở nặng cần truyền tiểu cầu

Điều trị sốt xuất huyết bao gồm kiểm soát các triệu chứng. Dựa vào nghiên cứu năm 2009, điều trị cho các triệu chứng nhẹ bao gồm:

  • Uống nhiều nước để giúp ngăn ngừa mất nước
  • Nghỉ ngơi nhiều
  • Sử dụng thuốc giảm đau, như Tylenol hoặc paracetamol có thể giúp hạ sốt

Chú ý không được sử dụng thuốc chống viêm không steroid như aspirin hoặc ibuprofen không phù hợp vì chúng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong.

Trong các trường hợp sốt xuất huyết nặng, bác sĩ sẽ yêu cầu nhập viện và điều trị hỗ trợ bằng cách:

  • Truyền chất lỏng qua đường tĩnh mạch
  • Truyền máu
  • Truyền tiểu cầu trong một số trường hợp

Nếu không điều trị sớm thì có khoảng 10 – 20% các trường hợp sốt xuất huyết nặng có thể tử vong. Nếu điều trị kịp thời thì tỷ lệ tử vong khi bị sốt xuất huyết chỉ còn 1%.

Phòng ngừa sốt xuất huyết

sốt xuất huyết
Cần giảm muỗi để tránh lây truyền sốt xuất huyết

Cách tốt nhất để ngăn ngừa dịch sốt xuất huyết là tránh bị muỗi đốt đặc biệt nếu như bạn sống ở khu vực nóng ẩm, mưa nhiều. Bởi hiện tại chưa có vắc xin đặc hiệu cho bệnh sốt xuất huyết nên không có cách nào để ngăn ngừa nhiễm bệnh.

Để bảo vệ bản thân không bị sốt xuất huyết bạn cần:

  • Sử dụng chất đuổi muỗi, ngay cả trong nhà
  • Khi ra ngoài, mặc áo dài tay, quần dài và đi tất
  • Khi ở trong nhà, hãy sử dụng điều hòa nhiệt độ
  • Đảm bảo cửa sổ và cửa ra vào được che chắn cẩn thận không có lỗ thủng để muỗi có thể chui vào
  • Khi ngủ cần mắc màn để tránh bị muỗi đốt
  • Nếu có các triệu chứng bệnh sốt xuất huyết hãy đi khám ngay

Để giảm số lượng muỗi, hãy loại bỏ những nơi muỗi có thể sinh sản. Muỗi có thể đẻ trứng ở vỏ lon, chậu hoa hứng nước mưa. Hãy thường xuyên thay nước ở các bể bơi ngoài trời, các đĩa nước uống của vật nuôi.

Nếu trong gia đình có thành viên bị sốt xuất huyết nên cảnh giác phòng bệnh bằng cách bảo vệ bản thân và các thành viên khác khỏi muỗi đốt. Muỗi đốt các thành viên trong gia đình bị nhiễm bệnh có thể lây bệnh cho những người khác.

Đào Tâm