Dị ứng sữa – nhận biết các triệu chứng nguy hiểm

Sữa là một trong những thực phẩm gây dị ứng phổ biến. Dị ứng sữa có thể dẫn đến phát ban, thở khò khè, thậm chí sốc phản vệ rất nguy hiểm. Nhận biết các triệu chứng và cách phòng ngừa chuẩn nhất.

Dị ứng sữa có thể dẫn đến nguy hiểm

 

Dị ứng sữa phổ biến như thế nào?

Người ta ước tính có khoảng 2-3% trẻ em dưới 3 tuổi bị dị ứng sữa. Một nghiên cứu đã chứng minh rằng 20% trẻ em hết dị ứng sữa khi chúng được 4 tuổi. Mặc dù 80% có thể hết dị ứng sữa ở tuổi 16, nhưng điều đó vẫn khiến rất nhiều người trưởng thành phải đối mặt với chứng dị ứng sữa trong cuộc đời.

Dị ứng sữa là gì?

Dị ứng sữa là một phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch của cơ thể khi tiếp xúc với sữa hoặc các sản phẩm có chứa sữa. Dị ứng với sữa thực chất là phản ứng xấu với một hoặc nhiều protein trong đó. Protein sữa chủ yếu là casein (dị ứng casein) hoặc whey (dị ứng whey). Một số người bị dị ứng với cả casein và whey.

Sữa bò là nguyên nhân phổ biến khiến mọi người bị dị ứng sữa, nhưng sữa cừu, dê, trâu và các động vật có vú tiết sữa khác cũng có thể gây ra các triệu chứng dị ứng.

Bất cứ khi nào người bị dị ứng sữa uống sữa hoặc ăn các sản phẩm từ sữa, cơ thể sẽ coi các protein là những “kẻ xâm nhập” nguy hiểm. Sau đó, hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động quá mức để cố gắng chống lại. Đây là nguyên nhân gây ra các triệu chứng dị ứng. Phản ứng dị ứng với sữa thường xảy ra trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi uống sữa hoặc các sản phẩm có chứa sữa.

Trẻ bị dị ứng sữa cũng có nhiều khả năng bị viêm mũi dị ứng cũng như dị ứng với các loại thực phẩm khác như đậu phộng, đậu nành, trứng hoặc thậm chí là thịt bò.

Để kiểm tra xem một người nào đó có bị dị ứng với một chất cụ thể chẳng hạn như sữa hay không, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu để đo nồng độ immunoglobulin E (IgE).

Cần phải xét nghiệm máu để kiểm tra có bị dị ứng sữa hay không

Sự khác nhau giữa dị ứng sữa và không dung nạp sữa

Cả dị ứng và không dung nạp sữa đều có thể gây ra những triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa.

Không dung nạp đường sữa là do cơ thể thiếu enzyme lactase, chịu trách nhiệm phá vỡ đường trong sữa. Không dung nạp protein sữa là cơ thể gặp khó khăn trong việc phá vỡ protein casein trong sữa.

Các triệu chứng không dung nạp đường sữa hoặc không dung nạp protein sữa thường dẫn đến đầy hơi hoặc tiêu chảy.

Thông thường, cần uống nhiều sữa mới gây ra các triệu chứng này, trong khi với dị ứng sữa, chỉ cần uống một chút đã gây ra các phản ứng đột ngột và có thể nguy hiểm hơn nhiều, thậm chí gây tử vong.

Các triệu chứng dị ứng sữa

Các triệu chứng khó chịu xảy ra chỉ trong vòng vài phút hoặc vài giờ sau khi uống sữa. Phản ứng dị ứng với sữa có thể khác nhau tùy theo từng cá nhân.

Các triệu chứng có thể khởi phát ngay khi uống sữa:

Một số triệu chứng dị ứng sữa có thể xuất hiện sau:

  • Đau thắt bụng
  • Phân lỏng, có máu
  • Tiêu chảy
  • Ho hoặc khó thở
  • Sổ mũi
  • Chảy nước mắt
  • Phát ban ngứa, chủ yếu quanh miệng

Phát ban, đau bụng, tiêu chảy… là những triệu chứng dị ứng sữa

Điều trị dị ứng sữa bằng cách nào?

Hiện tại không có cách chữa dị ứng sữa. Cách duy nhất để ngăn ngừa phản ứng dị ứng với sữa là tránh các sản phẩm từ sữa ngay từ đầu. Vì vậy, tránh nguyên nhân gây dị ứng là cách điều trị tốt nhất.

Mức độ nghiêm trọng của dị ứng sữa cũng có thể khác nhau ở mỗi người. Ví dụ, một số người bị dị ứng sữa có thể dung nạp sữa ở một số dạng như sữa chua hoặc sữa nóng trong thực phẩm nướng.

Nếu bạn hoặc người thân bị sốc phản vệ (một phản ứng dị ứng nghiêm trọng có khả năng đe dọa đến tính mạng) với sữa, hãy sử dụng thuốc tiêm epinephrine và đi cấp cứu ngay lập tức. Nếu lo lắng nguy cơ bị sốc phản vệ với bất kỳ sản phẩm hay chất nào, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc có sẵn epinephrine dạng tiêm ở nhà.

Cách phòng ngừa dị ứng sữa

  1. Thực hiện chế độ ăn không sữa

Nên tìm hiểu kỹ danh sách các sản phẩm từ sữa nếu bạn không biết cần phải tránh những gì.

Tạo thói quen đọc kỹ nhãn thực phẩm trước khi mua hàng để tránh mua phải sản phẩm có thành phần là sữa hoặc các sản phẩm từ sữa.

Các sản phẩm từ sữa và các thành phần của sữa nên tránh:

  • Sữa (ở mọi dạng bao gồm sữa tươi, sữa nguyên chất, sữa đặc, sữa khô, sữa đông, sữa ít béo, sữa không béo, sữa tách kem)
  • Bơ, axit bơ, este bơ
  • Sữa bơ
  • Casein
  • Cazein thủy phân
  • Caseinat
  • Phô mai
  • Kem
  • Bánh trứng
  • Điaxetyl
  • Lactalbumin
  • Lactalbumin photphat
  • Lactoferin
  • Lactose
  • Lactulose
  • Protein sữa thủy phân
  • Kem chua
  • Whey (ở mọi dạng)
  • Sữa chua

Đây không phải là danh sách đầy đủ các sản phẩm từ sữa, nhưng nó bao gồm rất nhiều sản phẩm sữa và các nguyên liệu làm từ sữa gây dị ứng phổ biến.

Người bị dị ứng sữa cũng cần tránh tất cả các sản phẩm từ sữa

Người bị dị ứng sữa cũng cần tránh tất cả các sản phẩm từ sữa

  1. Biết những sản phẩm có thể chứa sữa

Có một số sản phẩm thực sự chứa thành phần sữa mà ít người biết. Ví dụ như cá ngừ đóng hộp (một số nhãn hiệu có chứa casein), động vật có vỏ (có thể nhúng vào sữa để giảm mùi tanh) và các sản phẩm thịt chế biến như thịt nguội có chứa casein protein sữa như một chất kết dính.

  1. Sử dụng các sản phẩm thay thế sữa động vật

Ngày nay có rất nhiều lựa chọn thay thế cho sữa động vật, như sữa dừa, sữa hạnh nhân và nhiều loại sữa hạt khác.

Sữa hạnh nhân thường chứa nhiều dưỡng chất như vitamin E, vitamin D và canxi. Sữa dừa chứa nhiều chất béo lành mạnh và nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như mangan, sắt, phốt pho, kali, selen, đồng, magie.

  1. Nuôi con bằng sữa mẹ

Với trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa bột, cách tốt nhất là nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn cho đến khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Khi trẻ đã ăn dặm, vẫn nên cho trẻ bú sữa mẹ cho đến khi cai sữa thì có thể chuyển sang các loại sữa hạt thay thế.

  1. Chăm chỉ nấu ăn tại nhà

Một trong những cách tốt nhất để tránh dùng sữa là nấu ăn tại nhà và sử dụng thực phẩm nguyên chất. Bằng cách này, bạn không chỉ biết những gì sẽ có trong bữa ăn của mình mà còn có thể biết chính xác thành phần bạn đang sử dụng thực sự chứa những gì.

Vân Anh