Nhận biết những dấu hiệu sốt xuất huyết và giải pháp điều trị

Sốt xuất huyết là bệnh lây truyền khi bị muỗi đốt gây đau đớn, suy nhược cơ thể do một trong bốn loại virus sốt xuất huyết có liên quan. Ước tính có khoảng 390 triệu ca mắc sốt xuất huyết trên toàn thế giới mỗi năm. Hầu hết các trường hợp mắc sốt xuất huyết thường xảy ra ở các nước khu vực nhiệt đới như:

sốt xuất huyết
Ước tính có khoảng 390 triệu ca mắc sốt xuất huyết trên toàn thế giới mỗi năm
  • Lục địa Ấn Độ
  • Các nước Đông Nam Á
  • Miền Nam Trung Quốc
  • Đài Loan
  • Quần đảo Thái Bình Dương
  • Vùng biển Caribbean
  • Mexico
  • Châu Phi
  • Trung và Nam Mỹ

Sốt xuất huyết lây truyền qua vết muỗi cắn do muỗi bị nhiễm virus sốt xuất huyết. Muỗi bị nhiễm bệnh khi cắn một người bị virus sốt xuất huyết trong máu. Virus gây bệnh không lây trực tiếp từ người sang người.

>> Xem thêm Cách phân biệt sốt virus và giải pháp điều trị hiệu quả

Triệu chứng sốt xuất huyết

Các triệu chứng bệnh sốt xuất huyết bắt đầu từ bốn đến sáu ngày sau khi nhiễm bệnh và kéo dài khoảng 10 ngày, bao gồm:

  • Sốt cao đột ngột
  • Đau đầu dữ dội
  • Đau ở phía sau mắt
  • Đau nhức khớp và cơ
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Phát ban trên da xuất hiện từ 2 – 5 ngày sau khi bắt đầu sốt
  • Chảy máu nhẹ (Chảy máu mũi, chảy máu nướu hoặc dễ bị bầm tím)
Phát ban trên da
Phát ban trên da xuất hiện từ 2 – 5 ngày sau khi bắt đầu sốt

Đôi khi, những triệu chứng nhẹ ban đầu dễ bị nhầm lẫn với bệnh cúm hoặc nhiễm virus khác. Trẻ nhỏ và người chưa bị sốt xuất huyết có xu hướng mắc bệnh ít hơn trẻ lớn và người đã từng bị.  Biến chứng sốt xuất huyết rất nguy hiểm do sốt cao, tổn thương bạch huyết và mạch máu, chảy máu mũi và nướu,… Các triệu chứng tiến triển dẫn đến chảy máu nhiều, sốc và tử vong. Đây gọi là hội chứng sốc sốt xuất huyết.

Người có hệ miễn dịch yếu cũng như những người đã từng mắc sốt xuất huyết có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Cách chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết

Các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết bằng xét nghiệm máu để kiểm tra virus hoặc kháng thể với virus. Nếu bạn có bất kỳ triệu dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết nào hãy tới gặp bác sĩ ngay.

virus sốt xuất huyết
Muỗi truyền virus sốt xuất huyết vào máu

>> Xem thêm Giải pháp ứng phó với bệnh truyền nhiễm mới nổi và tái nổi

Điều trị sốt xuất huyết

Không có thuốc đặc trị để điều trị sốt xuất huyết. Nếu bạn được chẩn đoán mắc sốt xuất huyết thì nên dùng thuốc giảm đau có thành phần acetaminophen và tuyệt đối tránh dùng thuốc chứa aspirin – thành phần có thể khiến chảy máu nặng hơn. Bạn cũng nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước và đi khám bác sĩ ngay. Nếu bạn cảm thấy cực kỳ khó chịu trong 24h đầu sau khi hết sốt, bạn nên đến bệnh viện ngay để kiểm tra có bị biến chứng không.

Phòng chống bệnh sốt xuất huyết

Không có vắc xin để ngăn ngừa sốt xuất huyết. Cách tốt nhất để phòng bệnh là ngăn ngừa muỗi đốt, đặc biệt nếu bạn đang sống hoặc du lịch đến khu vực nhiệt đới. Điều này liên quan đến việc bảo vệ bảo vệ chính mình và nỗ lực giảm muỗi.

phòng bệnh sốt xuất huyết
Cách tốt nhất để phòng bệnh sốt xuất huyết là ngăn ngừa muỗi đốt

Để bảo vệ bạn cần:

  • Tránh xa khu dân cư đông đúc.
  • Sử dụng thuốc chống muỗi dù ở trong nhà.
  • Khi ở ngoài trời hãy mặc áo sơ mi dài tay và quần dài kèm với tất.
  • Khi ở trong nhà, sử dụng điều hòa nếu có thể
  • Hãy chắc chắn rằng cửa sổ hoặc cửa ra vào được an toàn và không có lỗ trống. Nếu khu vực ngủ ngủ không được điều hòa không khí khi dùng màn chống phổi.
  • Nếu bạn có triệu chứng sốt xuất huyết hãy tới khám bác sĩ.

Để giảm lượng muỗi, hãy loại bỏ những nơi muỗi có thể sinh sản như lốp xe cũ, lon hoặc chậu nước thừa. Thường xuyên thay nước trong phòng tắm và các đĩa nước cho thú cưng.

Nếu có ai trong gia đình bị sốt xuất huyết, hãy thận trọng và có các biện pháp bảo vệ bản thân và các thành viên gia đình khác khỏi muỗi. Muỗi cắn người bị nhiễm bệnh thì có thể lây bệnh cho người khác.