Trào ngược dạ dày thực quản có uống được trà và cafe không?

Một số người bị trào ngược dạ dày thực quản thấy các triệu chứng nặng hơn sau khi uống trà và cafe. Đây có phải là dấu hiệu xấu và có cần từ bỏ trà, cafe?

Tác động của thực phẩm đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý khá phổ biến với những triệu chứng như: ợ hơi, ợ chua, đau thượng vị, ho, viêm họng hoặc thậm chí người bệnh có những biểu hiện không đặc hiệu khác như đau tức ngực, khó nuo khiến người bệnh dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Bên cạnh đó, trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể diễn tiến âm thầm không triệu chứng.

Dù bạn có triệu chứng hay không, bạn cũng cần lưu ý đến chế độ ăn và có thể cần sử dụng thuốc điều trị nhằm tránh những tổn thương tại thực quản do bệnh gây ra. Một số loại thực phẩm có thể khiến bạn khởi phát cơn đau thượng vị hoặc gây kích ứng thực quản hoặc làm lỏng cơ thắt thực quản dưới (tâm vị), từ đó gây hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Những thực phẩm đó bao gồm:

– Rượu và các đồ uống chứa cồn

– Các thực phẩm chứa caffeine như cafe, trà hoặc nước soda

– Sô-cô-la

– Các trái cây thuộc chi cam chanh

– Tỏi, hành, hạt tiêu và các đồ ăn cay nóng

– Thực phẩm giàu chất béo

Các nhóm thực phẩm có thể khởi phát triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản

Tác động của caffeine đối với bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Caffeine là một trong những thành phần chính của trà và cafe. Chất này được biết đến là tác nhân gây khởi phát cơn đau thượng vị bởi chất này có gây thư giãn cơ vòng tại tâm vị. Nếu cơ này không đóng kín sẽ khiến thức ăn tại dạ dày trào lên vùng thực quản khi dạ dày vẫn đang tiết acid và co bóp để làm nhỏ thức ăn.

Người bị trào ngược dạ dày thực quản uống cafe thế nào cho hợp lý

Cafe thông thường đang ngày càng được chú ý khi các sản phầm này hạn chế hàm lượng caffeine, nhằm mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho người dùng. Dưới đây là thông tin lượng caffeine có trong các loại cafe khác nhau:

Loại cafeHàm lượng caffeine trong 240ml đồ uống
Cafe đen95-165mg
Cafe hòa tan63mg
Latte63-126mg
Cafe đã tách caffeine2-5mg

Hàm lượng caffeine trong cafe cũng khác nhau tùy vào các mức độ rang cafe khác nhau. Với cafe rang đen sẫm, lượng caffeine sẽ ít hơn so với loại rang sáng, hay thường được biết đến là cafe sáng, là loại chứa lượng caffeine nhiều nhất.

Tuy nhiên, tác động của cafe tới bệnh trào ngược dạ dày thực quản không chỉ phụ thuộc vào hàm lượng caffeine, mà còn bị ảnh hưởng bởi các thành phần khác. Ví dụ, cafe đen sậm tuy chứa ít caffeine hơn nhưng cũng có thể gây triệu chứng rõ rệt hơn do tính acid mạnh hơn so với các loại cafe khác.

Cafe đen chứa hàm lượng caffeine cao, có thể làm triệu trứng trào ngược thêm trầm trọng

Do đó, người bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên lựa chọn các loại cafe tách caffeine và lưu ý uống một lượng nhỏ mỗi ngày, lưu ý về phản ứng của cơ thể với mỗi loại cafe và có sự lựa chọn phù hợp.

Người bị trào ngược dạ dày thực quản uống trà như thế nào cho hợp lý

Mối liên quan giữa trà và trào ngược dạ dày thực quản còn nhiều tranh cãi. So với cafe, lượng caffeine trong trà thấp hơn rất nhiều và được mô tả trong bảng sau:

Loại tràHàm lượng caffeine trong 240ml đồ uống
Trà khô25-48mg
Trà khô tách caffeine2-5mg
Trà đóng chai5-40mg
Trà xanh25-29mg

Trà càng được chế biến kỹ thì hàm lượng caffeine càng cao. Tương ứng, trà khô có hàm lượng caffeine cao hơn trà xanh. Ngoài ra, thời gian hãm trà cũng ảnh hưởng đến hàm lượng caffeine trong nước trà. Hãm trà càng lâu, lượng caffeine hòa tan càng nhiều.

Lượng caffeine hòa tan trong trà tăng khi trà được chế biến kỹ và hãm lâu

Để tránh những lo ngại rằng chất caffeine trong trà sẽ tác động tiêu cực đến tính trạng trào ngược dạ dày thực quản, nhiều người đã lựa chọn những loại trà thảo dược thay vì lá trà thông thường. Tuy nhiên, trong những loại trà thảo dược này, các thành phần như bạc hà cũng có thể gây khởi phát triệu chứng bệnh trào ngược.

Vì vậy, với người bệnh trào ngược dạ dày thực quản, cần đọc kỹ thông tin thành phần trà khi lựa chọn. Đồng thời, chỉ nên uống một lượng nhỏ hằng ngày, theo dõi phản ứng của cơ thể để có sự điều chỉnh phù hợp.

DS Phạm Hảo