Có rất ít bệnh nhân quan tâm đến chế độ ăn uống hàng ngày làm sao cho khoa học, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Thậm chí có nhiều người còn sợ ăn nhiều chất sẽ khiến cho khối u phát triển nhanh nên đã kiêng khem quá mức, dẫn đến tình trạng sụt cân, suy dinh dưỡng, không những không giúp cho quá trình điều trị mà còn làm cho tình trạng sức khỏe ngày càng trầm trọng
Đa số người bệnh khi bị chẩn đoán ung thư chỉ tập trung vào điều trị mà chưa chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để nâng cao thể trạng, dẫn đến trong các trường hợp tử vọng thì 80% vì bị sụt cân và suy kiệt sức khỏe..
Bệnh ung thư gan kiêng ăn gì?
- Nhóm thực phẩm giàu chất béo: việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu chất béo sẽ càng làm cho lá gan mệt mỏi, tạo gánh nặng cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Bệnh nhân nên hạn chế sử dụng các thực phẩm giàu chất béo như bánh quy, bánh ngọt, khoai tây chiên, xúc xích….Đối với chất béo thì chỉ cần tiêu thụ một lượng vừa phải là đủ.
- Nhóm thực phẩm giàu protein: Cơ thể tiếp nhận quá nhiều thực phẩm giàu protein sẽ khiến quá tải bởi lá gan bị tổn thương, hoạt động sai cách, điều này sẽ khiến cho độc tố tích tụ lại ở gan và cơ thể và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh. Người mắc bệnh ung thư gan có nên ăn trứng, cá, sữa, thịt gia cầm… nhưng chỉ ăn ở mức độ vừa phải.
- Nhóm thực phẩm chứa lượng muối cao: Muối làm cơ thể hấp thụ và giữ nước, sẽ làm tích tụ dịch trong gan, chính vì thế người mắc bệnh ung thư gan nên kiêng ăn nhiều muối, bao gồm muối ăn hàng ngày, muối đóng gói, bánh ngọt và bánh nướng….Khi chế biến thức ăn cho người bệnh ung thư gan thì nên nêm nếm nhạt.
- Tuyệt đối kiêng rượu bia, thuốc lá,cafein bởi những chất này làm tăng tổn thương gan.
>> Xem thêm Nguy hiểm khi đối mặt với bệnh gan nhiễm mỡ
Bệnh ung thư gan giai đoạn cuối nên ăn gì?
- Nên sử dụng thức ăn hữu cơ, nhiều chất xơ: như rau củ quả, có thể bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho bệnh nhân. Một điều đặc biệt giúp giảm bớt khó chịu cho người bệnh trong việc ăn uống chính là chia nhỏ các bữa ăn, có thể là 6-8 bữa nhỏ trong ngày, thay vì là 3 bữa lớn. Những thực phẩm bổ sung dinh dưỡng ở dạng lỏng cũng là gợi ý tuyệt vời cho người bệnh, giúp tăng cảm giác ngon miệng cho mỗi bữa ăn.
- Bổ sung thực phẩm giàu tinh bột, đường: Đường là carbohydrate đơn giản và tinh bột là carbohydrate phức tạp và đều có chức năng cung cấp năng lượng cho cơ thể. Người bệnh có thể bổ sung thực phẩm giàu tinh bột, đường và các chất xơ như trái cây, các loại đậu, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt.
- Những bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối là những người có nguy cơ bị thiếu hụt nhiều khoáng chất và vitamin A, B, C và E, folate, magie và kẽm do cân nặng giảm và gia tăng thất thoát nước tiểu từ thuốc lợi tiểu. Tuy vậy, việc bổ sung Vitamin và khoáng chất cần được các bác sĩ đánh giá cho phù hợp với thể trạng và từng bệnh nhân.
Bệnh ung thư gan gây nhiều đau đớn và mệt mỏi trong quá trình điều trị ở bệnh nhân, điều này làm ảnh hưởng đến quá trình ăn uống. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải có thể trạng tốt mới có thể chống chọi lại bệnh tật và đáp ứng các phương pháp điều trị. Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý cho bệnh nhân ung thư gan là việc làm cần thiết.