Bệnh gút nên ăn gì, tránh gì?

Bệnh gút là một dạng viêm khớp gây đau đớn, xảy ra khi có quá nhiều axit uric lắng đọng tại khớp. Một trong những cách hiệu quả nhất giúp bạn điều trị và dự phòng bệnh lý này đó là giảm lượng thức ăn chứa purin mà bạn tiêu thụ hằng ngày.

Thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh gút

Thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh gút

Mối quan hệ giữa purin trong thức ăn và axit uric trong cơ thể

Purin là một hợp chất hóa học tìm thấy ngay trong thực phẩm và đồ uống chúng ta ăn hàng ngày như: thịt đỏ, hải sản, đồ uống có cồn (bia). Khi cơ thể tiêu hóa purine, chúng sẽ được chuyển hóa thành một chất gọi là axit uric. Axit Uric có chức năng kích thích bộ não của con người hoạt động một cách có hiệu quả và cũng là một chất chống oxy hóa trong cơ thể.

Axit uric bình thường được đào thải qua nước tiểu và phân. Nếu như lượng chất này quá nhiều trong cơ thể, vượt quá khả năng lọc của thận, chúng sẽ lắng đọng tại các khớp. Khi nồng độ này quá cao, những tinh thể nhỏ của axit uric được hình thành, gây nên các triệu chứng của bệnh gút, chủ yếu bao gồm: viêm, sưng và đau tại khớp.

Đặc điểm viêm khớp do gút

Đặc điểm viêm khớp do gút

Chế độ ăn cho người bệnh gút

Bạn cần lưu ý rằng, không có một chế độ ăn nào có thể ngăn hoàn toàn cơn đau do gút bùng phát. Một chế độ ăn phù hợp với người bệnh gút cần đảm bảo những yêu cầu sau:

  • Giúp người bệnh đạt mức cân nặng lý tưởng
  • Thiết lập và duy trì chế độ ăn lành mạnh
  • Hạn chế thực phẩm chứa purin
  • Bổ sung thêm thực phẩm giúp hạ axit uric máu

Thực phẩm cần tránh với người bị gút

  • Bia và các loại đồ uống có nguồn gốc từ ngũ cốc (như rượu vodka hay whishkey hay rượu gạo)
  • Thịt đỏ, thịt cừu, thịt lợn với lượng nhiều
  • Nội tạng động vật như gan, thận, lách
  • Hải sản, đặc biệt là các loại hải sản có vỏ cứng như các loại tôm, trai, cá hồi, cá mòi.
  • Các loại thực phẩm chứa nhiều fructose như: nước ngọt có ga, một số loại nước hoa quả, ngũ cốc, kem, kẹo và đồ ăn nhiều chất béo.

Hải sản, đặc biệt là hải sản có vỏ cứng rất giàu purin, có thể gây cơn gút cấp

Hải sản, đặc biệt là hải sản có vỏ cứng rất giàu purin, có thể gây cơn gút cấp

Thực phẩm tốt cho bệnh gút

Những loại thực phẩm có thể giúp hạ nồng độ axit uric trong máu:

  • Các loại thực phẩm ít hoặc không béo, như: sữa chua hoặc sữa tách béo
  • Trái cây tươi và rau xanh
  • Các loại hạt, bơ đậu phộng hoặc ngũ cốc
  • Dầu thực vật
  • Khoai tây, gạo, bánh mì, mì ống
  • Trứng
  • Các nguồn protein từ: cá, thịt gà, thịt đỏ với lượng vừa đủ (110 – 170gram/ngày)
  • Rau xanh: Có những loại rau giàu purin như rau chân vịt nhưng những loại rau này đã được chứng minh không làm tăng nguy cơ bị cơn gút cấp.

Bạn nên ăn nhiều rau củ quả và các loại ngũ cốc nếu bị gút

Lựa chọn đồ uống cho người bị gút

Thực phẩm không phải là nguồn duy nhất có thể ảnh hưởng tới nồng độ axit uric trong máu. Các loại đồ uống cũng có thể gây những tác động tương tự.

Bạn nên bổ sung nhiều nước bằng nhiều nguồn khác nhau, tốt nhất khoảng 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày. Trong đó, ít nhất 50% lượng chất lỏng tiêu thụ mỗi ngày nên là nước lọc. Vitamin C trong nước ép cam cũng có thể giúp giảm axit uric máu, tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy fructose có trong thành phần nước cam lại gây tăng nồng độ axit uric. Vì vậy, chỉ nên uống nước cam với lượng vừa đủ. Café có chứa cafein có thể giúp giảm nồng độ axit uric, nhưng bạn không nên vì thế mà uống quá nhiều.

Bạn nên tránh uống các loại đồ uống chứa nhiều đường như nước ngọt có ga và các loại nước hoa quả. Đồng thời, bạn cũng nên hạn chế hoặc tránh uống rượu.

Uống rượu bia có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh gút

Tuy rằng chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa lượng axit uric trong máu, nhưng bạn vẫn cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát tốt nhất tình trạng bệnh.

>>  Xem thêm: Bị đau nhức xương khớp: Nên dùng glucosamine hay thuốc xương khớp?

                        Đã có thuốc Đông y thế hệ 2 hạn chế tái phát viêm khớp, thoái hóa khớp

DS Phạm Hảo