Khương hoạt: Vị thuốc tán phong hàn, chữa phong thấp

Khương hoạt là một trong những vị thuốc quen thuộc trong Y học cổ truyền. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu thêm những công dụng tuyệt vời của Khương hoạt cho sức khỏe. 

Vị thuốc khương hoạt là vị thuốc quen thuộc trong điều trị xương khớp

Giới thiệu về cây Khương hoạt

Tên gọi 

Tên khoa học: Notopterygium incisium Ting.

Họ: Hoa Tán (Apiaceae).

Vị thuốc Khương hoạt còn được gọi với tên khác như Xuyên khương, Trúc tiết khương, Hồ vương sứ giả, Khương thanh (Trung Quốc Dược học đại từ điển), Tây khương hoạt, Xuyên khương hoạt (Đông Dược học thiết yếu).

Đặc điểm thực vật

Khương hoạt là cây thân thảo, sống lâu năm, toàn cây có mùi thơm đặc biệt.  Thân cây rỗng, cao từ 0,5-1m, không phân nhánh, có khía dọc, phía dưới có màu tím, rễ củ to, dài.

Lá cây là loại lá kép hai lần hình lông chim, mọc so le; lá chét hình mác, thuôn nhỏ về phía ngọn.

Gốc tròn, đầu nhọn, mép khía răng, mặt trên tím nhạt, mặt dưới xanh lục nhạt; gốc cuống phát triển thành bẹ to ôm lấy thân.

Cây có hoa nhỏ, màu vàng, thường mọc thành từng cụm hoa ở ngọn thân thành tán kép. Thời kỳ ra hoa từ tháng 7 đến tháng 9 và đậu quả từ tháng 8 đến tháng 10.

Quả bế đôi, hình thoi dẹt, mép có rìa mỏng, màu nâu đen. Mùa hoa quả vào tháng 7-8.

Vị trí phân bố 

Khương hoạt sống ở các bìa rừng, bụi rậm, đồng cỏ, những đoạn dốc cao, mọc hoang rất nhiều ở một số tỉnh thuộc Trung Quốc. Cây phát triển tốt nhất ở độ cao 1600 đến 5000 mét so với mực nước biển.

Mặc dù di thực vào nước ta từ khá sớm nhưng hiện nay có rất ít vùng trồng và khai thác dược liệu này.

Thu hái

Bộ phận sử dụng làm thuốc chủ yếu là phần thân rễ và củ rễ của cây. Hàng năm vào mùa xuân hoặc mùa thu, người dân đào lấy thân rễ của cây rồi cắt đi phần rễ con, làm sạch đất cát, bụi bẩn sau đó đem sấy hoặc phơi khô.

Khương hoạt là cây thân thảo, sống lâu năm, toàn cây có mùi thơm đặc biệt

Tác dụng dược lý của Khương hoạt 

Chiết xuất phân lập từ dịch chiến thân rễ Khương hoạt thu được tổng cộng 24 hợp chất khác nhau.

Các thành phần hóa học chính bao gồm các coumarin: notopterol và isoimperaton; tinh dầu và phenol, axit amin, axit hữu cơ, sesquiterpenes, một số hợp chất polyacetylene như Falcarindiol; glycoside, alkaloids…

Nghiên cứu cho thấy Khương hoạt có tác dụng:

Vị thuốc Khương hoạt trong Y học cổ truyền

Tính vị quy kinh

Vị thuốc Khương hoạt có vị cay, đắng, tính ôn, mùi thơm hắc, không độc; quy vào các kinh can, thận và bàng quang.

Công năng chủ trị

Công dụng chính của Khương hoạt là tán hàn giải biểu, khu phong, trừ thấp, giảm đau, dẫn khí đi vào kinh Thái dương và mạch Đốc, thông kinh hoạt lạc ở chi trên và lưng.

Chủ trị trong các chứng thấp khớp, đau do viêm khớp dạng thấp, nhức đầu và cảm lạnh, sốt không ra mồ hôi được, đau cổ, buồn ngủ, đau đầu vùng chẩm.

Một số tác dụng khác bao gồm thanh nhiệt, tán hàn, bồi bổ khí huyết. Ở nhiều nơi, Khương hoạt có thể được sử dụng như một loại thuốc tẩy giun.

Vị thuốc Khương hoạt

Vị thuốc Khương hoạt

Một số bài thuốc có chứa Khương hoạt 

Liều dùng hàng ngày là 4 – 10g dưới dạng thuốc sắc.

Trị phong đau nhức các khớp

Khương hoạt, Độc hoạt, Tùng tiết, 3 vị lượng bằng nhau, cho vào rượu, nấu sơ qua rồi ngâm luôn trong đó. Mỗi ngày, lúc đói, uống 1 chén hoặc nhiều ít tùy ý.

Trị cảm sốt, đau đầu không ra mồ hôi, cột sống cứng, khó cử động; mạch phù, gấp

Khương hoạt 6g; Cam thảo, Tế tân mỗi vị 1g; Phòng phong, Xuyên khung mỗi vị 4,5g; Thương truật, Bạch chỉ, Hoàng cầm, Sinh địa mỗi vị 3g.

Xay tất cả thành bột. Sắc nước uống.

Trị trúng phong

Khương hoạt 6g; Trúc lịch, Phòng phong, Táo nhân, Thiên ma mỗi vị 10g; Nhục quế, Cam thảo, Phụ tử chế mỗi vị 3g; nước gừng, bột sừng Linh dương mỗi vị 5g. Sắc nước uống.

Trị đau đầu do hàn

Khương hoạt, Thăng ma, Cam thảo, Ma hoàng, Thương truật, Phòng phong mỗi vị 6g; Bạch chỉ, Phụ tử chế 4g.

Cho 3 bát nước sắc đến khi cô đặc còn 1 bát rồi chắt ra. Sau đó cho 2 bát nước vào bã thuốc, tiếp tục sắc còn 1 bát rồi chắt nước ra.

Cuối cùng đổ 1 bát nước sắc rồi chắt nước ra bát. Lấy 3 bát nước thu được hòa chung với nhau; chia làm 3, ngày uống 3 lần.

Một số lưu ý khi sử dụng vị thuốc Khương hoạt

  • Không sử dụng đối với người huyết hư không có phong hàn thực tà.
  • Độc tính: nếu sử dụng khương hoạt quá liều gây chóng mặt, buồn nôn.
  • Khương hoạt có tác dụng gần giống với Độc hoạt trong điều trị phong thấp. Tuy nhiên Độc hoạt tác dụng tốt đối với các tình trạng phong hàn thấp tà ở phần dưới cơ thể còn khương hoạt tác dụng ở phần dưới, nên có thể kết hợp cả 2 dược liệu trong chữa trị.

Dược sĩ Trần Hà