Bị loạn thị, chỉ đeo kính liệu có đủ để bảo vệ mắt ?

Loạn thị là một tật của mắt khá phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em. Để điều trị và phòng ngừa loạn thị tiến triển, ngoài việc đeo kính có cần thêm biện pháp nào khác ?

Loạn thị là một tật của mắt khá phổ biến

Loạn thị là một tật của mắt khá phổ biến

Loạn thị là gì?

Loạn thị là một khiếm khuyết của hệ thống quang học (như thấu kính) khiến các tia từ một điểm không gặp nhau ở một tiêu điểm, ánh sáng phản xạ và tập trung bất thường, vì vậy hình ảnh không sắc nét hoặc rõ ràng như mong muốn.
Nói cách khác, các vấn đề về thị lực do loạn thị là do “lỗi khúc xạ” hoặc cách ánh sáng chiếu vào mắt.
Loạn thị không phải là một bệnh về mắt, chẳng hạn như bệnh tăng nhãn áp, bởi vì có thể hoàn toàn khỏe mạnh. Nó cũng thường không liên quan đến tuổi tác.

Loạn thị là một khiếm khuyết của hệ thống quang học

Loạn thị là một khiếm khuyết của hệ thống quang học

Nguyên nhân gây loạn thị

Loạn thị làm cho ánh sáng không tập trung vào một điểm duy nhất trên một phần của mắt được gọi là võng mạc. Điều này làm biến dạng hình ảnh.
Học viện Nhãn khoa Mỹ cho biết: “Thông thường, giác mạc và thủy tinh thể của mắt nhẵn và cong đều theo mọi hướng, giúp tập trung các tia sáng mạnh vào võng mạc ở phía sau mắt. Tuy nhiên, nếu giác mạc hoặc thủy tinh thể không nhẵn và cong đều, các tia sáng sẽ không được khúc xạ đúng cách”.
Võng mạc thường tập trung ánh sáng vào một vị trí nhỏ duy nhất để tạo ra tầm nhìn rõ ràng. Tuy nhiên, do hình dạng của mắt loạn thị, nhiều tiêu điểm xảy ra. Những tiêu điểm này có thể phát triển ở phía trước hoặc phía sau võng mạc, hoặc đôi khi là cả hai, tất cả đều gây ra hiện tượng mờ.
Hầu hết những người bị loạn thị đều có giác mạc có hình dạng bất thường, không đối xứng như mắt bình thường. Đôi mắt tạo ra tầm nhìn rõ ràng có hình dạng tròn, gần như đồng nhất, giống như một quả bóng hoặc hình cầu. Mắt loạn thị có một đường cong lớn hơn ở một phần của mắt so với phần còn lại. Điều này được gọi là loạn thị giác mạc.
Một số người mắc chứng loạn thị dạng thấu kính là một hình dạng bất thường của thủy tinh thể của mắt chứ không phải giác mạc. Điều này ít phổ biến hơn loạn thị giác mạc.

Điều gì làm cho giác mạc, thủy tinh thể có hình dạng bất thường gây loạn thị?

Một số nguyên nhân dưới đây làm tăng nguy cơ khiến giác mạc, thủy tinh thể có hình dạng bất thường:

  • Di truyền
  • Chấn thương mắt
  • Sẹo trên giác mạc (có thể do sau phẫu thuật)
  • Tai nạn gây chấn thương sọ não

Các triệu chứng bệnh loạn thị

  • Nhìn mờ, đặc biệt là xung quanh các cạnh của một vật thể
  • Hình ảnh kép hoặc hình ảnh bị bóp méo
  • Căng mắt, mỏi mắt
  • Không có khả năng nhìn cả vật ở gần và vật ở xa mà không phải nheo mắt
  • Đau đầu, đau mắt sau khi đọc, sử dụng máy tính hoặc cố gắng tập trung
  • Mắt đau và mỏi hơn vào cuối ngày
  • Chữ hoặc hình có thể trông khác bình thường, bị méo, kéo dài hoặc nghiêng

Loạn thị khiến hình ảnh bị mờ, không rõ ràng

Loạn thị khiến hình ảnh bị mờ, không rõ ràng

Phân loại bệnh loạn thị

Loạn thị cận thị

Do cận thị gây ra, với cả hai kinh tuyến chính của mắt đều bị cận thị (ở các mức độ khác nhau).

Loạn thị viễn thị

Một hoặc cả hai kinh tuyến chính của mắt bị ảnh hưởng đều bị viễn thị.

Loạn thị hỗn hợp

Một kinh tuyến chính bị cận thị, còn kinh tuyến kia bị viễn thị.

Hầu hết các trường hợp loạn thị là loạn thị giác mạc thông thường. Hình dạng của giác mạc gây mờ mắt. Các kinh tuyến chính của mắt là bình thường vì chúng cách nhau 90 độ (vuông góc với nhau, trái ngược với các đường thẳng hàng bất thường hoặc không đều). Tỷ lệ loạn thị cận thị được cho là cao hơn nhiều so với loạn thị viễn thị.

Phương pháp điều trị bệnh loạn thị

Loạn thị nhẹ rất phổ biến và thường không cần điều chỉnh trừ khi chúng gây ra những thay đổi về thị lực.

Bác sĩ hoặc chuyên viên sẽ kiểm tra thị lực bằng biểu đồ mắt Snellen, dùng thiết bị vi tính hóa để kiểm tra độ dốc/hình dạng của mắt, kiểm tra khúc xạ, soi võng mạc…

Sau đó, biện pháp điều trị thông thường là đeo kính, rất ít trường hợp phải phẫu thuật.

Đeo kính

Mặc dù nhiều bệnh nhân thích đeo kính áp tròng hơn kính gọng, nhưng loạn thị có thể khó điều chỉnh bằng cách sử dụng kính áp tròng. Nếu bạn đã đeo kính vì một vấn đề về thị lực khác (chẳng hạn như cận thị hoặc viễn thị), thì lý tưởng nhất là tròng kính cũng sẽ được điều chỉnh cho chứng loạn thị.

Ngoài việc đeo kính, người bị tật khúc xạ (kể cả cận thị, viễn thị hay loạn thị) đều cần chăm sóc cho đôi mắt của mình.

Chăm sóc mắt

Mắt tiếp xúc với nhiều tia UV hoặc ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử, có thể làm cho tình trạng mỏi mắt hoặc đau đầu trở nên tồi tệ hơn. Nên đeo kính râm hoặc đội mũ rộng vành để tránh ánh nắng mặt trời tác động lên mắt.

Ngoài ra, hãy chăm sóc đôi mắt bằng chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng như:

  • Lutein và zeaxanthin
  • Chất chống oxy hóa như vitamin C, E, A, carotenoids, lycopene, glucosamine
  • Kẽm
  • Axit béo omega-3

Những chất dinh dưỡng này giúp ngăn chặn gốc tự do, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, giảm nguy cơ đục thủy tinh thể, bệnh tăng nhãn áp, mỏi mắt, lóa và nhạy cảm với ánh sáng, đồng thời cũng làm cho các mô trong mắt khỏe hơn.

Bổ sung chất dinh dưỡng giúp đôi mắt khỏe mạnh hơn

Bổ sung chất dinh dưỡng giúp đôi mắt khỏe mạnh hơn

Một số thực phẩm tốt nhất cho mắt bao gồm:

  • Cà rốt
  • Rau lá xanh, đặc biệt là rau họ cải
  • Khoai lang
  • Đậu xanh, đậu Hà Lan
  • Trứng
  • Các loại quả mọng
  • Trái cây có múi
  • Đu đủ
  • Xoài
  • Quả kiwi
  • Dưa gang
  • Ổi
  • Ngô
  • Ớt chuông đỏ
  • Các loại hạt
  • Hải sản đánh bắt tự nhiên
  • Thịt động vật ăn cỏ
  • Gia cầm chăn thả

Vân Anh