Từ lâu, nhiều người đã có thói quen bổ sung collagen để làm đẹp. Vậy, điều này có thực sự mang lại hiệu quả hay chỉ là quảng cáo ?
Tìm hiểu bổ sung collagen có thực sự hiệu quả hay không
Collagen là gì?
Collagen là loại protein có nhiều nhất trong cơ thể, chứa tới 19 loại axit amin khác nhau.
Collagen trong hầu hết các mô của động vật bậc cao và trong nhiều mô của động vật bậc thấp có dạng sợi dây với mức độ trật tự cao. Giống như một sợi dây có nhiều cấp độ cuộn, sợi collagen có bốn cấp độ cấu trúc trong đó ít nhất ba cấp độ cuộn. Các sợi collagen giúp xác định và duy trì hình dạng của các mô liên kết.
Trong cơ thể con người, collagen có trong cơ, xương, da, mạch máu, hệ tiêu hóa và gân.
Loại protein này giúp mang lại độ đàn hồi cho làn da, thay thế các tế bào da chết. Với các khớp và gân, collagen giúp liên kết chúng với nhau.
Collagen là loại protein có nhiều nhất trong cơ thể
Những ác dụng của collagen
Tốt cho da và tóc
Việc tăng lượng collagen có thể giúp làn da săn chắc hơn, mịn màng và giúp các tế bào da tiếp tục tái tạo và sửa chữa bình thường.
Theo một nghiên cứu, suy giảm collagen có thể khiến da chùng nhão, đàn hồi kém và nhiều nếp nhăn hơn.
Nghiên cứu khác cho thấy bổ sung collagen giúp tăng đáng kể độ đàn hồi của da, da ẩm và mịn màng hơn.
Điều này làm cho nó trở thành một trong những thành phần chăm sóc da tự nhiên mà nhiều hãng dược phẩm và mỹ phẩm hướng đến.
Tốt cho khớp
Bạn đã bao giờ bị đau đầu gối, cảm thấy chân cứng khi đi lại chưa? Đó có thể là do suy giảm collagen, khiến gân và dây chằng khó liên kết với nhau, dẫn đến cứng khớp, sưng khớp.
Collagen có cấu trúc mịn, giống như gel bao phủ và giữ các xương của chúng ta lại với nhau. Nhờ có collagen bôi trơn mà chúng ta di chuyển không bị đau.
Một nghiên cứu năm 2019 phát hiện ra rằng, collagen được sử dụng như một phương pháp điều trị cho tình trạng viêm xương khớp cũng như các chứng rối loạn và đau khớp khác.
Tăng cường trao đổi chất, cơ và năng lượng
Việc tăng cường collagen có thể giúp tăng cường trao đổi chất, tăng cơ và chuyển đổi các chất dinh dưỡng thiết yếu.
Duy trì khối lượng cơ bắp rất quan trọng khi có tuổi, vì nó giúp tư thế vững, xương chắc khỏe cũng như đốt cháy nhiều calo hơn chất béo.
Tốt cho móng tay, tóc và răng
Thiếu collagen có thể khiến móng tay bị xước, mỏng và dễ gãy. Nghiên cứu còn cho thấy, collagen giúp tóc, móng và răng chắc khỏe.
Tốt cho tim mạch
Collagen giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch vì nó giúp động mạch không bị tích tụ mảng bám nguy hiểm. Ngoài ra, nó còn giúp giãn mạch, thư giãn các tế bào cơ và mạch máu, giúp lưu thông máu tốt hơn.
Nguyên nhân gây mất collagen
Quá trình sản xuất collagen của cơ thể bắt đầu chậm lại một cách tự nhiên do lão hóa.
Collagen suy giảm dẫn đến lão hóa da, nếp nhăn, da chảy xệ, đau khớp do sụn yếu và giảm đi.
Các yếu tố lối sống khác, như ăn nhiều đường, hút thuốc và tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, cũng góp phần làm suy giảm lượng collagen.
Ngoài ra, di truyền, ăn ít thực phẩm chứa collagen, thiếu dinh dưỡng và một số vấn đề tiêu hóa cũng ảnh hưởng đến việc sản xuất và tổng hợp collagen.
Collagen suy giảm theo thời gian, dẫn đến nếp nhăn và da chùng nhão
Những cách bổ sung collagen
Bạn có thể bổ sung collagen qua một số loại thực phẩm giàu collagen tự nhiên. Dưới đây là một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo:
- Nước hầm xương
- Cá nguyên da
- Thịt gà
- Thịt bò
- Trứng
- Tảo biển
Bổ sung thực phẩm giàu collagen tốt cho làn da, mái tóc và xương khớp
Ngoài ra, cũng nên bổ sung những thực phẩm kích thích quá trình sản xuất collagen trong cơ thể:
- Rau xanh
- Hàu
- Ớt chuông
- Các loại hạt
- Các loại trái cây có múi
Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung collagen qua bột collagen bán sẵn. Các chất bổ sung collagen có thể được trộn vào sinh tố, súp hoặc thậm chí vào các món nướng.
Khi muốn bổ sung collagen dạng uống, hãy lựa chọn collagen peptide thủy phân có đặc tính dễ hấp thụ nhất. Hãy tìm các thuật ngữ như “peptide collagen”, “collagen hydrolysate” hoặc “collagen thủy phân” trên nhãn thành phần của thực phẩm bổ sung.
Anh Nguyễn