Điều trị và phòng ngừa bệnh nấm da chân không hề khó

Bệnh nấm da chân là một trong những loại nhiễm nấm phổ biến nhất, với tỷ lệ khoảng 3-15% dân số thế giới. Bệnh nấm da chân rất dễ tái phát nếu không biết cách điều trị và phòng ngừa đúng.
Bệnh nấm da chân là một trong những loại nhiễm nấm phổ biến nhất, với tỷ lệ khoảng 3-15% dân số thế giới. Bệnh nấm da chân rất dễ tái phát nếu không biết cách điều trị và phòng ngừa đúng.

Tìm hiểu cách phòng ngừa bệnh nấm da chân hiệu quả

Bệnh nấm da chân là gì?

Bệnh nấm da chân là một loại nhiễm trùng ở ngón chân hoặc bàn chân do một loại nấm Dermatophyte gây ra. Loại nấm này chủ yếu ăn các protein có trong da gọi là keratin. Keratin có ở lớp trên cùng của da và những nơi khác trên cơ thể, chẳng hạn như trong sợi tóc.
Nấm da chân thường xuất hiện ở:

  • Kẽ ngón chân: phổ biến nhất là kẽ ngón út và ngón chân bên cạnh
  • Trên khắp lòng bàn chân

Bệnh nấm da chân là một loại nhiễm trùng ở ngón chân hoặc bàn chân

Bệnh nấm da chân là một loại nhiễm trùng ở ngón chân hoặc bàn chân

Nguyên nhân gây bệnh nấm da chân

Loại nấm nhỏ gọi là dermatophytes là nguyên nhân chính gây bệnh nấm da chân. Loại nấm này xâm nhập vào lớp trên cùng của da thông qua các lỗ hoặc vết nứt nhỏ.

Chính vì thế, da bị bong tróc, bị cắt hoặc trầy xước có thể dễ bị nhiễm trùng hơn.

Nấm da chân có thể lây nhiễm từ người này sang người khác, chúng cũng có thể bám dính trên đáy vòi hoa sen, bồn tắm, dụng cụ thể thao, tất hoặc giày.

Các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ nhiễm nấm da chân:

  • Đi chân trần trên các bề mặt có thể chứa nấm như thảm tập thể dục, sàn nhà, sàn phòng tập thể dục
  • Chân bị đổ mồ hôi
  • Không rửa sạch chân
  • Tắm tại phòng tắm công cộng
  • Đi tất và giày gần như cả ngày mà không để không khí lọt vào chân. Vì nấm và vi khuẩn phát triển tốt trong môi trường ẩm ướt và ấm áp.
  • Đi giày hoặc bốt, ủng bằng cao su, chất liệu không thấm nước
  • Người bị viêm da, chàm
  • Người có hệ miễn dịch suy yếu do rối loạn tự miễn dịch hoặc dùng thuốc, chẳng hạn như steroid, cortisone
  • Người mắc bệnh tiểu đường và bệnh thần kinh

Đi giày và tất cả ngày dễ làm tăng nguy cơ nhiễm nấm da chân

Đi giày và tất cả ngày dễ làm tăng nguy cơ nhiễm nấm da chân

Các triệu chứng bệnh nấm da chân phổ biến nhất

Bệnh nấm da chân có những dấu hiệu sau:

  • Ngứa và rát quanh ngón chân
  • Da nứt nẻ hoặc bong tróc ở ngón chân
  • Da ngón chân có màu trắng hoặc đỏ
  • Da ngón chân dày hơn, sưng, nóng và đau
  • Chân có mùi hôi

Nếu không được điều trị, nấm da chân có thể lan rộng ra móng chân, thậm chí bàn tay, ngón tay.

Phương pháp điều trị nấm da chân

Kem chống nấm

Hầu hết các trường hợp nấm da chân đều có thể tự điều trị tại nhà bằng các loại kem chống nấm.

  • Ngâm chân trong nước ấm khoảng 10 – 30 phút
  • Rửa sạch chân và lau khô hoàn toàn
  • Thoa kem chống nấm 1 – 3 lần mỗi ngày

Sau khoảng 2 – 6 tuần điều trị, các triệu chứng sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên, một số loại kem có chứa các hợp chất hóa học gọi là allylamine, azole hoặc fluconazole. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các hợp chất này là nguyên nhân phổ biến gây ra sự nhạy cảm và phản ứng dị ứng. Nếu bạn nhận thấy các triệu chứng mới hoặc nếu các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn khi sử dụng kem chống nấm, hãy ngừng sử dụng và thông báo với bác sĩ.

Thuốc chống nấm

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ đề nghị dùng thuốc chống nấm dạng uống. Thuốc chống nấm thường chứa các hoạt chất itraconazole hoặc terbinafine. Tác dụng phụ có thể xảy ra gồm đau đầu, chóng mặt, các vấn đề về tiêu hóa và phát ban.

Dùng kem thảo dược

Có một số loại thảo dược có tác dụng sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa như lá trầu không, lá đào, bạch chỉ, lá lấu, hoàng bá, hoan trà, trà xanh, lô hội… Loại kem có thành phần gồm chiết xuất những loại thảo dược này thường được dùng cho các trường hợp nấm ngứa, mẩn ngứa, viêm da. Tiêu biểu như Kem Nhất Nhất có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Chỉ cần bôi kem trực tiếp lên tổn thương và để cho thoáng, ngày bôi 1-3 lần cho đến khi hết triệu chứng.

Bôi kem chống nấm, kem thảo dược giúp sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa do nấm

Bôi kem chống nấm, kem thảo dược giúp sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa do nấm

Dùng tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà có hợp chất chống nấm tự nhiên, giảm mụn trứng cá, mau lành vết thương và nhiều tác dụng khác.

Để trị nấm da chân, hãy trộn tinh dầu tràm trà với dầu nền (như dầu dừa) rồi bôi lên ngón chân hàng ngày.

Bổ sung men vi sinh (probiotics)

Men vi sinh hay còn gọi là probiotics là những chế phẩm sinh học có chứa lợi khuẩn hoạt động tương tự như những vi khuẩn tốt trong đường ruột. Bổ sung men vi sinh có thể giúp khôi phục hệ vi sinh đường ruột, tăng cường hệ thống miễn dịch. Nhờ đó sẽ giúp chống nấm hiệu quả hơn.

Ăn nhiều tỏi hơn

Nhiều nghiên cứu cho thấy tỏi có đặc tính kháng nấm tự nhiên. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tỏi thậm chí có thể chống lại bệnh nấm da chân hiệu quả hơn so với các loại thuốc theo toa như Lamisil.

Các nhà khoa học đã tìm thấy một hợp chất trong tỏi được gọi là “ajoene” đặc biệt hiệu quả đối với loại nấm gây bệnh nấm da chân.

Phòng ngừa nhiễm nấm da chân

Nấm chân rất dễ tái phát. Do đó, việc phòng ngừa là vô cùng quan trọng. Để ngăn ngừa nấm da chân, bạn nên thực hiện ngay các biện pháp sau:

  • Luôn giữ cho bàn chân luôn khô ráo vì độ ẩm có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn hoặc nấm phát triển.
  • Sau khi rửa sạch chân, nên dùng khăn bông hoặc máy sấy tóc để sấy khô chân trước khi đi tất và giày
  • Không dùng chung dao cạo râu, khăn tắm, giày hoặc tất với người khác
  • Khi ở nhà, hãy bỏ tất và giày, để chân tiếp xúc với không khí
  • Nếu chân có vết trầy xước hoặc vết cắt, hãy làm sạch và băng bó chân
  • Luôn đi tất khô và sạch
  • Cố gắng không đi một đôi giày hai ngày liên tiếp
  • Cố gắng không đi chân trần trong môi trường công cộng như phòng tập thể dục, hồ hơi, phòng tắm, phòng thay đồ…

Vân Anh