Cẩm nang bệnh viêm phổi: Đơn giản, dễ hiểu nhất cho mọi người

Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới, có thể dẫn đến khó thở, suy hô hấp và tử vong. Điều trị viêm phổi không quá khó, vấn đề là phải sớm nhận biết được tình trạng này để điều trị kịp thời.

Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới

Bệnh viêm phổi là gì?

Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng gây viêm trong túi khí ở phổi, được gọi là phế nang. Các phế nang chứa đầy chất lỏng hoặc mủ, gây khó thở.

Viêm phổi có lây không?

Viêm phổi có thể do virus, vi khuẩn và nấm gây ra. Viêm phổi do virus và vi khuẩn có thể lây lan từ người bệnh sang người khác, thông qua việc hít phải các giọt nước li ti trong không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Bạn cũng có thể bị nhiễm khi tiếp xúc với các bề mặt hoặc vật thể bị nhiễm virus, vi khuẩn gây viêm phổi.

Bạn có thể mắc bệnh viêm phổi do nấm từ môi trường. Tuy nhiên, nó không lây truyền từ người này sang người khác.

Triệu chứng viêm phổi

Các triệu chứng viêm phổi có thể từ nhẹ đến rất nghiêm trọng, bao gồm:

  • Ho có đờm (dịch nhầy)
  • Sốt
  • Đổ mồ hôi hoặc ớn lạnh
  • Khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi
  • Đau ngực dữ dội khi thở hoặc ho
  • Mệt mỏi
  • Ăn không ngon
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Đau đầu

Các triệu chứng khác có thể thay đổi tùy theo độ tuổi và sức khỏe của người bệnh. Trẻ em dưới 5 tuổi có thể thở nhanh hoặc thở khò khè. Trẻ sơ sinh có thể không có triệu chứng, nhưng đôi khi bé bị nôn, không muốn chơi hoặc khó nuốt. Người cao tuổi còn có thêm triệu chứng nhầm lẫn, hạ thân nhiệt.


Các triệu chứng viêm phổi có thể xuất hiện từ nhẹ đến nặng

Nguyên nhân gây viêm phổi

Viêm phổi do vi khuẩn

Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phổi do vi khuẩn là Streptococcus pneumoniae. Các nguyên nhân khác bao gồm: Viêm phổi do Mycoplasma, Haemophilusenzae, Legionella pneumophila.

Viêm phổi do virus

Virus gây bệnh đường hô hấp thường là nguyên nhân gây viêm phổi. Một số ví dụ bao gồm: virus cúm, virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cảm lạnh.

Viêm phổi do virus thường nhẹ hơn và có thể cải thiện sau 1 đến 3 tuần mà không cần điều trị.

Viêm phổi do nấm

Nấm có trong đất có thể gây viêm phổi. Chúng thường ảnh hưởng đến những người có hệ miễn dịch suy yếu.

Ví dụ về các loại nấm có thể gây viêm phổi bao gồm: Pneumocystis jirovecii, Cryptococcus, Histoplasmosis.

Những ai dễ bị viêm phổi?

Bất cứ ai cũng có thể bị viêm phổi, nhưng một số nhóm có nguy cơ cao hơn, gồm:

  • Trẻ dưới 2 tuổi
  • Người trên 65 tuổi
  • Người có hệ miễn dịch yếu do bệnh hoặc sử dụng thuốc, chẳng hạn như steroid hoặc một số loại thuốc chữa ung thư
  • Người mắc một số bệnh mạn tính, chẳng hạn như hen suyễn, xơ nang, tiểu đường hoặc suy tim
  • Người hay bị nhiễm trùng đường hô hấp, như cảm lạnh, cúm
  • Người hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia
  • Người sống hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm khói bụi, hóa chất.


Người hút thuốc lá và uống rượu bia có nguy cơ bị viêm phổi cao

Điều trị viêm phổi bằng cách nào?

Việc điều trị phụ thuộc vào loại viêm phổi mắc phải, mức độ nghiêm trọng và tình hình sức khỏe nói chung.

Thuốc

Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giúp điều trị viêm phổi, phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể.

  • Thuốc kháng sinh: Có thể điều trị hầu hết các trường hợp viêm phổi do vi khuẩn. Nếu được kê kháng sinh, bạn nên uống hết liệu trình, ngay cả khi các triệu chứng đã giảm. Làm như vậy có thể ngăn ngừa khỏi nhiễm trùng và tránh kháng kháng sinh. Thuốc kháng sinh không có tác dụng với viêm phổi do virus.
  • Thuốc kháng virus: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê thuốc kháng virus. Tuy nhiên, nhiều trường hợp viêm phổi do virus tự khỏi mà không cần dùng thuốc.
  • Thuốc chống nấm: Được sử dụng để điều trị viêm phổi do nấm. Bạn có thể phải dùng thuốc này trong vài tuần để chống nhiễm trùng.
  • Thuốc giảm đau và hạ sốt: Các loại thuốc giảm đau và hạ sốt có thể dùng là: aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin), acetaminophen (Tylenol).
  • Thuốc ho: Để làm dịu cơn ho để có thể ngủ và nghỉ ngơi. Tuy nhiên, bạn nên nhớ ho giúp loại bỏ chất lỏng từ phổi, vì vậy, bạn đừng uống thuốc ngăn ngừa cơ chế này.

Tự chăm sóc tại nhà

  • Chế độ ăn uống: Ăn uống đủ chất, ưu tiên những món mềm và dễ nuốt để cơ thể có sức chống lại bệnh.
  • Uống nhiều nước lọc hơn: Uống đủ nước vô cùng quan trọng, đặc biệt là với người bệnh.
  • Uống trà ấm, mật ong chanh gừng: Thức uống này giúp làm dịu cổ họng, sát khuẩn cổ họng, giảm ho, đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng.


Trà mật ong chanh gừng – thức uống giúp hỗ trợ điều trị viêm phổi

  • Nghỉ ngơi nhiều nhất có thể: Trong khi cơ thể đang dồn hết năng lượng để chiến đấu lại virus, vi khuẩn, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi để đỡ tốn năng lượng.

Khi nào cần nhập viện?

Nếu các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng hoặc bạn có vấn đề sức khỏe khác, bạn có thể phải nhập viện. Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ theo dõi nhịp tim, nhiệt độ, nhịp thở của bạn, đồng thời dùng thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch, liệu pháp hô hấp, liệu pháp oxy… để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác.

Phòng ngừa viêm phổi như thế nào?

Tiêm phòng

Tuyến phòng thủ đầu tiên chống viêm phổi là tiêm vacxin. Có một số loại vacxin có thể giúp ngăn ngừa viêm phổi. Bạn nên hỏi bác sĩ tại các trung tâm y tế dự phòng để biết rõ hơn.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến nghị những trường hợp sau nên tiêm vacxin phòng ngừa viêm phổi:

  • Trẻ em dưới 2 tuổi
  • Người từ 65 tuổi trở lên
  • Người trong độ tuổi từ 2 – 64 tuổi mắc các bệnh mạn tính làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi
  • Người hút thuốc lá

Bảo vệ mũi họng – “cửa ngõ” của hệ hô hấp

  • Nên đeo khẩu trang để tránh khói bụi, virus
  • Nên xịt mũi, rửa mũi thường xuyên để rửa trôi bụi bẩn, vi trùng trong hốc mũi
  • Giữ ấm cổ họng khi trời chuyển lạnh.
  • Súc họng ngay khi có cảm giác ngứa hay kích ứng cổ họng.
  • Sớm điều trị cảm cúm, cảm lạnh, tránh để biến chứng viêm phế quản, viêm phổi.

> Xem thêm: Xịt mũi nhiều có tốt không: Câu trả lời khiến nhiều người giật mình

                              7 cách làm giảm nghẹt mũi tự nhiên, hiệu quả

                              Tổng hợp 5 biện pháp giảm khô mũi, rát họng tại nhà