Bệnh ho mãn tính: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Ho mãn tính là tình trạng bệnh khi ho liên tục được 8 tuần ở người lớn, 4 tuần ở trẻ em hoặc lâu hơn. Bệnh không những ảnh hưởng đến bản thân người bệnh do việc ho liên tục gây mệt mỏi, khó chịu, thậm chí không ngủ được, không làm việc và sinh hoạt bình thường được mà còn gây ảnh hưởng đến môi trường sống của bệnh nhân. Trường hợp nặng của ho mạn tính có thể gây nôn mửa, chóng mặt…

Ho mãn tính
Ho mãn tính là tình trạng bệnh khi ho liên tục được 8 tuần ở người lớn

Các triệu chứng

Ho mạn tính có thể xảy ra với các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp như:

  • Sổ mũi hay nghẹt mũi
  • Cảm giác chất lỏng chạy xuống phía sau cổ họng
  • Thở khò khè và khó thở
  • Ợ nóng hoặc có vị chua trong miệng
  • Trong trường hợp hiếm hoi có ho ra máu

Ngoài ra một số bệnh nhân có thể gặp các trường hợp khác với các trường hợp được liệt kê ở trên. Dù thế nào thì người bệnh cũng nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị dứt điểm kịp thời.

>> Xem thêm Các loại bệnh hô hấp thời điểm giao mùa

Nguyên nhân của ho mãn tính

Ho thường xuyên là điều bình thường, nó giúp làm sạch các chất ngoại lai và tiết từ phổi và ngăn ngừa nhiễm trùng. Tuy nhiên, ho với thời gian kéo dài thường là kết quả của một vấn đề tiềm ẩn. Những nguyên nhân dẫn đến ho mãn tính thường gặp bao gồm:

1. Chảy nước mũi sau (hội chứng ho đường hô hấp trên)

Mỗi ngày, tuyến ở mũi và xoang sản xuất chất nhầy vào cổ họng nhằm làm sạch và ẩm đoạn mũi. Thông thường chất lỏng tiết ra được nuốt vào một cách tự nhiên, nhưng khi lượng dịch này được tiết ra nhiều hơn bình thường do dị ứng, nhiễm trùng, lạnh hoặc do các bệnh lý về xoang thì người bệnh có thể cảm thấy dịch bị tích lũy ở mặt sau của cổ họng gây ra phản xạ ho. Do vậy nếu người bệnh bị chảy nước mũi sau mãn tính thì cũng dẫn đến bị ho mãn tính.

Chảy nước mũi
 Chảy nước mũi sau là nguyên nhân dẫn đến ho mãn tính phổ biến

2. Hen phế quản

Đây là một nguyên nhân phổ biến của ho mãn tính ở người lớn và nguyên nhân hàng đầu ở trẻ em. Thông thường, ho xảy ra với thở khò khè và khó thở, nhưng trong bệnh hen, ho chỉ là triệu chứng. Ho có liên quan đến các mùa, xuất hiện sau một nhiễm trùng đường hô hấp trên, hoặc trở nên tồi tệ hơn khi tiếp xúc với không khí lạnh hoặc hóa chất nào đó.

>> Xem thêm 9 Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư phổi cần đi khám gấp

3. Trào ngược dạ dày (GERD)

Trong các trường hợp bệnh lý, việc trào ngược dạ dày dẫn đến dịch tiêu hóa là các acid dạ dày chảy ngược trở lại ống thực quản. Việc kích thích liên tục trong thực quản, cổ họng và thậm chí khu vực phổi có thể dẫn đến ho mãn tính.

trào ngược dạ dày
Việc trào ngược dạ dày dẫn đến dịch tiêu hóa là các acid dạ dày chảy ngược trở lại ống thực quản

4. Nhiễm trùng đường hô hấp

Ho có thể kéo dài sau khi hết các triệu chứng của cảm lạnh, cảm cúm, viêm phổi hoặc nhiễm trùng khác của đường hô hấp trên. Trong một số trường hợp, điều này có thể xảy ra do bệnh kéo dài. Đôi khi, ngay cả khi nhiễm trùng đã biến mất, đường thở có thể vẫn còn bị viêm và do đó nhạy cảm đặc biệt với chất kích thích.

5. Thuốc huyết áp

Angiotensin – ức chế men chuyển (ACE), thường được chỉ định đối với bệnh tăng huyết áp và suy tim, được biết là gây ho mãn tính trong khoảng 20% những người dùng thuốc. Thông thường, ho bắt đầu trong vòng một tuần sau khi bắt đầu điều trị, nhưng đôi khi diễn biến chậm gây ho sau sáu tháng. Điểm đặc trưng là ho thường kéo dài vài ngày sau khi dừng thuốc rồi hết

6. Viêm phế quản mãn tính

Viêm đường hô hấp chính (ống phế quản) lâu dài có thể gây ra tắc nghẽn, khó thở, thở khò khè, ho và đổi màu đờm. Do tỷ lệ bệnh nhân bị viêm phế quản mãn tính do hút thuốc lá là khá lớn, ho thường là một dấu hiệu của tổn hại tới phổi và đường hô hấp.

7. Giãn phế quản

Đây là một tình trạng nghiêm trọng mãn tính về phổi, trong đó sự nở rộng của ống phế quản bất thường ảnh hưởng đến khả năng làm sạch chất nhờn từ phổi. Việc này gần như luôn dẫn đến viêm phổi, mặc dù có thể không đủ nghiêm trọng. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm ho và đổi màu đờm hoặc máu trong đờm, khó thở và mệt mỏi.

8. Ung thư phổi

Chỉ có một tỷ lệ phần trăm nhỏ những người bị ho mãn tính bị ung thư phổi, và nhất là hiện tại hoặc trước đây hút thuốc. Nếu đờm có chứa máu, bệnh nhân cần gặp bác sĩ để được tiên lượng và điều trị kịp thời.

Các xét nghiệm và chẩn đoán

3 nguyên nhân phổ biến hàng đầu của ho mãn tính – chảy nước mũi sau, hen suyễn và acid trào ngược, các bác sĩ thường có thể xác định được vấn đề cơ bản thông qua phản ứng để điều trị hơn là các kiểm tra xét nghiệm. Điều trị bao gồm:

  • Thuốc kháng histamine và thuốc thông mũi cho chảy nước mũi sau.
  • Thuốc hít hoặc thuốc xịt mũi để chữa hen.
  • Thuốc giảm acid trào ngược.

Nếu phương pháp này không đạt hiệu quả, có thể cần một hoặc một số các xét nghiệm sau đây:

  • X quang ngực: X quang không tiết lộ những lý do phổ biến nhất của ho, nó có thể được sử dụng để kiểm tra ung thư phổi và các bệnh phổi khác.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): CT scan dùng x quang từ nhiều góc độ khác nhau và sau đó kết hợp chúng lại để tạo thành hình ảnh mặt cắt ngang. Kỹ thuật này có thể cung cấp chi tiết hơn về phổi. CT scan cũng có thể được sử dụng để kiểm tra sâu răng, nhiễm trùng xoang.
  • Xét nghiệm chức năng phổi: Đơn giản, không xâm lấn. Đôi khi cũng có thể có bài kiểm gắng sức khi nghi ngờ hen, trong đó kiểm tra hít thở có thể trước và sau khi hít thuốc methacholine.
  • Nội soi mũi: Thử nghiệm này bao gồm việc chèn một cáp quang nhỏ vào lỗ mũi để đánh giá tình trạng của niêm mạc mũi và các lỗ đến xoang.
  • Nội soi dạ dày thực quản: Trong thử nghiệm này, ống soi được thông xuống họng vào thực quản để kiểm tra các dấu hiệu của trào ngược axit trong dạ dày và thực quản.
  • Soi phế quản: Trong thử nghiệm này, ống soi được thông xuống khí quản để kiểm tra các ống phế quản cho các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn.
Chụp X-quang phổi
Chụp X-quang phổi thẳng để tìm kiếm khối u nếu có

Phương pháp điều trị và thuốc

Điều trị ho mãn tính với một nguyên nhân thường là đơn giản. Khi ho không thể được xác định được vấn đề gây ra nó, điều trị trở nên khó giải quyết.

1. Thuốc kháng histamine và thuốc thông mũi

Thuốc kháng histamine và thuốc thông mũi thường được kết hợp như tiêu chuẩn điều trị cho các bệnh dị ứng và chảy nước mũi sau. Thuốc kháng histamine thế hệ mới có thể hiệu quả trong điều trị ho hơn thế hệ cũ mà không làm buồn ngủ.

2. Hít corticosteroids

Các thuốc chống viêm được điều trị hiệu quả nhất cho bệnh hen và bệnh hen có liên quan đến ho, nhưng việc sử dụng thuốc giãn phế quản hít cũng có thể được yêu cầu. Sử dụng dài hạn corticosteroid có thể gây nên nhiều tác dụng phụ không mong muốn nên bệnh nhân cần phải có chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng để đạt hiệu quả.

>> Xem thêm Cảnh báo lượng trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp phải nhập viện

3. Thuốc điều trị acid trào ngược

Khi thay đổi lối sống không kết quả, có thể cần điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton, ngăn chặn sản xuất acid và cho phép thời gian để chữa lành các mô thực quản. Khi lý do ho không được biết, bác sĩ có thể kê thuốc giảm ho triệu chứng hoặc một loại thuốc làm thư giãn các đoạn thông khí trong phổi.

4. Phong cách sống và biện pháp khắc phục

  • Ngừng hút thuốc lá
  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Ăn bữa nhỏ hơn và thường xuyên ăn hơn. Tránh các đồ uống và thực phẩm gây ợ nóng như rượu, chocolate, bạc hà và các loại thực phẩm chiên
  • Chờ 3 – 4 giờ sau bữa ăn trước khi nằm xuống
  • Nâng cao đầu giường khi nằm