Hệ thống bảo vệ cơ thể theo lý thuyết miễn dịch học hiện đại

Đến nay, khoa học đã phát hiện hệ miễn dịch người có khả năng sản xuất ra trên hàng ngàn tỷ (1012 ) loại kháng thể đặc hiệu khác nhau. Các thành tựu của miễn dịch học hiện đại nhiều đến mức, kể cả điểm danh các nét chính của miễn dịch học hiện đại cũng đã rất khó.

1. Câu chuyện tranh cãi về bệnh suy giảm miễn dịch-AIDS (trước gọi là SIDA)

Bệnh nổi tiếng nhất có liên quan đến hệ miễn dịch là bệnh suy giảm miễn dịch AIDS, được cho là do virus HIV gây ra.

Nhiều tài liệu về AIDS trình bày như sau: “AIDS là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, do vi rút bị đột biến gây nên, hiện nay chúng ta gọi nó là HIV. Vi rút bị đột biến xâm nhập vào cơ thể người, bắt đầu tiêu diệt một cách ồ ạt các kháng thể (antibody) là tác nhân chủ yếu của hệ miễn dịch. Khi số lượng kháng thể của cơ thể giảm xuống còn quá ít, cơ thể mất khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên trong cũng như từ bên ngoài và sẽ chết”.

Tuy nhiên, theo kết quả một cuộc thử nghiệm tại Úc và đăng tải trên báo The Sunday Times năm 1993, nhiều người nhiễm HIV dễ dàng tránh được các bệnh sốt rét hay vượt qua được chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, những người từng bị cúm cũng có hiện tượng tương tự.

Từ kết quả này, các nhà nghiên cứu khẳng định là chỉ định của Tổ chức Y tế thế giới WHO cho rằng hàng triệu người sẽ chết do được kết luận dương tính với HIV là có thể sai lầm. Tính đến cuối 2012, đã có 25 triệu người chết do AIDS nhưng có 35 triệu người nhiễm HIV đang “ sống chung với lũ”. Nhân loại đang tiến dần đến việc kiểm soát AIDS.

Nhưng AIDS không chỉ do HIV. Các nhà khoa học biết rất rõ về các tác nhân có thể gây tác động hay hủy diệt hệ miễn dịch. Danh sách này không có gì đặc biệt: chế độ dinh dưỡng kém, stress tinh thần, lo âu, sử dụng ma túy và rượu, điều kiện sống cực nhọc,… Lý thuyết về việc hệ miễn dịch suy giảm mạnh do ảnh hưởng của một hay nhiều tác nhân đồng thời tác động lên hệ miễn dịch là phù hợp hơn với các số liệu thống kê. Nó giải thích được những trường hợp mà lý thuyết AIDS không lý giải nổi. Tuy nhiên, khi thị trường thuốc chống AIDS lên  đến 15 tỷ USD/năm (tính cho năm 2010) thì thay đổi quan điểm này là không đơn giản, như kiểu vacxin loại TaminFlu chống H5N1 vậy.

hệ miễn dịch
Hình 1 : Bố trí các cơ quan của hệ miễn dịch trong cơ thể (tuyến ức chỉ huy, hai nhà máy sản xuất thuốc trong cơ thể là lá lách và tuỷ xương, còn lại các hạch và mạch bạch huyết là các cơ quan phân phối thuốc)

Nói ngắn gọn hơn, có thể coi stress là nguyên nhân hàng đầu của suy giảm miễn dịch (các hocmon stress làm tê liệt các tế bào miễn dịch), nên khi đẩy lùi được stress, tự não tiết ra một số chất endorphin tăng cường hệ miễn dịch.

Gọn hơn nữa: hãy tin vào điều kỳ diệu của tạo hoá nằm trong cơ thể con người. Dường như cơ thể người tự biết cách khắc chế AIDS, nếu chúng ta biết cách kích hoạt hệ thống miễn dịch tốt hơn.

>> Xem thêm 10 Điều chưa biết về hệ miễn dịch giúp bạn luôn khỏe mạnh

2. Làm rõ thêm về miễn dịch bẩm sinh (Natural immunity)

Cuối năm 2011, giải Noben Y học được trao cho nhóm 3 nhà khoa học học gồm Bruce Beutler (người Mỹ), Jules Hoffmann (người Luxembourg) và Ralph Steinman (Canada) với nhận xét của Ủy ban Nobel có đoạn ghi: “Giải Nobel Y học năm nay đã cách mạng hóa sự hiểu biết của chúng ta về hệ thống miễn dịch bẩm sinh bằng cách phát hiện các nguyên tắc cơ bản để kích hoạt nó”.

Cơ chế kích hoạt hệ miễn dịch bẩm sinh để chống lại vi khuẩn có thể tóm tắt như sau:

Khi có kẻ lạ xâm nhập, cơ thể tung ra “đòn đánh phủ đầu”. Hai nhà khoa học Bruce Beutler, Jules Hoffmann chia nhau  ½  giải Nobel Y học 2011 về làm sáng tỏ cơ chế “đánh phủ đầu” này, chủ yếu là giải thích cơ chế điều hành hệ miễn dịch bẩm sinh với các cơ quan phân bổ trong cơ thể như hình 1 (trong đó tuyến ức có vai trò nhạc trưởng). Tuy vậy, “kẻ lạ” ngày càng gian xảo, nên cũng biết cách “hoá trang” và gây nhiễu, nên cần một thời gian để cơ thể khởi động cuộc chiến “đặc hiệu” chống lại virut mới này.

Nhà khoa học Ralph Steinman nhận ½ giải Nobel Y học của năm 2011 về làm sáng tỏ việc kích hoạt hệ miễn dịch thích ứng khởi nguồn từ miễn dịch bẩm sinh. Ông tìm thấy một loại tế bào miễn dịch có dạng hình cây (TBHC). Các TBHC phục kích dưới da, ở lớp màng nhầy niêm mạc mũi, phổi và ruột – những nơi kẻ lạ đột nhập cơ thể, chúng chộp và xơi trọn kẻ lạ đột nhập, nghiến ngấu thành các mảnh vụn kháng nguyên rồi dùng các nhánh cây chìa ra ngoài mặt để khêu gợi, kích hoạt các tế bào T (tế bào sát thủ, có chữ T là do loại này do tuyến ức – Thymus – cường hoá hoạt động của chúng)

>> Xem thêm Các phản ứng quá mẫn với vắc xin

kích hoạt tế bào T
Hình 2: Cơ chế tế bào hình cây kích hoạt tế bào T

Vậy là Ralph Steinman lý giải được cơ chế miễn dịch bẩm sinh kích hoạt miễn dịch thích ứng, một điều rất quan trọng về nhận thức quá trình cơ thể tiêu diệt các mầm bệnh. Phát minh của  Ralph Steinman có từ 1973, đến 20 năm sau mới được cộng đồng khoa học công nhận. Ông dành 40 năm nghiên cứu về miễn dịch bẩm sinh với một trăn trở “Tôi muốn biết hệ miễn dịch bắt đầu kích hoạt thế nào, một vấn đề căn bản mà hiểu biết còn quá ít”. Ông qua đời ngày 30.9.2011 mà không biết mình sẽ được giải Nobel. Còn Uỷ ban Nobel tặng ½ giải Nobel Y học 2011 cho ông mà cũng không biết ông qua đời 3 ngày trước đó. Đây cũng là câu chuyện hiếm có của 111 năm trao giải Nobel.

Sau khi miễn dịch thích ứng được kích hoạt, hệ miễn dịch sẽ bảo vệ cơ thể hiệu quả hơn. Cơ chế thực hiện qua hai nhánh: miễn dịch bằng dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào. Sơ đồ ở hình 3 giải thích cách cơ thể tiêu diệt mầm bệnh theo 2  giải pháp đó:

dạng miễn dịch
Hình 3: Các dạng miễn dịch thích ứng

Tóm lại, thành tựu của lý thuyết miễn dịch hiện đại thì rất nhiều, nhưng quan trọng nhất là nói cho chúng ta rằng hãy tìm cách kích hoạt tốt hệ miễn dịch bẩm sinh của chính mình. Nhà máy thuốc luôn có sẵn trong cơ thể, hệ thống đó biết lúc nào, ở đâu cần loại thuốc gì, liều lượng bao nhiêu và bằng cách nào mang đến ngay lập tức.

Hãy nhớ con số trên ngàn tỷ (1012) loại kháng thể đặc hiệu khác nhau do cơ thể sản xuất ra.

Miễn là chúng ta đừng cản trở cơ thể mình hành động.