Ngạc nhiên với những tác dụng tuyệt vời của kẽm với làn da và mái tóc

Kẽm là một vi chất dinh dưỡng cần thiết với nhiều chức năng, đặc biệt là hệ miễn dịch. Không chỉ vậy, kẽm còn có nhiều vai trò với làn da và mái tóc

Khám phá những tác dụng tuyệt vời của kẽm với làn da và mái tóc

Khám phá những tác dụng tuyệt vời của kẽm với làn da và mái tóc

Kẽm hỗ trợ chức năng của hơn 300 enzyme, ổn định DNA và biểu hiện gen. Không chỉ thế, nhiều nghiên cứu còn cho thấy, kẽm có nhiều tác dụng với làn da và mái tóc.

Tác dụng của kẽm với làn da

Tăng tốc độ chữa lành vết thương

Kẽm thường được bổ sung để làm lành vết bỏng và các vết thương ngoài da vì nó có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp collagen, chức năng miễn dịch và phản ứng viêm.

Giúp trị mụn trứng cá

Nghiên cứu cho thấy bôi kẽm và uống kẽm giúp chống lại mụn trứng cá do làm giảm viêm, ức chế vi khuẩn và ức chế hoạt động của tuyến bã nhờn.

Kẽm làm giảm viêm, ức chế vi khuẩn và hoạt động của tuyến bã nhờnKẽm làm giảm viêm, ức chế vi khuẩn và hoạt động của tuyến bã nhờn

Giảm viêm

Kẽm có thể làm giảm bớt tác động của stress oxy hóa và giảm mức độ của một số protein gây viêm trong cơ thể. Viêm mãn tính góp phần gây ra nhiều bệnh như bệnh tim, ung thư. Giảm viêm sẽ giúp phòng ngừa những căn bệnh này.

Giảm hình thành nếp nhăn

Kẽm là khoáng chất chống oxy hóa, ngăn chặn các gốc tự do hình thành nếp nhăn ở cấp độ phân tử. Kẽm còn kích thích sản xuất collagen và elastin, hỗ trợ cấu trúc cơ bản của da. Do đó, bổ sung kẽm giúp giảm hình thành nếp nhăn trên da.

Ngăn ngừa lỗ chân lông bị tắc

Tế bào sừng là tế bào da sản xuất chất sừng và tạo thành hàng rào bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường. Việc sản xuất dư thừa tế bào sừng có thể dẫn đến lỗ chân lông bị tắc và mụn trứng cá. Kẽm điều chỉnh quá trình sản xuất tế bào sừng, giảm nguy cơ tích tụ bụi bẩn trong lỗ chân lông.

Giữ ẩm cho da

Kẽm ngăn ngừa và làm giảm sự mất nước qua biểu bì. Bổ sung kẽm giúp da bớt khô hơn.

Bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời

Mặt trời có thể gây tăng sắc tố da và các đốm đen. Oxit kẽm (ZnO) có khả năng bảo vệ làn da khỏi bức xạ tia cực tím có hại. Do đó, oxit kẽm thường được thêm vào kem chống nắng để tăng cường khả năng bảo vệ da.

Tác dụng của kẽm với tóc

Giảm rụng tóc

Kẽm đóng vai trò trong quá trình tổng hợp protein và cân bằng nồng độ hormone. Thiếu kẽm sẽ làm tăng hormone DHT (dihydrotestosterone) gây ra tình trạng rụng tóc bất thường. Hơn nữa, thiếu kẽm sẽ kéo theo sự thiếu hụt protein cản trở quá trình phát triển của nang tóc.

Giảm ngứa da đầu và làm sạch gàu

Một phức hợp của kẽm là kẽm pyrithion được sử dụng trong các bài thuốc trị vảy nến da đầu và gàu trên tóc.

Ngứa da đầu là tình trạng da đầu bị nấm gây kích ứng, viêm. Kẽm pyrithion chính là hoạt chất giúp kiểm soát những vi khuẩn, nấm ngứa này, nhờ vậy sẽ làm dịu da đầu, giảm ngứa đồng thời giảm dầu thừa trên tóc.

Bổ sung kẽm giúp giảm ngứa da đầu

Bổ sung kẽm giúp giảm ngứa da đầu

Giúp tóc chắc khỏe

Kẽm là chất chống oxy hóa giúp ức chế sự hình thành các gốc tự do, giúp bảo vệ da đầu và nang tóc khỏi những tác động tiêu cực của tia UV, tia cực tím, các phân tử có hại. Kẽm còn giúp bảo vệ các tế bào sản sinh collagen tự nhiên, giúp tóc chắc khỏe và giảm gãy rụng.

Những ai cần bổ sung kẽm?

Ước tính có khoảng 2 tỷ người trên toàn thế giới bị thiếu kẽm do ăn uống không đủ chất.

Những trường hợp có nguy cơ cao thiếu kẽm gồm:

  • Những người mắc các bệnh về đường tiêu hóa
  • Người ăn chay
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú
  • Người bị thiếu máu hồng cầu hình liềm
  • Người bị suy dinh dưỡng
  • Người mắc chứng chán ăn
  • Người nghiện bia rượu
  • Những người có chế độ ăn uống không đầy đủ, không khoa học

Các giải pháp bổ sung kẽm hiệu quả

Bổ sung qua thực phẩm

Kẽm có trong rất nhiều loại thực phẩm, bạn có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày:

  • Các loại đậu
  • Các loại hạt
  • Hàu, sò, tôm
  • Thịt đỏ: thịt bò, cừu
  • Thịt gia cầm
  • Các loại ngũ cốc
  • Các loại cá béo: cá hồi…
  • Sữa và sản phẩm từ sữa

Các loại thực phẩm giàu kẽm nhất

Các loại thực phẩm giàu kẽm nhất

Bổ sung qua thực phẩm bảo vệ sức khỏe (thực phẩm chức năng)

Với những người mắc bệnh đường tiêu hóa, khó hấp thu hoặc có chế độ ăn uống không đầy đủ, không khoa học, thì giải pháp bổ sung kẽm đơn giản là sử dụng viên uống chứa kẽm.

Các loại viên uống chứa kẽm có thể chỉ chứa riêng kẽm hoặc kết hợp thêm các khoáng chất khác (thường gọi là multivitamin)

Kẽm có thể được dán nhãn là một trong những loại như: kẽm axetat, kẽm gluconate, kẽm sulfat. Trong đó, kẽm gluconate là dạng kẽm mà cơ thể dễ hấp thu nhất. Bạn có thể tham khảo sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zinc Gluconate của Dược Phẩm Nhất Nhất.

Kẽm dạng bôi

Với các tình trạng da như mụn trứng cá, da khô sần, nếp nhăn, thì có thể sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm có chứa kẽm để bôi hay đắp mặt. Người bị ngứa da đầu, rụng tóc, cũng nên tham khảo sản phẩm chăm sóc tóc có chứa kẽm, kết hợp cùng chế độ ăn và viên uống chứa kẽm sẽ phát huy tác dụng tốt hơn.

Vân Anh