Thiếu máu gây khó thở: Hiểu rõ các loại thiếu máu và cách xử trí phù hợp

Khó thở là một triệu chứng phổ biến ở những người bị thiếu máu. Hiểu được nguyên nhân gây khó thở cũng như cách điều trị sẽ giúp những người bị thiếu máu kiểm soát tình trạng này tốt hơn.

Tìm hiểu tại sao thiếu máu gây khó thở

Thiếu máu là tình trạng số lượng hồng cầu thấp, có thể diễn ra trong thời gian ngắn hoặc mãn tính. Một triệu chứng phổ biến của thiếu máu là khó thở.

Tại sao thiếu máu gây khó thở?

Có khoảng 5 loại thiếu máu khác nhau. Mặc dù tất cả các loại đều ảnh hưởng đến số lượng hồng cầu, nhưng nguyên nhân và triệu chứng liên quan đến từng loại có thể khác nhau. Loại phổ biến nhất là thiếu máu do thiếu sắt, với ước tính khoảng 50% những người bị thiếu máu thuộc loại này. Nguyên nhân là do chế độ ăn thiếu chất sắt hoặc bị mất máu làm giảm số lượng hồng cầu.

Tất cả các loại thiếu máu đều có thể dẫn đến khó thở vì không có đủ tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.

Để sự trao đổi khí carbon dioxide (CO2) lấy oxy (O2) diễn ra bình thường, thì cần có đủ tế bào hồng cầu để lưu thông.

Thiếu máu gây khó thở là do thiếu tế bào hồng cầu

Thiếu máu gây khó thở là do thiếu tế bào hồng cầu

Tại sao ban đêm thường bị khó thở hơn?

Tương tự như nhiều tình trạng hô hấp khác như hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, chỉ cần nằm xuống cũng có thể khiến bạn khó thở hơn. Điều này là do tư thế nằm ngửa (nằm xuống) tạo thêm áp lực lên cơ hoành, khiến bạn có cảm giác như phải cố gắng hơn cho mỗi hơi thở.

Ngoài ra, các yếu tố khác như tích tụ chất nhầy hoặc thậm chí chảy nước mũi sau đều có thể khiến việc thở vào ban đêm trở nên khó khăn hơn.

Biến chứng khó thở do thiếu máu

Nếu tình trạng thiếu máu không được kiểm soát tốt, các triệu chứng có thể ngày càng nghiêm trọng hơn.

  1. Thường xuyên bị hụt hơi có thể khiến nhịp tim tăng lên hoặc thường xuyên bị thở gấp
  2. Thiếu máu làm tăng nguy cơ dẫn đến các tình trạng khác như bệnh tim hoặc hội chứng chân không yên
  3. Phụ nữ mang thai bị thiếu máu có thể dẫn đến biến chứng thai kỳ, trẻ bị chậm phát triển

Thiếu máu kèm theo các bệnh mãn tính khác có thể khiến tình trạng bệnh ngày càng tệ hơn

Thiếu máu không được điều trị có thể dẫn đến biến chứng tim mạch

Thiếu máu không được điều trị có thể dẫn đến biến chứng tim mạch

Cách điều trị khó thở do thiếu máu

  1. Các biện pháp cấp cứu

Nếu bị khó thở, thở gấp, có thể áp dụng các biện pháp thở oxy, thở ống hít và phương pháp điều trị bằng hơi thở để giúp kiểm soát tình trạng khó thở.

Một số tình trạng thiếu máu cấp cứu có thể cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Truyền máu
  • Cấy ghép tủy xương
  • Kháng sinh (đối với bệnh thiếu máu do nhiễm trùng)
  • Thuốc để ức chế hệ thống miễn dịch

Dấu hiệu nhận biết tình trạng thiếu máu cần cấp cứu là khó thở kéo dài hoặc thường xuyên và kèm theo chóng mặt, ngất xỉu.

  1. Các biện pháp kiểm soát lâu dài

Người bị khó thở do thiếu máu nên ưu tiên kiểm soát bệnh một cách lâu dài, để giúp tăng số lượng hồng cầu lên mức bình thường.

Tùy từng nguyên nhân cụ thể mà cần các biện pháp điều trị và phòng ngừa khác nhau.

Với thiếu máu do thiếu sắt

Nên bổ sung sắt qua thực phẩm ăn uống hàng ngày như: rau xanh, bí ngô, nho, chuối, thịt lợn nạc, thịt bò, lòng đỏ trứng; hoặc bổ sung sắt qua các viên uống chứa sắt, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Các thực phẩm giàu sắt nên bổ sung vào chế độ ăn uống mỗi ngày

Các thực phẩm giàu sắt nên bổ sung vào chế độ ăn uống mỗi ngày

Với thiếu máu do thiếu acid folic và/hoặc vitamin B12

Bổ sung acid folic, vitamin B12 trong các loại viên uống hoặc ăn các thực phẩm chứa nhiều chất này: rau xanh, đậu, các loại nấm, chuối, dưa hấu, thịt, cá, gan, trứng.

Với thiếu máu do tan máu tự miễn

Tan máu tự miễn cần điều trị ức chế miễn dịch bằng corticoid, gamma globulin tĩnh mạch và các phương pháp điều trị đặc biệt theo thể trạng bệnh nhân.

Với thiếu máu do tủy giảm sinh

Người bệnh sẽ được truyền khối hồng cầu, khối tiểu cầu, ghép tế bào gốc tạo máu, điều trị ức chế miễn dịch

Với thiếu máu do bệnh lý hồng cầu bẩm sinh

Cần truyền khối hồng cầu, duy trì huyết sắc tố, thải trừ sắt định kỳ, cắt lách, ghép tế bào gốc tạo máu…

Với thiếu máu do mất máu

Cần cầm máu và điều trị nơi chảy máu như ổ loét dạ dày tá tràng, u xơ tử cung…, bù sắt và các yếu tố cần thiết để tạo máu như thực phẩm giàu sắt, folate, vitamin B12, vitamin C (giúp tăng khả năng hấp thu sắt)…

Anh Nguyễn