Tìm hiểu tại sao người bệnh viêm đại tràng thường phải ăn uống kiêng khem?

Viêm đại tràng là tình trạng nhiều người trẻ tuổi và cao tuổi đều từng gặp phải. Để phòng ngừa bệnh cũng như không để các triệu chứng bùng lên thì nhiều người bệnh áp dụng phương pháp ăn kiêng khá nghiêm ngặt.

người bệnh viêm đại tràng
Người bệnh viêm đại tràng thường phải ăn kiêng

Viêm loét đại tràng là gì?

Viêm loét đại tràng là một bệnh viêm ruột gây kích ứng, viêm và loét ở niêm mạc đại tràng. Bệnh gây kích ứng, viêm và loét ở niêm mạc ruột già.

Bệnh viêm loét đại tràng không có cách chữa trị khỏi hoàn toàn mà các triệu chứng đều có thể bùng lên trong từng giai đoạn. Điều chỉnh chế độ ăn, tập luyện thể thao kết hợp các phương pháp điều trị phù hợp có thể giúp bạn kiểm soát căn bệnh này.

Nguyên nhân dẫn tới viêm loét đại tràng và ai có nguy cơ mắc phải?

người bệnh viêm đại tràng
Viêm đại tràng là bệnh xảy ra do hệ miễn dịch gặp vấn đề

Viêm loét đại tràng là bệnh xảy ra do hệ miễn dịch có vấn đề. Thông thường, hệ miễn dịch sẽ tấn công những yếu tố ngoại lai ảnh hưởng tới cơ thể. Tuy nhiên, khi bị viêm loét đại tràng thì hệ miễn dịch lại cho rằng thức ăn, vi khuẩn tốt trong đường ruột, các tế bào lót trong đại tràng là kẻ ngoại lai, xâm nhập. Các tế bào bạch cầu đáng ra phải bảo vệ thì lại tấn công niêm mạc ruột già. Chính vì thế, hệ quả gây ra là bị viêm và loét đại tràng.

Nguyên nhân chính xác tại sao hệ miễn dịch gặp vấn đề thì hiện tại vẫn chưa tìm ra. Đôi khi có thể do gen, bởi bệnh dễ di truyền giữa các thành viên trong gia đình.

Một số yếu tố được cho là nguy cơ dễ khiến bạn mắc viêm loét đại tràng:

  • Lứa tuổi: Bệnh thường gặp đối với người 15 – 30 tuổi hoặc trên 60 tuổi.
  • Tiền sử gia đình: Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 30% nếu bạn có người thân bị bệnh này.

Ăn một số loại thức ăn hay gặp căng thẳng kéo dài không gây ra bệnh viêm đại tràng nhưng lại rất dễ khiến cho các triệu chứng bùng phát.

Phân loại các bệnh viêm loét đại tràng

Để phân chia bệnh viêm đại tràng, thường người ta căn cứ vào vị trí đau trên cơ thể:

  • Viêm loét trực tràng: thường là thể nhẹ nhất. Tình trạng viêm chỉ có trong trực tràng, phần đại tràng gần hậu môn nhất. Chảy máu trực tràng có thể là dấu hiệu duy nhất của bệnh.
  • Viêm đại tràng sigma: xảy ra ở trực tràng và phần dưới của đại tràng. Triệu chứng của loại viêm đại tràng này là tiêu chảy ra máu, đau quặn bụng. Bạn có thể muốn đi ngoài nhưng lại không đi được.
  • Viêm đại tràng bên trái: gây đau quặn ở một bên bụng. Đồng thời sẽ xuất hiện tình trạng tiêu chảy ra máu và sụt cân không rõ nguyên nhân. Tình trạng này gây viêm từ trực tràng lên phía trái của đại tràng.
  • Viêm đại tràng ảnh hưởng tới toàn bộ đại tràng: gây ra các cơn tiêu chảy nặng, co thắt bụng, đau đớn, mệt mỏi và sụt cân nghiêm trọng.
  • Viêm loét địa tràng: là tình trạng nặng cấp tính hiếm gặp. Bệnh ảnh hưởng tới toàn bộ ruột kết và gây đau dữ dội, tiêu chảy nặng, chảy máu và sốt.

Triệu chứng của bệnh viêm loét đại tràng

người bệnh viêm đại tràng
Triệu chứng chính của viêm đại tràng do tiêu chảy ra máu

Triệu chứng chính của viêm đại tràng là tiêu chảy ra máu. Ngoài ra, bạn có thể thấy phân có nhầy.

Triệu chứng khác:

  • Đau quặn thắt bụng
  • Đột ngột muốn đi vệ sinh
  • Không cảm thấy đói
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Mệt mỏi
  • Sốt cao
  • Mất nước
  • Đau khớp hoặc đau nhức
  • Lở loét
  • Quá ít tế bào hồng cầu, được gọi là thiếu máu
  • Cảm giác đi ngoài xong vẫn muốn đi tiếp

Các triệu chứng của bệnh viêm loét đại tràng có thể bùng phát, biến mất hoặc tái phát. Bạn có thể không xuất hiện triệu chứng nào trong nhiều tuần hoặc nhiều năm.

Phải làm sao để kiểm soát bệnh viêm đại tràng?

Đối với bệnh viêm loét đại tràng thì điều trị sẽ nhắm tới 2 mục tiêu chính:

  • Thứ nhất, điều trị để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn và tạo thời gian để ruột kết được chữa lành.
  • Thứ hai, điều trị nhắm tới ngăn ngừa bùng phát nhiều đợt viêm hơn.

Khi đó, người bệnh cần phải kết hợp thay đổi chế độ ăn uống, sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật để đạt mục tiêu đó.

Chế độ ăn kiêng để kiểm soát viêm loét đại tràng

người bệnh viêm đại tràng
Người bệnh viêm đại tràng thường phải kiêng khem khi ăn uống

Một số loại thực phẩm được cho là có thể kích hoạt các triệu chứng bệnh trở nên tệ hơn. Thông thường người bị viêm loét đại tràng sẽ thấy ăn các loại thức ăn mềm, ít gia vị sẽ giúp hạn chế triệu chứng tốt hơn các món ăn nhiều gia vị hoặc nhiều chất xơ.

Đối với một số người không tiêu hóa được đường trong sữa có tên là lactose thì bác sĩ sẽ yêu cầu ngừng ăn các sản phẩm từ sữa.

Chế độ ăn uống cân bằng bổ sung đầy đủ chất xơ, protein, trái cây và rau xanh sẽ cung cấp đầy đủ vitamin và chất dinh dưỡng cho người bệnh.

Uống nhiều nước sẽ tốt hơn đối với người bệnh viêm đại tràng. Nên tránh các loại đồ uống có cồn và đồ uống chứa caffein dễ gây kích thích đường ruột và dễ làm cho chứng tiêu chảy trở nên nặng hơn.

Kiểm soát căng thẳng

Stress không gây ra viêm đại tràng nhưng đối với người bệnh đại tràng mạn tính thì áp lực lại khiến cho các triệu chứng tệ hơn.

Để kiểm soát căng thẳng, hãy thử:

  • Tập thể dục thường xuyên: Thường xuyên tập luyện thể thao sẽ giúp giảm căng thẳng, trầm cảm cũng như điều chỉnh chức năng ruột.
  • Luyện bài tập thư giãn và tập thở: Thường xuyên áp dụng các bài tập thư giãn và hít thở như thiền hoặc yoga để giúp giảm căng thằng.

Sử dụng thuốc

người bệnh viêm đại tràng
Bác sĩ có thể cần kê các loại thuốc kết hợp để trị viêm đại tràng

Người bệnh viêm đại tràng có thể được kê một số loại thuốc khác nhau để kiểm soát bệnh, bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Loại thuốc chống nhiễm trùng và giúp ruột già nhanh lành lại.
  • Thuốc aminosalicylat: Loại thuốc chứa axit 5-aminosalicylic (5-ASA) chống viêm và giúp kiểm soát các triệu chứng. Bạn có thể dùng thuốc này dưới dạng uống, thuốc xổ hoặc thuốc đạn.
  • Thuốc corticoid: Nếu aminosalicylate không hoạt động hoặc các triệu chứng nặng hơn, bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc chống viêm corticoid trong thời gian ngắn.
  • Thuốc điều hòa miễn dịch: Giúp ngăn chặn sự tấn công của hệ miễn dịch vào ruột kết. Thuốc sẽ mất một thời gian để đem lại hiệu quả nên có thể bạn khó nhận biết sự thay đổi nào trong tối đa 3 tháng sử dụng thuốc.
  • Chất ức chế Janus kinase: Đây là loại thuốc có tác dụng nhanh chóng và giúp duy trì sự thuyên giảm của bệnh.
  • Thuốc Loperamid: Loại thuốc làm chậm hoặc cầm tiêu chảy. Tuy nhiên, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Phẫu thuật

Nếu các phương pháp điều trị khác không đem lại hiệu quả hoặc đối với trường hợp viêm loét đại tràng quá nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật cắt bỏ ruột kết hoặc cắt bỏ cả trực tràng. Nếu phải cắt bỏ trực tràng, bác sĩ sẽ tạo một túi nhỏ từ ruột non và gắn xuống hậu môn. Vì thế bạn vẫn có thể loại bỏ chất thải bình thường mà không cần đeo túi lấy phân.

Tiên lượng về bệnh viêm đại tràng

Đối với hầu hết trường hợp, bệnh viêm đại tràng là một tình trạng mãn tính hoặc kéo dài. Bạn có thể bị bùng phát triệu chứng hoặc thuyên giảm bệnh nên không kèm theo triệu chứng nào hết. Có một số trường hợp sẽ không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào bùng phát nữa.

Chính vì thế, người bệnh nên tuân thủ các thói quen ăn uống lành mạnh theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh các đợt viêm cấp khó chịu và ảnh hưởng tới cuộc sống của mình.

Trong khoảng 10% trường hợp người bệnh có cơn đau đại tràng và bắt đầu trở nên tệ hơn kèm theo các biến chứng nghiêm trọng. Đôi khi có thể biến chứng thành ung thư ruột kết, tuy nhiên nếu thường xuyên thăm khám và phát hiện sớm sẽ giúp 50% số người bị bệnh sống sót khi cắt bỏ phần ruột kết.

Đào Tâm