Xơ gan và những điều cần biết

Gan là cơ quan lớn nhất bên trong cơ thể người, xơ gan là tình trạng tổn thương lá gan nghiêm trọng mà không thể phục hồi trở lại được, và là tiền đề của ung thư gan.

Xơ gan là tình trạng tổn thương tích lũy tại mô gan, phát triển thành các mô sẹo ở gan. Kết quả là làm cho lá gan mất dần các chức năng thực thể như giảm tuần hoàn máu tại gan, giảm khả năng đào thải chất độc, rối loạn các hormones, giảm dần khả năng hấp thu một số dinh dưỡng.

gan khỏe mạnh và gan xơ hóa
Hình ảnh gan khỏe mạnh và gan xơ hóa

Hiện nay bệnh viêm gan B mãn tính, viêm gan C là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh xơ gan, bên cạnh đó thói quen lạm dụng rượu lâu dài dẫn đến nghiện rượu đang làm gia tăng tỷ lệ mắc xơ gan, ở một số địa phương còn ghi nhận nhiễm trùng sán máng được xem là nguyên nhân ngoại lệ có thể dẫn đến xơ gan. Các yếu tố nguy cơ khác có thể kể đến là chế độ ăn nghèo dinh dưỡng, gia đình có người từng bị bệnh gan và Cholesterol cao.

Xơ gan tiến triển từ giai đoạn “xơ gan còn bù” khi gan vẫn còn đảm bảo được chức năng của mình cho đến giai đoạn “xơ gan mất bù”, cuối cùng là suy gan, ung thư gan phát triển. Đến giai đoan cuối của quá trình suy gan, cấy ghép lá gan mới là biện pháp duy nhất giúp duy trì sự sống cho người bệnh.

>> Xem thêm Bệnh nhân xơ gan “cận kề cửa tử” hồi sinh nhờ lời khuyên của bác sĩ

Các dấu hiệu và triệu chứng của xơ gan

bệnh xơ gan
Đột ngột vàng da cũng là một dấu hiệu của bệnh xơ gan
  • Mệt mỏi, sụt cân
  • Mất cảm giác ngon miệng
  • Đột ngột vàng da, vàng mắt
  • Rối loạn tiêu hóa, lúc táo bón, lúc tiêu chảy
  • Kém tập trung, thay đổi về tính cách
  • Phù ở chân và mắt cá chân
  • Ngứa, nổi mẩn trên da, dễ xuất hiện các vết thâm tím trên da
  • Nước tiểu có màu vàng hoặc nâu

Các giai đoạn tiến triển của xơ gan

Khi xơ gan tiến triển đến giai đoạn “mất bù”, thời gian sống của bệnh nhân trung bình chỉ còn 1-2 năm. Ở giai đoạn sớm của xơ gan, thâm chí cả các bệnh về gan khác người bệnh có thể gần như không có triệu chứng rõ rệt nào, các triệu chứng thường xuất hiện sớm như mệt mỏi, thay đổi về màu da, thiếu dinh dưỡng. Theo thời gian tình trạng tổn thương ngày càng nghiêm trọng, các mô sẹo phát triển ngày càng nhiều dẫn đến xơ hóa. Thời gian để tiến triển từ giai đoạn “xơ gan còn bù” đến “xơ gan mất bù” hay xơ gan giai đoạn cuối thường diễn ra trong 1-2 năm, bệnh nhân có thể kéo dài thời gian này bằng cách chăm sóc tích cực và tránh xa các yếu tố gây hại cho gan.

Chẩn đoán xơ gan

bệnh xơ gan
Dấu hiệu hay gặp nhất của bệnh xơ gan là thiếu máu mãn tính

Bệnh nhân xơ gan giai đoạn tiềm tàng có thể có thể xuất hiện những bất thường trong xét nghiệm cận lâm sàng. Dấu hiệu hay gặp nhất là thiếu máu mãn tính, có thể có các bất thường về chỉ số đông máu. Xét nghiệm sinh hóa gan giúp phản ánh các tổn thương và rối loạn chức năng gan. Biểu hiện thường gặp là tăng các chỉ số sau: AST, phosphatase kiềm, bilirubin và gamma globulin; đồng thời giảm chỉ số Albumin huyết thanh. Sinh thiết gan phát hiện xơ gan bất hoạt. Các bác sỹ thường tiến hành thêm chẩn đoán hình ảnh để xác định cụ thể và đánh giá hình thái của gan, lách.

>> Xem thêm Những điều cần biết về quá trình sinh thiết gan

Các biến chứng thường gặp của xơ gan

Biến chứng thường gặp nhất với bệnh nhân xơ gan là xuất huyết tiêu hóa, xảy ra do giãn tĩnh mạch cửa gan. Các biến chứng khác có thể là tăng nguy cơ nhiễm trùng, bệnh cơ tim do xơ gan, suy gan.

Điều trị xơ gan

Nguyên tắc trong điều trị xơ gan là cách ly bệnh nhân khỏi các yếu tố gây độc cho gan như rượu, bia, thuốc lá, điều trị tích cực viêm gan virus, kết hợp với chế độ ăn cần hợp lý. Bệnh nhân cần được cung cấp đủ năng lượng và protein (75 – 100g/ngày), nếu có ứ đọng dịch cần hạn chế natri. Nếu có bệnh não gan thì cần giảm protein xuống còn 60-80g/ngày.

bệnh xơ gan
Các biện pháp điều trị áp dụng cho xơ gan chủ yếu là điều trị các triệu chứng

Các biện pháp điều trị áp dụng cho xơ gan chủ yếu là điều trị các triệu chứng, giúp bệnh nhân đối phó với các biến chứng của xơ gan như: dùng thuốc lợi tiểu hay phẫu thuật để khắc phục cổ trướng, sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn viêm màng bụng, bổ sung sắt – acid folic để đối phó với chứng thiếu máu….Ghép gan được chỉ định trong trường hợp xơ gan mất bù, suy gan tối cấp. Bệnh nhân và người cần tuân thủ chặt chẽ các chỉ định và hướng dẫn điều trị của bác sĩ trong mọi trường hợp.

Phòng ngừa xơ gan

Xơ gan cũng như các bệnh về gan đa phần không có những triệu chứng rõ ràng, bệnh có thể âm thầm tiến triển nhiều năm cho đến khi trở nên trầm trọng,lúc này việc điều trị trở nên rất khó khăn và tốn kém. Để bảo vệ lá gan của bản thân và gia đình trước khi quá muộn, mỗi người nên có ý thức xây dựng cuộc sống lành mạnh, khám sức khỏe định kỳ tối thiểu 1 lần mỗi năm để phát hiện sớm, giúp tăng khả năng điều trị và tiết kiệm chi phí.

>> Xem thêm Các cách phòng ngừa bệnh gan ở trẻ em