Các bài thuốc bổ phổi, giảm ho hiệu quả nhanh, dễ thực hiện

Để giảm ho, tiêu đờm, đừng vội dùng thuốc tân dược ngay, hãy thử áp dụng một số bài thuốc bổ phổi, giảm ho từ những nguyên liệu quen thuộc và dễ tìm.

bài thuốc bổ phổi
Có thể áp dụng bài thuốc bổ phổi, giảm ho từ nguyên liệu quen thuộc

Tìm hiểu về ho trong Đông y

Theo Đông y, biểu hiện ho thường phổ biến nhất là từ bệnh phổi, phế quản, nhưng nhiều vấn đề ở lục phủ ngũ tạng đều có thể gây ho. Bởi các tạng phủ đều có mối liên quan đến nhau.

Nguyên nhân phần lớn gây ho là do ngoại cảm và nội thương. Ngoại cảm là do cảm nhiễm phong hàn gây nên, nội thương là do tạng phủ không hoạt động bình thường, như phế âm hư, tổn thương lao phổi mà thành. Ngoài ra, ốm lâu ngày, phổi bị tổn thương cũng làm cho tân dịch của phế bị hao suy, dẫn đến ho.

Để trị ho, Đông y chú trọng bổ phế. Muốn bổ phế, thì không chỉ chú ý đến phế, mà còn cần phải lưu ý tới các tạng khác như tỳ, vị, can, thận… Tăng cường các tạng phủ sẽ giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, sinh kháng thể, giúp bổ phế, trừ đờm.

Có thể áp dụng một số bài thuốc bổ phế trong Đông y để trị ho như dưới đây.

Bài thuốc trị ho từ mía, củ cải trắng

bài thuốc bổ phổi
Bài thuốc từ mía và củ cải trắng giúp trị ho, bổ phổi

Theo TS Phạm Việt Hoàng – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh (Hà Nội), trong đại dịch Covid-19, nhiều người đã dùng mía, củ cải trắng luộc lên lấy nước uống để giảm ho, bổ phổi.

Theo Đông y, mía có vị ngọt, tính mát, vào phế vị, giúp thanh nhiệt sinh tân, giáng khí lợi niệu, dùng cho các trường hợp nhiệt tổn thương tân dịch, đau họng, khản giọng, mất tiếng, viêm khí phế quản, do đau rát họng, tiểu ít, tiểu dắt, phù nề, nôn ói, mất nước, khát nước, táo bón…

Củ cải trắng có tác dụng giáng khí, trừ đờm, tiêu thực, giảm ho nhiều, khản tiếng, long đờm, đầy bụng không tiêu, chảy máu cam. Thậm chí, củ cải trắng còn được ví là “nhân sâm trắng” vì có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe.

Để làm bài thuốc này, cần chuẩn bị 4-5 đốt mía, 1 củ cải trắng, 1 củ cà rốt, 100g rễ cỏ tranh (nếu không có rễ cỏ tranh có thể thay thế bằng 20g lá tre hoặc 20g kim ngân hoa).

Rửa sạch rễ cỏ tranh, cắt khúc ngắn. Củ cải để cả vỏ, rửa sạch, thái miếng nhỏ. Mía để cả vỏ, rửa sạch, chẻ miếng nhỏ. Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, thái miếng. Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi, đổ khoảng 2,5-3 lít nước, đun tới khi còn khoảng 2 lít nước là được.

Uống nước này thay nước lọc hàng ngày. Có thể cho thêm chút đường phèn cho dễ uống.

Lưu ý: Tuy tốt nhưng nước mía củ cải trắng không nên uống kéo dài hơn 1 tháng. Nếu bị ho nhiều đờm thì thêm 3 lát gừng mỏng, vài lá húng chanh và vỏ cam quýt vào đun cùng. Ngoài ra, vì mía và củ cải đều có tính lợi tiểu, nên không uống nước này vào buổi tối, để tránh phải đi tiểu đêm gây gián đoạn giấc ngủ.

Bài thuốc trị ho từ quả lê, mật ong

bài thuốc bổ phổi
Lê hấp mật ong và gừng là bài thuốc bổ phổi, trị ho dễ thực hiện

Quả lê vị chua ngọt, tính mát, công dụng nhuận phế, thanh nhiệt, giảm ho và tiêu đờm. Mật ong vị ngọt, tính bình, có tác dụng giải độc, nhuận phế, bảo vệ ngũ tạng. Do khả năng kháng khuẩn và kháng viêm cao, nên mật ong thường được dùng để trị viêm họng, đau rát họng và ho. Có thể kết hợp lê với mật ong và gừng giúp trị ho rất tốt.

Cần chuẩn bị 1 quả lê to, 1-2 thìa canh mật ong, 3-5 lát gừng. Lê rửa sạch, cắt phần trên cùng làm nắp, khoét lõi rồi cho mật ong và gừng vào giữa; hoặc thái lê thành miếng nhỏ, trộn cùng mật ong và gừng. Cho tất cả vào bát tô, đem hấp cách thủy khoảng 15-20 phút.

Ăn lê, uống nước lê gừng mật ong khi còn ấm sẽ giúp giảm ho, tiêu đờm.

Bài thuốc bổ phổi từ quả mơ

bài thuốc bổ phổi
Bài thuốc từ quả mơ giúp làm sạch phổi

Quả mơ vị chua chát, tính ôn, vào kinh can, tỳ và phế, có tác dụng làm sạch phổi, chữa ho tức, hư nhiệt.

Dùng quả mơ chín chế biến thành mơ trắng (bạch mai) hoặc mơ đen (ô mai) để làm thuốc rất tốt.

Bài thuốc trị ho từ quả mơ như sau: dùng mô mai liều lượng tùy ý, cô đặc thành cao. Pha chút cao ô mai với mật ong và nước ấm, uống trước khi đi ngủ.

Bài thuốc giảm ho từ tía tô

bài thuốc bổ phổi
Bài thuốc trị ho từ lá tía tô rất đơn giản và hiệu quả

Tía tô có vị cay, tính ấm, vào kinh phế, tỳ, có tác dụng tán hàn giải biểu, giảm co thắt cơ phế quản, trị cảm sốt, chữa ho, giảm đờm. Có thể luộc lá tía tô lấy nước uống hoặc ăn cháo tía tô, hành, gừng để giải cảm, dịu cổ họng.

Với người bị ho nhiều, có thể áp dụng bài thuốc trị ho với lá tía tô như sau: 30g mận tươi bỏ hạt, 5 quả đại táo giã nhuyễn, nấu lấy nước. Sau đó cho 5g lá tía tô và 3g lá trà đun khoảng 10 phút. Uống nước này khi còn ấm.

Trên đây là những bài thuốc đơn giản, dễ áp dụng, tuy nhiên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng, không điều trị dứt điểm nguyên nhân gây ho. Ngoài ra, để có hiệu quả, cần đặc biệt lưu ý khi lựa chọn nguyên liệu, tránh dùng phải nguyên liệu không đảm bảo vệ sinh, tồn dư thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật hay hóa chất bảo quản, sẽ gây hại cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, tuy cách làm không khó, nhưng với nhiều người việc chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu cũng không phải là điều đơn giản. Do vậy, xu hướng mới hiện nay được nhiều người tin chọn để giảm ho, giảm đau rát họng chính là sử dụng các sản phẩm dung dịch vệ sinh xịt họng thảo dược. Các sản phẩm xịt họng thảo dược có ưu điểm lớn là hiệu quả nhanh chóng, lại tiện lợi và an toàn, có thể sử dụng bất kỳ lúc nào.

Lưu ý, khi bị ho dai dẳng, lâu ngày không khỏi, người bệnh nên đến cơ sở y tế thăm khám để bác sĩ tìm ra nguyên nhân và điều trị phù hợp.

Vân Anh