Trẻ nhỏ thường rất dễ bị ho đi kèm các triệu chứng khác nhau. Hướng dẫn mẹ cách để biết các loại ho ở trẻ chứng tỏ bé nhiễm bệnh gì và các phương pháp điều trị tương ứng.
Trẻ ở lứa tuổi mầm non thường rất dễ ho khi niêm mạc khí quản bị kích thích, xảy ra khi trẻ bị ốm và phải chống chịu lại với bệnh tật. Trẻ thường ho nhiều hơn vào ban đêm bởi khi nằm xuống chất nhầy từ mũi chảy xuống cổ họng gây kích ứng. Dù việc ho có tác dụng loại bỏ nhất nhầy dư thừa và cho phép không khí lưu thông dễ dàng hơn qua khí quản vào phổi – nhưng cũng lại có thể khiến cho giấc ngủ gián đoạn, khiến trẻ khó có thể ngủ ngon.
Dưới đây là các loại bệnh có thể gây ho ở trẻ nhỏ cùng nguyên nhân gây bệnh cũng như cách điều trị.
Phân biệt các loại ho ở trẻ nhỏ
Nguyên nhân phổ biến dẫn tới các loại ho ở trẻ nhỏ là nhiễm trùng đường hô hấp, dị ứng và bệnh hen suyễn. Ho do nhiễm virus hoặc vi khuẩn thường đi kèm với các triệu chứng dễ nhận biết khác như đau họng, sổ mũi và sốt cao. Ho liên quan với bệnh hen suyễn thường kèm theo hơi thở khò khè và sẽ trở nên nặng hơn vào ban đêm. Đối với các trường hợp trẻ bị ho liên quan tới dị ứng môi trường hoặc theo mùa thì sẽ phát triển khi trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa hoặc lông thú cưng.
Nếu trẻ đang trong quá trình khỏi bệnh, ho có thể là triệu chứng cuối cùng trước khi khỏi hẳn. Đôi khi ho khan sẽ kéo dài đến 3 tuần sau khi bị cảm lạnh.
Có 3 loại ho khác nhau: ho khan, ho có đờm, ho gà.
1. Ho khan
Ho khan là tiếng ho không kèm theo chất nhầy, đờm trong họng. Nhiễm trùng đường hô hấp trên như bị cảm lạnh hoặc cảm cúm có thể gây ho khan và sẽ nặng hơn vào ban đêm.
Thời tiết khô hanh, nhiệt độ lạnh có thể khiến các triệu chứng nặng hơn.
Tuy nhiên, ho khan cũng có thể là dấu hiệu ban đầu của viêm đường hô hấp dưới như viêm phế quản (nhiễm trùng các đường dẫn khí nhỏ trong phổi). Các nguyên nhân khác gây ho khan ở trẻ gồm hen suyễn, xuất hiện lần đầu dưới dạng ho khan vào ban đêm và thường trầm trọng hơn khi tiếp xúc với khói thuốc là hoặc chất kích thích.
Ho khan không phải lúc nào cũng do bệnh, có thể đây là phản ứng kích thích với môi trường. Một số tác nhân như bụi, thuốc lá, phấn hoa hoặc chất ô nhiễm khác.
2. Ho có đờm
Ho có đờm khi tiếng ho kèm theo cảm giác có dịch nhầy trong họng. Thường trẻ bị ho có đờm sẽ nặng hơn vào ban đêm và ảnh hưởng tới giấc ngủ do tiết nhiều dịch nhầy dẫn tới kích ứng cổ họng.
Nếu như trẻ nhỏ bị ho có đờm thì nguyên nhân có thể là do chất dịch và chất nhầy tiết ra ở đường hô hấp dưới bao gồm khí quản và phổi.
Một số nguyên nhân dẫn tới ho có đờm bao gồm: nhiễm trùng đường hô hấp, hen suyễn hay dị ứng.
Triệu chứng ban đầu của cảm lạnh và cảm cúm thường ho có đờm. Tuy nhiên, khi vi rút hoạt động thì ho có thể chuyển thành ho khan kéo dài dai dẳng.
Viêm xoang cũng gây ra ho có đờm. Khi chất nhầy tích tụ trong hốc xoang, chúng sẽ đẩy chất lỏng và đờm vào cổ họng và đường mũi gây ra ho có đờm. Loại ho này có thể kéo dài đến 8 tuần và cần điều trị bằng thuốc.
Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng phổi có triệu chứng đặc trưng là ho có đờm đặc. Ngoài ra, viêm phổi cũng gây ra tiếng khò khè trong lồng ngực khi thở.
Nhiễm virus hợp bào khuẩn RSV – loại virus phổ biến có biểu hiện dưới dạng cảm lạnh nhẹ. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, RSV có thể phát triển nặng và là nguyên nhân gây viêm phổi và viêm tiểu phế quản. Tiếng ho của trẻ nhiễm RSV có vẻ khó khè, nhiều đờm và nặng tiếng.
3. Ho gà
Ho gà có các triệu chứng tương tự như cảm lạnh thông thường, nhưng ho trở nên tệ hơn với những cơn ho dữ dội và nhanh gấp. Đặc biệt trẻ bị ho gà còn bị ho vào ban đêm.
Các cơn ho thường xuyên liên quan tới bệnh ho gà nói chung là một loạt từ 5 – 15 cơn ho, thường mô tả là các cơn ho ngắt quãng vì bản chất là cơn ho nhanh và lặp đi lặp lại giữa mỗi hơi thở.
Sau khi ho, trẻ sẽ thở sâu, đôi khi phát ra tiếng “khụ khụ”. Ho gà có thể dẫn tới các vấn đề về đường hô hấp và làm thay đổi làn da của trẻ do cơn ho có thể gây thiếu oxy.
Ho có phải do trẻ bị nghẹn trong họng?
Trong khi hầu hết trường hợp ho ở trẻ nhỏ đều bắt nguồn từ tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp, cơn ho dữ dội ở trẻ thì lại có thể do bị kích ứng gì đó hoặc bị mắc dị vật trong cổ họng hoặc khí quản.
Ho xảy ra nhiều vào ban đêm có thể là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ, hen suyễn hoặc đôi khi có thể là do trẻ bị sặc nước bọt.
Phổ biến hơn là cơn ho do bị nghẹt thở xảy ra ban ngày, khi trẻ ăn nhiều đồ ăn hoặc uống quá nhanh.
Dù cơn ho và trở do nghẹt là theo phản xạ trong thời gian ngắn và không có gì nguy hiểm. Tuy nhiên, bố mẹ cần chú ý phân biệt đâu là ho do nghẹt thở và đâu là tình trạng đường thở bị tắc nghẽn.
Các triệu chứng nghẹt thở thực sự gồm: khó thở, thở khò khè hoặc hổn hển, không nói được hoặc phát ra âm thanh the thé, thay đổi màu da (từ xanh sang tím sang xám). Nếu bạn nghi ngờ bé đang bị nghẹn thì cần phải tiến hành sơ cứu càng sớm càng tốt, sau đó cho trẻ đến viện.
Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?
Trẻ có thể tự khỏi ho nếu mắc một số bệnh nhiễm trùng do vi rút. Tuy nhiên, nếu xuất hiện các triệu chứng sau thì tốt nhất bố mẹ nên đưa bé đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị:
Ho kèm theo thở khò khè, có tiếng thở rít
- Ho kéo dài hơn ba tuần
- Kèm theo tình trạng nôn mửa, đờm có màu đỏ khi ho
- Sốt cao kéo dài hơn 3 ngày
Tuy nhiên, nếu như trẻ có chỉ một trong các triệu chứng sau thì cần đi viện khám gấp:
- Trẻ khó thở hoặc thở gấp
- Có những thay đổi ở màu da (hơi xanh, hơi xám hoặc hơi tía)
- Đau ngực dữ dội
- Có biểu hiện không tỉnh táo
- Sốt trên 40°C
Thông thường người mẹ sẽ có trực giác rất tốt, nếu cảm thấy trẻ nhỏ có vẻ như đang yếu đi thì hãy đưa bé đi khám ngay lập tức.
Phải làm sao khi trẻ nhỏ bị ho?
Mẹ hãy thử các lựa chọn điều trị dưới đây để áp dụng ngay tại nhà khi bé có biểu hiện ho khan hay ho có đờm:
Cung cấp đủ nước cho bé
Cần cho bé uống nhiều nước khi bé bị ho. Bởi các trường hợp ho có đờm, uống đủ nước sẽ giúp ngăn chất nhầy bị quá đặc sẽ giúp chúng đẩy đờm ra hiệu quả hơn. Chất lỏng ấm hoặc súp từ nước dùng cũng có thể giúp làm giảm đau nhức và kích ứng ở cổ họng và ngực, làm giãn đường thở và có thể làm lỏng chất nhầy.
Nếu như trẻ vẫn còn bú mẹ, thì hãy cho bé bú nhiều lần hơn để đảm bảo cung cấp đủ nước cho bé.
Cung cấp độ ẩm cho đường hô hấp
Cho trẻ hít không khí ẩm. Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ sẽ giúp ích rất nhiều trong việc chữa ho về đêm ở trẻ nhỏ. Bởi không khí khô có thể làm cơn ho trở nặng và hơi nước sẽ làm dịu cơn ho của bạn.
Bạn có thể dụng các phương pháp cung cấp độ ẩm cho đường thở như sau:
- Dùng máy tạo đổ ẩm phun sương mát trong phòng ngủ.
- Sử dụng vòi hoa sen với nước ấm trong phòng tắm và đóng kín cửa. Khi phòng tắm đầy hơi nước thì đưa bé vào ngồi trong khoảng 10 phút để làm ẩm đường hô hấp hiệu quả.
Hạn chế các hoạt động thể thao
Trẻ mới biết đi bị ho khan nên tránh tập thể dục. Trẻ lớn hơn thường thấy tình trạng ho trở nên tệ hơn khi tập thể thao.
Khuyến khích bé nghỉ ngơi và nếu có thể nên trò chuyện với bé trong lúc đó.
Tiêm phòng cho trẻ
Tiêm vắc xin là một cách an toàn và hiệu quả để ngăn ngừa nhiễm phải các bệnh truyền nhiễm và bệnh tật.
Một số loại vắc xin quan trọng mà bố mẹ nên cân nhắc tiêm cho bé:
- Ho gà: Loại bệnh hô hấp rất dễ lây lan, hoàn toàn có thể ngăn ngừa bằng vắc xin DtaP cho trẻ.
- Cúm: Loại cần tiêm định kỳ hằng năm, để tránh sự lây lan của bệnh cúm.
- Covid-19: Loại vắc xin giúp cho bé giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19, tránh phát triển bệnh nghiêm trọng tới mức nhập viện hoặc tử vong.
- Phế cầu khuẩn: Giúp ngăn ngừa viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng huyết do vi khuẩn phế cấu thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi và người lớn.
Đào Tâm