Những điều cần biết về virus hợp bào hô hấp RSV thường gặp ở trẻ nhỏ

Virus hợp bào hô hấp (RSV – Resporatory Syncytial Virus) gây nhiễm trùng phổi và đường hô hấp. Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và cách xử trí khi trẻ mắc RSV.

virus hợp bào hô hấp RSV
Virus RSV thường gây ảnh hưởng tới trẻ em dưới 2 tuổi

Virus hợp bào hô hấp (RSV) là gì?

Virus hợp bào hô hấp RSV là một loại virus phổ biến, rất dễ lây lan. Virus này thường ảnh hưởng đến trẻ em dưới 2 tuổi.

Đối với hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi nhiễm RSV sẽ gây ra những triệu chứng tương tự như cảm lạnh. Tuy nhiên, một tỷ lệ nhỏ trẻ nhiễm RSV có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đôi khi đe dọa tới tính mạng như: viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm các ống dẫn khí nhỏ của phổi.

Các triệu chứng nhiễm virus RSV ở trẻ nhỏ

virus hợp bào hô hấp RSV
Trẻ bị nhiễm virus RSV có triệu chứng giống như cảm lạnh

Người bệnh nhiễm virus RSV có thể xuất hiện các triệu chứng giống như cảm lạnh, bao gồm ho và sổ mũi, thường kéo dài từ 1 đến 2 tuần.

Ngay khi nhận thấy một trong các triệu chứng nghi trẻ nhiễm virus RSV như sau thì nên cho bé đi khám:

  • Thở khò khè cường độ cao hoặc thở nghe như tiếng huýt sáo
  • Khó chịu bất thường hoặc hiện tượng uể oái khác thường
  • Trẻ ho có đờm xanh, vàng hoặc có đờm nhầy màu xám
  • Khó thở hoặc ngưng thở
  • Trẻ không bú mẹ hoặc bú bình
  • Trẻ có dấu hiệu mất nước như: ít nước mắt khi khóc, ít hoặc không có nước tiểu trong bỉm liên tục 6 giờ và môi bị khô.

Nếu trẻ có cảm giác rất mệt, thở gấp hoặc thấy màu xanh ở môi và móng tay bố mẹ cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay tức thì.

Nguyên nhân và yếu tố rủi ro dễ khiến trẻ nhiễm virus RSV

virus hợp bào hô hấp RSV
Trẻ sinh non dễ nhiễm virus RSV hơn so với trẻ sinh đủ tháng

Virus hợp bào hô hấp lây lan trong không khí qua các giọt bắn của người bệnh (ho, hắt hơi) và qua tiếp xúc trực tiếp như chạm vào dịch tiết cơ thể của người bệnh.

Khả năng dễ bị nhiễm virus RSV cao nhất đối với:

  • Trẻ sinh non
  • Trẻ em dưới 8 đến 10 tuần tuổi
  • Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi bị bệnh tim hoặc phổi bẩm sinh
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch suy yếu vì bệnh tật hoặc điều trị y tế.

Chẩn đoán nhiễm virus RSV

Để chẩn đoán virus RSV, bác sĩ có thể sẽ nghe phổi và thực hiện một số xét nghiệm để có thể xác định trẻ nhiễm bệnh hay không.

Một số xét nghiệm gồm:

  • Xét nghiệm máu và nước tiểu để tìm nhiễm trùng do vi khuẩn và đảm bảo bệnh nhân không bị mất nước.
  • Chụp X-quang ngực để kiểm tra bất thường ở phổi
  • Kiểm tra xem có dị vật ở mũi hoặc miệng của trẻ hay không.

Phòng chống nhiễm virus hợp bào RSV

virus hợp bào hô hấp RSV
Tránh hôn môi trẻ để phòng tránh virus hợp bào RSV

Các bước bạn có thể thực hiện để cố gắng tránh và ngăn chặn virus RSV bao gồm:

  • Tránh hôn môi trẻ nếu như bạn đang có một số triệu chứng cảm lạnh
  • Làm sạch và khử trùng các bề mặt hay chạm tay vào
  • Đừng cho trẻ ở gần ai đang hút thuốc
  • Giữ cho trẻ tránh xa người khác có các triệu chứng cảm lạnh
  • Không nên đưa trẻ tới chỗ đông người
  • Yêu cầu tất cả mọi người rửa tay trước khi chạm vào bé
  • Hạn chế cho trẻ đi nhà trẻ sớm đặc biệt là thời gian từ cuối mùa thu đến đầu mùa xuân – giai đoạn virus RSV phát triển mạnh mẽ
  • Rửa tay thường xuyên đặc biệt sau khi tiếp xúc với bất kỳ ai có triệu chứng cảm lạnh.

Hiện tại chưa có vacxin phòng chống virus hợp bào RSV. Tuy nhiên, trong điều trị bệnh bác sĩ có sử dụng một loại thước gọi là plivizumab có thể ngăn ngừa nhiễm trùng RSV và bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng khi nhiễm virus. Nếu trẻ có nguy cơ cao nhiễm bệnh thì bác sĩ có thể cho bé tiêm phòng hàng tháng trong mùa cao điểm bị nhiễm virus RSV.

Trẻ bị nhiễm virus hợp bào RSV điều trị như thế nào?

Mặc dù thuốc palivizumab có thể ngừa biến chứng khi nhiễm virus RSV, nhưng các bác sĩ thường không sử dụng thuốc này để điều trị RSV. Không có thuốc nào điều trị được virus. Vì vậy chăm sóc trẻ nhiễm virus RSV chủ yếu là giúp giảm các triệu chứng khó chịu.

Hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhiễm virus RSV, cha mẹ đều có thể tự chăm sóc trẻ tại nhà. Nên áp dụng các biện pháp sau để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn:

  • Sử dụng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ rồi hút mũi để đào thải dịch nhầy
  • Sử dụng máy phun sương để giữ cho không khí ẩm và giúp trẻ thở dễ dàng hơn
  • Cho bé uống một lượng nhỏ chất lỏng liên tục trong cả ngày
  • Sử dụng thuốc hạ sốt như thuốc chứa acetaminophen như Paracetamol, Efferagal (không dùng thuốc aspirin)…

Nên kiểm tra nhãn và làm theo tất cả các hướng dẫn một cách cẩn thận.

Trong trường hợp trẻ nhiễm bệnh nghiêm trọng hơn cần phải đến bệnh viện, bác sĩ có thể điều trị bằng:

  • Thở oxy
  • Dung dịch IV
  • Thuốc giúp mở đường thở.

Đào Tâm