Viêm tiểu phế quản là gì? Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

Viêm tiểu phế quản là bệnh nhiễm trùng phổi phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh gây ho và thở khò khè, khó thở ở trẻ. Mặc dù hầu hết các trường hợp người bệnh có thể được điều trị tại nhà, nhưng đây cũng là lý do hàng đầu khiến trẻ sơ sinh nhập viện.

viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản là bệnh nhiễm trùng phổi thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Người lớn cũng có thể mắc bệnh viêm tiểu phế quản nhưng rất hiếm và thường liên quan tới các bệnh nhiễm trùng hoặc chấn thương khác.

Bệnh xảy ra khi các ống thở nhỏ trong phổi gọi là tiểu phế quản bị nhiễm trùng. Viêm tiểu phế quản khiến cho các ống thở bị tắc nghẽn bởi đờm nhầy, do đó không có đủ không khí vào và ra khỏi phổi.

Thường viêm tiểu phế quản ảnh hưởng tới trẻ em dưới 2 tuổi vào mùa đông và đầu mùa xuân.

viêm tiểu phế quản
Hình ảnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em

Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm tiểu phế quản

Các dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm tiểu phế quản cũng tương tự như bệnh cảm lạnh. Đó là:

  • Sổ mũi, nghẹt mũi
  • Ho
  • Sốt
  • Chán ăn

Các triệu chứng bệnh trở nên tệ hơn trong vài ngày, bao gồm thở nhanh hơn. Nếu bạn thấy trẻ bị khó thở cần đưa trẻ đi khám hoặc gọi cho bác sĩ ngay. Ngoài ra, bố mẹ nên theo dõi một số triệu chứng sau:

  • Thở khò khẻ (âm thanh rít cao khi thở ra)
  • Thở gấp (hơn 60 nhịp thở một phút)
  • Khó thở, rên rỉ khi thở
  • Khó uống nước, bú sữa và nuốt
  • Có dấu hiệu mất nước như: khô miệng, khóc không ra nước mắt, ít đi tiểu
  • Nôn nhiều
  • Mệt mỏi và có vẻ uể oải
  • Ho liên tục
  • Dừng thở hơn 15 giây

Cần đưa trẻ đi viện ngay lập tức nếu như:

  • Trẻ bị khó thở nghiêm trọng
  • Trẻ có vẻ uể oải
  • Môi, đầu ngón tay, tai, lưỡi, đầu mũi hoặc bên trong má có màu xanh
viêm tiểu phế quản
Khi trẻ khó thở nghiêm trọng cần đưa bé đi khám ngay lập tức

Nguyên nhân gây bệnh viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản thường có nguyên nhân là do nhiễm virus. Nhiều loại virus khác nhau có thể là thủ phạm, bao gồm bệnh cúm nhưng phổ biến nhất ở trẻ em là do virus hợp bào hô hấp hoặc RSV.

Sự bùng phát của virus này xảy ra vào mà đông hằng năm. Tuy trẻ có thể chỉ bị các triệu chứng nhẹ nhưng trường hợp nghiêm trọng virus sẽ gây ra viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi.

Giải pháp phòng ngừa bệnh viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản có tính lây lan. Nhiễm virus lây lan qua các giọt nhỏ trong không khí vì vậy bạn có thể bị nhiễm bệnh giống như cách bạn bị nhiễm lạnh hoặc bốc hỏa.

Dù khó có thể ngăn chặn nhiễm trùng do virus nhưng bạn có thể giảm khả năng mắc bệnh của trẻ nếu:

  • Tránh xa những người đang bị bệnh
  • Rửa tay thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng
  • Khử trùng các bề mặt, đồ chơi và đồ vật mà bạn và trẻ thường tiếp xúc
  • Tránh hút thuốc trong nhà bởi khói thuốc làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp
  • Tiêm phòng cúm cho trẻ từ 6 tháng trở lên

Trẻ em dưới 2 tuổi có nguy cơ mắc bệnh RSV nên có thể tiêm chủng palivizumab – loại vắc xin tiêm chủng bảo vệ phổi khỏi bị nhiễm RSV.

>> Xem thêm Tổng quan thông tin về bệnh viêm phế quản

Chẩn đoán bệnh viêm tiểu phế quản

viêm tiểu phế quản
Thường bác sĩ sẽ nghe nhịp thở để chẩn đoán bệnh viêm tiểu phế quản

Khi đi khám, bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng và tiền sử bệnh của trẻ. Bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm cho trẻ. Bác sĩ sẽ dùng tai nghe để nghe nhịp thở của trẻ và ước tính nhịp thở mỗi phút.

Tuy hiếm nhưng đôi khi bác sĩ sẽ chỉ định chụp X – quang hoặc xét nghiệm máu để tìm viêm tiểu phế quản. Tuy nhiên nếu các triệu chứng của trẻ nghiêm trọng hoặc không rõ nguyên nhân gây bệnh, trẻ có thể phải làm các xét nghiệm:

  • Chụp X – quang phổi: Phương pháp này được thực hiện để tìm ra các dấu hiệu có thể của bệnh viêm phổi.
  • Xét nghiệm máu: Máu được xét nghiệm máu để kiểm tra lượng bạch cầu (là những tế bào chống lại nhiễm trùng).
  • Gạc ngoáy mũi: Bác sĩ sẽ đưa tăm bông ngoáy mũi cho trẻ để lấy chất nhầy và xét nghiệm virus dịch nhầy này.

>> Xem thêm Bệnh hen suyễn: Nguyên nhân và cách điều trị

Phương pháp điều trị viêm tiểu phế quản

viêm tiểu phế quản
Bác sĩ có thể yêu cầu trẻ khí dung để điều trị bệnh viêm tiểu phế quản

Thường viêm tiểu phế quản không có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị triệu chứng, cần từ 2-3 tuần để nhiễm trùng biến mất. Chỉ dùng thuốc kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Hầu hết trẻ bị viêm tiểu phế quản có thể được điều trị tại nhà. Bạn nên theo dõi các triệu chứng của con có trở nên tệ hơn hay bé gặp vấn đề về hô hấp khác hay không.

Bác sĩ có thể đưa ra các phương pháp điều trị tại nhà sau:

  • Cho trẻ uống nhiều chất lỏng hơn
  • Dùng thuốc nhỏ mũi hoặc xịt mũi để giảm sổ mũi
  • Dùng bình rửa chuyên dụng để rửa mũi
  • Kê đầu bằng một chiếc gối phụ để đỡ ngạt mũi, khó thở.

Có khoảng 3% trẻ bị viêm tiểu phế quản cần phải đến bệnh viện điều trị. Việc điều trị cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Đào Tâm