10 điều bạn không biết về bệnh tim mạch

Tại Việt Nam, bệnh Tim mạch là nhóm bệnh có tỷ lệ tử vong hàng đầu và là căn bệnh rất nguy hiểm. Thế nhưng nhiều thông tin về bệnh lại bị hiểu sai khiến cho mọi người có thể không biết đến những sự thật về bệnh lý này. Hãy cùng tìm hiểu 10 “bí mật” của bệnh tim mạch nhé.

Không chỉ người béo phì mới mắc bệnh tim mạch

mắc bệnh tim mạch
Những người béo phì sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn

Thông thường, những người béo phì sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo, ngay cả khi sở hữu vóc dáng mảnh mai thì bạn vẫn có thể mắc bệnh tim nếu tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt. Việc dung nạp glucose quá mức có thể khiến bạn bị tiểu đường và làm tăng nguy cơ bị bệnh tim.

Hầu hết các thực phẩm chức năng không giúp giảm bệnh tim

bệnh nhân tim mạch
Trung tâm tim mạch Legacy khuyến khích các bệnh nhân tim mạch nên dùng thêm vitamin D

Người ta thường rỉ tai nhau nhiều loại thực phẩm chức năng khi bị bệnh tim nhưng đa phần chúng đều không có tác dụng giúp thuyên giảm bệnh. Sarah Samaan, chuyên gia tim mạch tại Trung tâm tim mạch Legacy ở Plano, Texas khuyến khích các bệnh nhân tim mạch nên dùng thêm vitamin D vì nó có tác dụng với 80% những người bị bệnh. Ngoài ra, để tránh mắc biến chứng tim mạch, mỗi người nên ăn cá 2-3 lần/ tuần hoặc bổ sung viên dầu cá.

Chứng ngưng thở khi ngủ cũng dẫn đến bệnh tim

ngưng thở khi ngủ
Chứng ngưng thở khi ngủ (sleep apnea) cũng là nguyên nhân chính gây nên các bệnh tim mạch

Chứng ngưng thở khi ngủ (sleep apnea) cũng là nguyên nhân chính gây nên các bệnh tim mạch như đau tim, đột quỵ. Nếu bản thân mắc bệnh này thì bạn đừng coi thường mà hãy khám bác sĩ thường xuyên để tìm cách điều trị. Ngáy ngủ cũng là một dấu hiệu của bệnh ngưng thở lúc ngủ nên cũng cần hết sức chú ý.

>> Xem thêm Chứng ngưng thở khi ngủ trung ương

Bị tiền sản giật khi mang thai

 tiền sản giật khi mang thai
Nếu bị tiền sản giật khi mang thai thì bà bầu sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch về sau

Nghe có vẻ lạ nhưng nếu bị tiền sản giật khi mang thai thì bà bầu sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch về sau này. Rất nhiều phụ nữ bị đau tim từng mắc tiền sản giật trong thai kỳ. Do đó, bạn nên chú ý tránh mắc bệnh này khi mang thai hoặc gặp bác sĩ để điều trị tránh biến chứng lâu dài khi từng bị tiền sản giật.

Căng thẳng dẫn đến bệnh tim

nguyên nhân dẫn đến bệnh tim
Suy nghĩ tiêu cực cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tim

Việc suy nghĩ tiêu cực cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tim. Những cảm xúc như đau khổ, giận dữ, u uất lâu dài sẽ khiến bạn mắc các bệnh liên quan đến tim mạch nhanh chóng nên hãy giữ tinh thần thật thoải mái nhé.

Bên cạnh đó, hiện tượng căng thẳng triền miên sẽ khiến huyết áp tăng, do đó lượng cholesterol cũng tăng lên theo tỷ lệ thuận và dẫn đến bệnh tim. Vì vậy, hãy tập yoga, thiền và bài tập thể dục để giảm stress hiệu quả.

Viêm nhiễm răng miệng có thể dẫn đến bệnh tim

dấu hiệu cho bệnh tim mạch
Viêm nhiễm răng miệng quá nhiều cũng có thể là dấu hiệu cho bệnh tim mạch

Nếu bạn bị viêm nhiễm răng miệng quá nhiều thì đây cũng có thể là dấu hiệu cho bệnh tim mạch. Đa phần những người mắc bệnh về nướu đều có nguy cơ cao mắc bệnh tim nên hãy kiểm tra sức khỏe tổng quát thường xuyên khi bạn bị viêm răng miệng liên tục.

>> Xem thêm Bạn có mắc 1 trong 4 bệnh lý răng miệng phổ biến này không?

Đừng quá lo lắng nếu gia đình có tiền sử bệnh tim mạch

bệnh tim
Phụ nữ đa phần có thể mắc bệnh tim trước tuổi 60

Nếu gia đình có tiền sử về bệnh tim mạch như bà ngoại mất vì đau tim ở tuổi 80 thì bạn cũng đừng quá lo lắng vì có thể nó sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Phụ nữ đa phần có thể mắc bệnh tim trước tuổi 60 và đàn ông thường bị bệnh tim trước 50 tuổi. Và bạn hoàn toàn có thể cải thiện tim mạch nhờ tập thể dục và điều chỉnh lối sống lành mạnh.

Cao huyết áp dẫn đến bệnh tim

ngủ được tối thiểu 6 tiếng
Mỗi đêm bạn cần đảm bảo ngủ được tối thiểu 6 tiếng

Dù bạn bị bệnh cao huyết áp hay chỉ đôi khi có triệu chứng này thì nó cũng là dấu hiệu cho thấy tương lai bản thân có thể mắc bệnh tim. Muốn điều chỉnh huyết áp, mỗi người nên có lối sống lành mạnh và tránh ăn mặn vì chúng chứa hàm lượng natri cao. Thêm vào đó, mỗi đêm bạn cần đảm bảo ngủ được tối thiểu 6 tiếng.

Rối loạn cương dương liên quan đến tim mạch

Rối loạn cương dương
Rối loạn cương dương cũng là một dấu hiệu của bệnh tim mạch

Ở nam giới, rối loạn cương dương cũng là một dấu hiệu của bệnh tim mạch. Những người bị rối loạn cương dương nặng có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn 35% và có nguy cơ tử vong đến 93% so với người thường. Do vậy, phái mạnh đừng ngại ngùng mà hãy chia sẻ bệnh cương dương với bác sĩ để tìm được phương pháp điều trị phù hợp.

Đi khám khi tim đập nhanh

Tim đập nhanh
Tim đập nhanh là triệu chứng bệnh tim nhưng lại thường bị bỏ qua

Tim đập nhanh là triệu chứng bệnh tim nhưng lại thường bị bỏ qua. Hiện tượng này khiến tim đập nhanh trong vài giây đến vài phút. Thông thường, các bác sĩ sẽ gọi đây là các cơn co thắt tim sớm do căng thẳng, lo âu và cafein gây ra. Đó là nguyên nhân bạn nên đi khám ngay lập tức nếu tình trạng tim đập nhanh diễn ra thường xuyên.