Tại sao trẻ bị ho do viêm mũi dị ứng và cách khắc phục?

Viêm mũi dị ứng là tình trạng trẻ gặp phải khi phản ứng lại với các tác nhân dị ứng từ môi trường. Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục khi bé ho do dị ứng gây ra.

Trẻ bị viêm mũi dị ứng rất dễ ho và ngứa họng
Trẻ bị viêm mũi dị ứng rất dễ ho và ngứa họng

Viêm mũi dị ứng thường sẽ xuất hiện theo mùa vào các thời điểm nhất định trong năm. Thời gian thường vào mùa xuân và mùa thu, khi thực vật, nấm và mốc tạo ra phấn hoa hoặc các bào tử sinh sản.

Người bị viêm mũi dị ứng mãn tính dẫn tới các triệu chứng quanh năm do tiếp xúc liên tục với các chất gây dị ứng trong môi trường.

Dấu hiệu nhận biết ho do viêm mũi dị ứng

ho do viêm mũi dị ứng
Triệu chứng viêm mũi dị ứng khá tương đồng với cảm lạnh hoặc cảm cúm

Thực tế nếu không đi khám bác sĩ, khó có bố mẹ nào có thể phân biệt giữa viêm mũi dị ứng và ho do các bệnh khác gây ra như cảm lạnh hoặc cảm cúm.

Dưới đây là một số dấu hiệu giúp cho bố mẹ biết được bé nhà mình đang ho do viêm mũi dị ứng hay do nguyên nhân khác.

Đặc điểm chung của cơn ho do viêm mũi dị ứng gồm:

  • Thời gian kéo dài hơn 2 tuần
  • Ho liên tục không ngừng
  • Cần phải sử dụng thuốc kháng histamine hoặc thuốc thông mũi để giúp giảm triệu chứng

Khi người bị viêm mũi dị ứng tiếp xúc với chất kích ứng như lông thú cưng, cơn ho sẽ kéo dài hơn.

Ngoài ho, trẻ còn có thể xuất hiện tình trạng:

  • Ngứa hoặc trầy xước cổ họng
  • Chảy nước mắt, ngứa mắt
  • Mệt mỏi

Thường ho do viêm mũi dị ứng sẽ không kèm theo các triệu chứng sau:

  • Sốt cao
  • Nhức đầu
  • Đau nhức toàn thân, cứng khớp, khó chịu hoặc đau ngực

Tuy nhiên, cơn ho có thể kèm theo đau, nhức và cứng khớp nếu như viêm mũi dị ứng phức tạp xuất phát từ bệnh hen suyễn hoặc các vấn đề hô hấp khác.

Nguyên nhân dẫn tới viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là phản ứng khi gặp phải tác nhân bên ngoài xâm nhập vào cơ thể và gây ra các phản ứng.

Một số người phát triển tình trạng viêm mũi dị ứng do quá nhạy cảm hoặc tiếp xúc quá nhiều với chất gây dị ứng. Nhiều người khác thì có sẵn cơ địa nhảy cảm hoặc xuất hiện một số điều kiện làm gia tăng sự nhạy cảm với môi trường.

Bất kì vật thể lạ nào cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng. Trong khi hầu hết mọi người chỉ nhạy cảm với chất gây dị ứng, những người khác thì nhạy cảm với nhiều loại chất gây dị ứng. Và các loại chất dị ứng này thường sẽ liên quan đến nhau.

Điểm mặt một số chất gây dị ứng theo mùa

Các chất gây dị ứng phổ biến nhất liên quan tới viêm mũi dị ứng theo mùa bao gồm:

  • Phấn hoa cỏ: Một số loài có nhiều khả năng gây ra phản ứng hơn, như cỏ lúa mạch đen, cỏ xanh,…
  • Phấn hoa cây: Phấn hoa từ một số loại cây như tuyết tùng núi, sồi, dâu tằm, phong, tuyết tùng đỏ và cây du thường gây ra dị ứng.
  • Phấn hoa: Phấn hoa của cỏ phấn hương, bồ công anh và cọ vẽ của quỷ thường gây dị ứng, như phấn hoa của các loài không có hoa.
  • Phấn hoa từ các bụi hoa: Ví dụ như cây ngải đăng.

Các bào tử nấm và mốc cũng có thể gây ra viêm mũi dị ứng.

Một số loại chất gây viêm mũi dị ứng lâu năm

ho do viêm mũi dị ứng
Lông mèo có thể gây phản ứng với trẻ bị viêm mũi dị ứng

Các chất gây dị ứng thường liên quan đến viêm mũi dị ứng bao gồm:

  • Vẩy da hoặc lông thú cưng
  • Bụi bẩn
  • Phân, nước bọt
  • Bào tử nấm mốc trong nhà
  • Chất kích thích hóa học trong sản phẩm tẩy rửa như bột giặt
  • Hóa chất có trong các sản phẩm có mùi, đặc biệt các sản phẩm dạng xịt và bình xịt
  • Khói
  • Khí thải từ các vật liệu như cao su, vải và da
  • Ô nhiễm không khí, như khí thải xe hơi

Viêm mũi dị ứng được chẩn đoán như thế nào?

Một nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy khoảng 18% trẻ em dưới 17 tuổi ở Mỹ được chẩn đoán bị viêm mũi dị ứng. Nếu bác sĩ nghi ngờ trẻ bị viêm mũi dị ứng thường sẽ giới thiệu trẻ tới gặp bác sĩ chuyên dị ứng.

Các bác sĩ chuyên khoa dị ứng sẽ đặt câu hỏi về thói quen sinh hoạt, môi trường làm việc và gia đình, tiền sử bệnh và các triệu chứng, sau đó khám mũi và họng.

Triệu chứng viêm mũi dị ứng

ho do viêm mũi dị ứng
Ngoài ho thì trẻ viêm mũi dị ứng còn bị ngứa họng, ngạt mũi

Ho do các bệnh khác nhau thường có các triệu chứng tương tự, bởi vì tất cả các cơn ho đều do cơ thể đang cố loại bỏ tác nhân lạ ra khỏi đường thở.

Ngoài ra, phạm vi, mức độ nghiêm trọng và thời gian của các triệu chứng viêm mũi dị ứng khác nhau ở mỗi người. Điều này gây nhiều khó khăn để thiết lập một tập hợp các triệu chứng.

Một số triệu chứng thường gặp của viêm mũi dị ứng bao gồm:

  • Ngứa họng, khô họng
  • Mũi ngứa
  • Ho liên tục
  • Tắc nghẽn mũi hơn 2 tuần hoặc khi tiếp tục tiếp xúc với chất gây dị ứng
  • Nghẹt mũi xảy ra vào các thời điểm nhất định trong năm, thường vào mùa xuân và mùa thu.

Biện pháp giảm ho do viêm mũi dị ứng tại nhà

Mẹ có thể sử dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà giúp giảm ho cho trẻ hiệu quả bao gồm:

  • Dùng nước muối xịt mũi, nước rửa mũi
  • Cung cấp đủ nước cho bé
  • Tắm nước ấm cho bé
  • Hấp quất cùng với mật ong hoặc đường phèn và cho bé uống mỗi ngày 3-4 lần.
  • Uống trà ấm, nhưng các loại trà không chứa caffein đặc biệt các loại trà hoa cúc, bạc hà, cỏ xạ hương và gừng.
  • Thêm từ 1 – 2 thìa mật ong vào trà và các loại đồ uống ấm khác.
  • Súc miệng nước muối ấm mỗi ngày nhiều lần khi trẻ có cảm giác ngứa cổ họng.

Bên cạnh đó, cha mẹ có thể sử dụng xịt họng thảo dược cho trẻ khi bị ho do viêm mũi dị ứng. Với các thành phần từ tự nhiên an toàn lại tác dụng tại chỗ sẽ giúp giảm ngứa họng nhanh chóng và hiệu quả.

Đào Tâm