Tổng quan về viêm mũi dị ứng: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm mũi dị ứng là một bệnh liên quan trực tiếp tới một số triệu chứng ở mũi họng xảy ra khi hít phải một tác nhân gây dị ứng. Tìm hiểu viêm mũi dị ứng nguyên nhân và cách điều trị là gì?

viêm mũi dị ứng nguyên nhân
Viêm mũi dị ứng liên quan tới một số triệu chứng mũi họng

Nguyên nhân dẫn tới viêm mũi dị ứng

Chất gây dị ứng sẽ gây ra phản ứng dị ứng. Khi người bị viêm mũi dị ứng nguyên nhân là do hít phải chất gây dị ứng như phấn hoa, nấm mốc, lông thú cưng hoặc bụi thì cơ thể họ cũng tiết ra các chất hóa học gây ra các triệu chứng dị ứng.

Một số loại thực vật có thể gây ra tình trạng dị ứng này bao gồm cây hoa, cỏ hoặc cỏ phấn hương. Phấn hoa của các loại cây bay theo gió. Các loại cây có thể gây phản ứng sẽ khác nhau ở mỗi người và từng khu vực.

Viêm mũi dị ứng
Nhiều người bị dị ứng với phấn hoa

Tùy vào tình hình thời tiết mà phấn hoa trong không khí sẽ ảnh hưởng tới các triệu chứng bệnh hay không. Cụ thể:

  • Vào những ngày nắng nóng, khô hanh, nhiều gió có thể dẫn tới có nhiều phấn hoa trong không khí.
  • Vào những ngày mát mẻ, ẩm ướt, mưa nhiều, hầu hết phấn hoa đều bị trôi xuống đất.

Bệnh viêm mũi dị ứng thường có thể ảnh hưởng tới các thành viên trong một gia đình. Nếu như cả cha và mẹ đều mắc bệnh hoặc các bệnh dị ứng khác thì trẻ nhỏ rất dễ gặp phải.

Triệu chứng bị viêm mũi dị ứng

Các triệu chứng xảy ra ngay sau khi bạn tiếp xúc với chất gây dị ứng bao gồm:

  • Ngứa mũi, miệng, mắt, cổ họng, da hoặc bất kỳ vùng nào.
  • Khó ngửi mùi
  • Sổ mũi
  • Hắt xì hơi liên tục
  • Chảy nước mắt

Các triệu chứng có thể phát triển về sau gồm:

  • Nghẹt mũi
  • Ho khan
  • Ù tai và giảm khứu giác
  • Viêm họng
  • Xuất hiện quầng thâm dưới mắt
  • Có bọng mắt
  • Mệt mỏi và cáu kỉnh
  • Đau đầu

Chẩn đoán người bị viêm mũi dị ứng

Bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám sức khỏe và hỏi về các triệu chứng khi gặp tình trạng này. Người bệnh sẽ được hỏi liệu các triệu chứng của bạn có thay đổi vào từng khoảng thời gian trong ngày hay theo mùa không, hoặc bạn có bị tăng nặng triệu chứng khi tiếp xúc với các loại vật nuôi hoặc các chất gây dị ứng khác không.

Một số bài test dị ứng có thể cho biết được phấn hoa hay các chất dị ứng nào khác là nguyên nhân dẫn tới các triệu chứng của bạn. Kiểm tra da là phương pháp kiểm tra dị ứng phổ biến nhất.

Nếu bác sĩ không thể xét nghiệm da, xét nghiệm máu cũng có thể được sử dụng để chẩn đoán. Các xét nghiệm này có thể đo chỉ số IgE RAST, mức độ của các chất liên quan tới phản ứng dị ứng.

Xét nghiệm toàn bộ công thức máu cũng có thể giúp chẩn đoán dị ứng.

Cách xử trí đối với người bị viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng
Người bị viêm mũi dị ứng nên tránh các tác nhân gây dị ứng

Tránh các tác nhân dị ứng

Cách điều trị tốt nhất là tránh các hạt phấn gây ra các triệu chứng viêm mũi dị ứng. Tuy không thể tránh được hoàn toàn phấn hoa nhưng bạn có thể thực hiện một số bước để giảm mức độ tiếp xúc của mình.

Bạn có thể được kê đơn thuốc điều trị. Loại thuốc mà bác sĩ kê toa tùy thuộc vào từng triệu chứng bạn gặp phải và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đặc điểm bệnh lý khác như mắc hen suyễn cũng được xem xét.

Đối với người bị tình trạng bệnh này thể nhẹ thì rửa mũi cũng có thể giúp loại bỏ chất nhầy trong mũi hiệu quả. Bạn có thể mua dung dịch nước muối sinh lý pha sẵn hoặc tự pha tại nhà để xịt rửa mũi hàng ngày.

Các loại thuốc sử dụng để điều trị

Viêm mũi dị ứng
Sử dụng thuốc có thể kiểm soát triệu chứng viêm mũi dị ứng

1. Thuốc kháng histamine

Các loại thuốc kháng histamine có hiệu quả tốt khi điều trị các triệu chứng dị ứng. Chúng được sử dụng khi các triệu chứng bệnh không xảy ra thường xuyên và kéo dài. Tuy nhiên hãy lưu ý:

  • Nhiều loại thuốc kháng histamine đường uống có thể mua được ở hiệu thuốc mà không cần đơn bác sĩ.
  • Một số loại thuốc có thể gây buồn ngủ. Vì thế sau khi dùng thuốc hạn chế lái xe hoặc điều khiển máy móc.
  • Thuốc xịt mũi kháng histamine có tác dụng điều trị bệnh rất tốt. Vì thế, hãy hỏi lại bác sĩ xem bạn có thể dùng thử các loại thuốc này trước không.

2. Thuốc corticosteroids

  • Thuốc xịt mũi có chứa corticosteroids là phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất.
  • Sử dụng thuốc xịt mũi chứa corticosteroids có hiệu quả tốt nhất khi dùng liên tục nhưng cũng có thể hữu ích khi chỉ sử dụng trong thời gian ngắn hơn.
  • Thuốc xịt corticosteroid thường an toàn cho cả trẻ em và người lớn.

3. Dung thuốc xịt thông mũi

  • Sử dụng thuốc xịt thông mũi có thể hiệu quả để giảm các triệu chứng nghẹt mũi.
  • Không sử dụng thuốc làm thông mũi quá 3 ngày.

4. Thuốc khác

  • Thuốc ức chế leukotriene là loại thuốc kê toa giúp ngăn chặn phản ứng của leukotrienne – đây là chất cơ thể tiết ra để phản ứng với chất gây dị ứng.

Biện pháp phòng ngừa viêm mũi dị ứng tại nhà

Viêm mũi dị ứng
Áp dụng một số biện pháp giúp tránh viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là loại bệnh không thể chữa khỏi. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát các triệu chứng được bằng cách:

  • Tránh các tác nhân gây viêm mũi
  • Sử dụng các biện pháp khắc phục tại nhà như nhỏ mũi

Hiện nay có một số loại vắc xin ngừa dị ứng – liệu pháp miễn dịch, dành cho người bệnh. Tuy nhiên, các loại vắc xin này không phổ biến ở Việt Nam.

Nếu bạn bị dị ứng theo mùa hoặc dị ứng phấn hoa, bạn có thể sử dụng điều hòa nhiệt độ thay vì mở cửa sổ liên tục.

Sử dụng máy hút ẩm hoặc một bộ lọc không khí dạng hạt (HEPA) hiệu quả cao có thể giúp bạn kiểm soát dị ứng khi ở trong nhà. Nếu bạn bị dị ứng với mạt bụi, hãy giặt ga trải giường và chăn bằng nước nóng trên 55°C. Thêm bộ lọc HEPA vào máy hút bụi của bạn và hút bụi hàng tuần cũng có thể hữu ích. Hạn chế sử dụng thảm trong nhà cũng có thể có lợi.

Tình trạng viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Trẻ em cũng có thể bị viêm mũi dị ứng và thường xuất hiện trước 10 tuổi. Nếu bạn thấy trẻ em xuất hiện các triệu chứng cảm lạnh vào cùng một thời điểm mỗi năm thì có thể trẻ đã bị viêm mũi dị ứng.

Các triệu chứng ở trẻ nhỏ tương tự như người lớn. Trẻ em thường bị chảy nước mắt, mắt đỏ gọi là tình trạng viêm kết mạc dị ứng. Nếu bạn nhận thấy trẻ thở khò khè hoặc khó thở xuất hiện song song với các triệu chứng khác, bé cũng có thể bị hen suyễn.

Nếu bạn nghĩ rằng bé nhà mình bị dị ứng thì hãy tới gặp bác sĩ. Quan trọng là được chẩn đoán và điều trị chính xác.

Đối với trẻ nhỏ gặp phải tình trạng dị ứng theo mùa, hãy hạn chế bé tiếp xúc với các chất gây dị ứng bằng cách giữ cho bé ở trong nhà khi lượng phấn hoa ngoài trời tăng cao. Giặt quần áo và ga trải giường thường xuyên trong mùa dị ứng và hút bụi thường xuyên cũng có ích.

Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau có thể giúp kiểm soát triệu chứng dị ứng cho bạn. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ, dù liệu lượng nhỏ nên hãy cân nhắc trước khi dùng cho trẻ.

Đào Tâm