Cẩm nang bệnh viêm họng: nguyên nhân và các biện pháp điều trị hiệu quả cao

Viêm họng, đau họng là một trong những bệnh phổ biến nhất, ảnh hưởng đến mọi độ tuổi từ trẻ em đến người già. Muốn điều trị viêm họng thành công cần xác định được nguyên nhân chính.

nguyên nhân gây bệnh viêm họng
Để điều trị thành công viêm họng đau họng cần xác định được đâu là nguyên nhân gây bệnh

Viêm họng là gì?

Viêm họng là cảm giác đau, khô hoặc trầy xước trong cổ họng. Hầu hết viêm họng là do nhiễm trùng hoặc do các yếu tố từ môi trường tác động như không khí khô. Dù đau họng hoặc không thoải mái nhưng thường bệnh sẽ tự hết.

Đau họng được chia thành các loại dựa trên một phần cổ họng mà chúng ảnh hưởng

  • Viêm họng: ở khu vực ngay sau miệng.
  • Viêm amidan: sưng và đỏ amidan, mô mềm ở phía sau miệng.
  • Viêm thanh quản: sưng và đỏ thanh quản, giọng nói thay đổi.

Các triệu chứng bệnh viêm họng

Triệu chứng viêm họng có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Viêm họng có thể khiến bạn cảm thấy:

  • Khó chịu
  • Rát họng
  • Khô họng
  • Cảm giác kích thích
bệnh viêm họng
Khi viêm họng thì cổ họng hoặc amidan có thể chuyển sang màu đỏ

Cảm giác đau họng sẽ rõ ràng hơn khi bạn nuốt nước bọt hoặc nói chuyện. Cổ họng hoặc amidan của bạn cũng sẽ bị chuyển sang màu đỏ.

Đôi khi sẽ xuất hiện các mảng trắng hoặc mủ hình thành trên amidan. Những mảng trắng này phổ biến ở viêm họng liên cầu khuẩn hơn là viêm họng do virus gây ra.

Cùng với đau họng khi bị viêm họng người bệnh sẽ có các triệu chứng:

  • Nghẹt mũi
  • Sổ mũi
  • Hắt hơi
  • Ho
  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Sưng các tuyến ở cổ
  • Khàn giọng
  • Cơ thể nhức mỏi
  • Khó nuốt
  • Cảm giác ăn không ngon miệng

8 nguyên nhân gây viêm họng

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm họng từ nhiễm trùng tới yếu tố chấn thương. Cùng tìm hiểu 8 nguyên nhân viêm họng phổ biến nhất.

bệnh viêm họng
Có nhiều nguyên nhân gây viêm họng từ vi khuẩn, virus tới chấn thương

1. Cảm lạnh, cúm và các bệnh nhiễm virus khác

Virus gây ra khoảng 90% ca viêm họng. Trong số các loại virus viêm họng gồm:

  • Các virus cảm lạnh thông thường
  • Virus cúm
  • Bệnh sởi: gây phát ban và sốt
  • Bệnh thủy đậu: nhiễm trùng gây sốt và nổi mẩn ngứa
  • Quai bị: nhiễm trùng gây sưng tuyến nước bọt ở cổ

2. Viêm họng và nhiễm trùng do vi khuẩn khác

Nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể gây ra viêm họng. Loại nhiễm trùng phổ biến nhất là viêm họng liên cầu khuẩn, nhiễm trùng cổ họng và amidan do vi khuẩn Streptococcus nhóm A gây ra.

Viêm họng liên cầu gây ra gần 40% các trường hợp đau họng ở trẻ em. Viêm amidan và các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu và chlamydia cũng có thể gây viêm họng.

3. Dị ứng

bệnh viêm họng
Lông chó có thể gây dị ứng, chảy nước mũi và kích ứng họng

Khi hệ thống miễn dịch phản ứng với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, cỏ và lông thú, các hóa chất gây ra triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mắt, hắt hơi và kích ứng họng.

Chất nhầy dư thừa trong mũi có thể chảy xuống phía sau cổ họng. Điều này được gọi là kích ứng cổ họng gây ho.

4. Không khí khô

Không khí khô có thể hút hơi ẩm từ miệng và cổ họng khiến họng bị khô và gây ho. Bạn nên để ý tới độ ẩm không khí trong thời tiết mùa đông rất khô hoặc khi dùng máy sưởi.

5. Khói, hóa chất và các chất kích thích khác

Có nhiều hóa chất trong môi trường có khả năng gây kích ứng họng, bao gồm:

bệnh viêm họng
Ở trong môi trường có nhiều khói thuốc trong thời gian dài dễ bị viêm họng
  • Khói thuốc lá
  • Ô nhiễm không khí
  • Sản phẩm tẩy rửa và hóa chất khác

6. Chấn thương

Bất kỳ thương tích nào như đánh hoặc thắt ở cổ, có thể gây đau ở cổ họng. Bị nghẹn thức ăn trong cổ họng cũng gây ra đau họng.

Bạn cũng có thể bị đau họng sau khi la hét, nói to hoặc hát trong thời gian dài. Vì thế viêm họng là bệnh mạn tính đối với những người làm nghề giáo viên, chăm sóc khách hàng hay ca sĩ.

7. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng axit trào ngược từ dạ dày lên thực quản (ống dẫn thức ăn từ miệng đến dạ dày). Axit đốt cháy thực quản và cổ họng, gây ra những triệu chứng như ợ nóng và trào ngược axit.

8. Khối u

Có khối u trong cổ họng, thanh quản hay lưỡi là một nguyên nhân ít phổ biến hơn của viêm họng. Khi đau họng là dấu hiệu của bệnh ung thư, sẽ không biến mất sau một vài ngày.

Biện pháp khắc phục tại nhà khi bị viêm họng

Khi bị viêm họng, bạn hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà. Nhưng tốt hơn hết bạn nên chú ý nghỉ ngơi nhiều để tăng hệ miễn dịch cho cơ thể để chống chịu nhiễm trùng.

bệnh viêm họng
Uống các loại nước ấm có tác dụng dịu cổ họng khi mắc bệnh

Để giảm đau họng bạn có thể:

  • Súc miệng bằng nước ấm pha muối.
  • Uống các loại nước ấm có tác dụng làm dịu cổ họng, chẳng hạn như trà nóng với mật ong, nước ấm pha với chanh. Trà thảo dược đặt biệt giúp làm dịu cơn đau họng.
  • Làm mát cổ họng bằng một đồ ăn lạnh như viên kem.
  • Ngậm thuốc ngậm trị ho.
  • Bật máy độ ẩm phun sương mát để tăng độ ẩm cho không khí.
  • Ngừng nói hoặc hạn chế nói khi viêm họng cho đến khi bệnh đỡ hơn.

Viêm họng có nguy hiểm không và khi nào cần đi khám

bệnh viêm họng
Khi bị sốt cao kèm đau họng thì có thể đi khám

Viêm họng cơ bản đều không có gì nguy hiểm và hoàn toàn có thể điều trị tại nhà. Viêm họng do nhiễm virus thường tự khỏi trong khoảng từ 2 – 7 ngày. Tuy nhiên, nếu có một số dấu hiệu sau đi kèm thì bạn nên cân nhắc tới việc đi khám:

  • Đau họng trầm trọng
  • Khó nuốt
  • Khó thở hoặc đau họng khi thở
  • Khó mở miệng
  • Sốt cao trên 38°C
  • Đau cứng cổ
  • Đau tai
  • Có máu lẫn trong nước bọt hoặc đờm của bạn
  • Đau họng kéo dài hơn 1 tuần

Các loại thuốc điều trị đau họng

Bạn có thể dùng thuốc để giảm đau họng hoặc điều trị nguyên nhân cơ bản. Một số loại thuốc bạn có thể mua tại hiệu thuốc giúp giảm đau họng gồm có:

  • Acetaminophen (Tylenol)
  • Ibuprofen (Advil, Motrin)
  • Aspirin

Không nên dùng aspirin cho trẻ em và thanh thiếu niên vì có thể gây tác dụng phụ, tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye ở trẻ.

Không nên dùng aspirin để điều trị viêm họng cho trẻ em

Bạn cũng có thể dùng một trong các phương pháp điều trị để tác động trực tiếp tới họng như:

  • Thuốc xịt trị viêm họng có chứa chất khử trùng gây tê như phenol hoặc một thành phần làm mát như tinh dầu bạc hà hoặc dầu khuynh diệp.
  • Thuốc ngậm trị viêm họng.
  • Siro ho.

Trong trường hợp viêm họng do liên cầu khuẩn, việc sử dụng kháng sinh trị viêm họng là cần thiết. Đây là cách để ngăn ngừa biến chứng viêm họng như: viêm phổi, viêm phế quản. Thuốc kháng sinh có thể làm giảm đau họng trong khoảng một ngày.

Các bác sĩ thường kê toa kháng sinh kéo dài trong 10 ngày. Quan trọng là bạn phải uống đủ liều ngay cả khi bạn đã cảm thấy tốt hơn. Bởi ngừng uống kháng sinh quá sớm có thể khiến một số vi khuẩn còn sống và tấn công trở lại.

Đào Tâm