Cảnh báo từ WHO: Nguy cơ bùng phát dịch bệnh sởi trên toàn cầu

Do dịch sởi đang có chiều hướng lan nhanh trên toàn cầu, Tổ chức Y tế thế giới WHO đã khuyến cáo về nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng.

Sởi – Bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm nguy hiểm nhất thế giới

Theo tổ chức Y tế thế giới WHO cho biết từ đầu năm nay số ca mắc sởi đã tăng gấp 300% trong ba tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018. Kể cả ở các quốc gia đã từng tuyên bố loại trừ được bệnh sởi như Hoa Kỳ, thì cũng có số lượng người nhiễm bệnh tăng vọt.

WHO cho biết sởi là bệnh truyền nhiễm do virus lây lan nguy hiểm nhất trên thế giới với nguy cơ biến chứng nặng. Vào năm 2017, sởi được thống kê là nguyên nhân dẫn tới 110.000 trướng hợp tử vong. Bệnh nguy hiểm bởi mức độ lây lan cao khi có người mắc bệnh thì tới 90% người xung quanh không có miễn dịch cũng sẽ mắc bệnh. Trường hợp biến chứng chiếm tới ¼ các bệnh nhân nhập viện và có khả năng dẫn tới biến chứng lâu dài: tổn thương não, mù mắt, ảnh hưởng tới thính lực.

>> Xem thêm CẢNH BÁO: Bệnh truyền nhiễm đang gia tăng ở trẻ em

Triệu chứng của bệnh sởi thường gặp

Sau khi nhiễm virus sởi từ 7 – 14 ngày, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng: sốt cao, ho, mắt đỏ, sổ mũi, chảy nước mắt. Vài ngày sau đó, các vết ban sởi sẽ xuất hiện.

dịch sởi lây lan
Phó giám đốc Trung tâm bệnh truyền nhiễm (Bệnh viện Bạch Mai) Đoàn Thu Trà kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại trung tâm.

Các vết ban sởi thường nổi trên vùng mặt và phía trên cổ. Hầu hết các trường hợp tử vong do sởi là do các biến chứng bệnh, gồm: mù mắt, viêm não, tiêu chảy dẫn tới mất nước, viêm tai giữa hoặc viêm phổi.

Nguyên nhân khiến dịch bệnh sởi bùng phát trở lại

Sởi đã được tuyên bố được loại bỏ hoàn toàn ở một số quốc gia phát triển như Mỹ từ năm 2000. Tuy nhiên, giai đoạn gần đây một số phụ huynh có xu hướng anti vắc xin nên đã loại bỏ việc tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh cho con cái của họ. Khi không có kháng thể, bệnh sởi rất dễ lan nhan trong cộng đồng đã quay trở lại.

Theo đánh giá của WHO, những ổ dịch sởi gần đây cho thấy rõ các “khoảng trống miễn dịch” trong việc chống lại dịch sởi ở cả người lớn và trẻ em.

Khi nào nên tiếp vắc xin phòng bệnh sởi

Vắc xin sởi được khuyến cáo tiêm cho trẻ em trong độ tuổi từ 1 đến 6 tuổi. Để có hiệu quả cao nhất, vắc xin sởi được khuyên tiêm hai liều: liều thứ nhất từ 12 đến 15 tháng và liều thứ hai trong độ tuổi từ 4 đến 6 tuổi. Có thể tiêm liều thứ hai sau 28 ngày sau khi tiêm liều đầu tiên nếu cần thiết.

vắc xin phòng sởi
Trẻ từ 9 tháng tuôi cần được tiêm vắc xin phòng sởi để chủ động phòng bệnh.

Người lớn chưa tiêm vắc xin sởi cần chủ động đi tiêm vắc xin này tại các cơ sở y tế để tránh bị mắc sởi. Tiêm chủng đầy đủ giúp bảo vệ cá nhân và ngăn dịch bùng phát.

Nguy cơ lây lan bệnh sởi trong cộng đồng

Khi người bệnh sởi ho hoặc chảy nước mũi, họng khi có người tiếp xúc gần hoặc trực tiếp với các dịch này sẽ dễ bị lây bệnh. Trong vòng 2 giờ, virus sởi vẫn còn hoạt động và có khả năng lây nhiễm trong không khí hoặc ở bề mặt nhiễm bệnh.

Sởi có khả năng lây truyền từ người sang người từ 4 ngày trước cho đến 4 ngày sau khi phát ban.

Trẻ chưa được tiêm vắc xin sởi là đối tượng có nguy cơ cao nhất bị sởi và các biến chứng kèm theo. Bất kỳ ai chưa có miễn dịch với bệnh sởi (người chưa tiêm đủ 2 mũi sởi, chưa từng mắc sởi) đều có nguy cơ nhiễm bệnh.

>> Xem thêm Thông tin tổng quan về bệnh truyền nhiễm

Giải pháp ngăn ngừa lây lan sởi trên toàn cầu

Các khách du lịch quốc tế nên đảm bảo miễn dịch với bệnh sởi bằng cách tiêm đủ hai mũi vắc xin sởi. Đối với những nười chưa chắc chắn về tình trạng tiêm vắc xin sởi nên tiêm ít nhất một mũi.

Theo khuyến nghị của WHO, khách du lịch quốc tế nên tiêm vắc xin sởi ít nhất 15 ngày trước khi khởi hành chuyến du lịch. Các du khách nên chú ý lắng nghe hướng dẫn của các cán bộ y tế về khả năng lây nhiễm bệnh sởi, khả năng lây truyền và triệu chứng bệnh.

Một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội, Quảng Ninh,… đã tiếp nhận nhiều ca bệnh nhi nhiễm sởi. Đáng chú ý có cả bệnh nhân là người lớn vào viện là do gặp phải biến chứng của bệnh.