Những điều cần biết về biến chủng Covid-19 mới Omicron mới phát hiện ở Nam Phi

Biến chủng mới Omicron của virus Covid-19 được phát hiện đầu tiên ở Nam Phi ngày 24/11/2021 đang được tổ chức y tế thế giới cho là biến thể đáng quan ngại. Những điều cần biết về biến chủng này là gì?

Biến chủng Omicron
Biến chủng Omicron mới được phát hiện cuối tháng 11/2021 tại Nam Phi

Biến chủng Covid-19 Omicron ở đâu?

Ngày 26/11/2021, Tổ chức Y tế thế giới WHO đã đặt cho biến chủng mới Covid – 19 xuất hiện ở Nam Phi là Omicron. Lần đầu được phát hiện được gọi là dòng B.1.1.529.

Các chuyên gia y tế vô cùng quan ngại về khả năng lây truyền của biến thể omicron vì nó chứa một loạt đột biến bất thường và có sự khác biệt với các biến thế khác.

Theo trưởng nhóm kỹ thuật về Covid-19 của WHO – Maria Van Kerkhove, cho biết: “Biến thể Omicron B.1.1.529 là biến thể đáng lo ngại bởi có một số đặc tính nguy hiểm. Biến thế này chứa lượng lớn các đột biến, và một số đột biến có đặc tính tăng khả năng lây truyền.”

>> Xem thêm Xịt mũi thường xuyên có giúp tránh Covid-19 không?

Biến chủng Omicron
Số ca nhiễm biến chủng mới Covid-19 gia tăng ở Nam Phi

Các chuyên gia cho rằng sự gia tăng mạnh mẽ của các trường hợp nhiễm Covid-19 ở tỉnh Gauteng của Nam Phi – nơi đầu tiên xác định được chủng virus đột biến nặng, có thể tránh được khả năng miễn dịch của vắc xin. Theo báo cáo của WHO, số ca nhiễm biến chủng Covid-19 Omicron đang gia tăng ở hầu hết các tỉnh của Nam Phi.

Tổ chức y tế thế giới cho rằng biến chủng Omicron dễ lây lan hơn, độc lực mạnh hơn và có khả năng tránh né miễn dịch do tiêm vắc xin và các phương pháp điều trị hiện nay. Theo dữ liệu được Bộ y tế Nam Phi báo cáo lại thì một số đột biến của omicron có khả năng kháng kháng thể làm giảm khả năng bảo vệ của vắc xin.

WHO cũng cho biết nhiều người đã bị COVID-19 có nguy cơ tái nhiễm biến chủng này cao hơn so với các biến chủng khác.

Biến chủng Omicron
Biến chủng mới Covid-19 có thể kháng kháng thể

Sự khác biệt của biến chủng Covid-19 Omicron

Nhà khoa học Nam Phi Tulio de Oliveira cho biết rằng biến thể omicron chứa khoảng 50 đột biến, nhưng hơn 30 trong số này nằm trong protein đột biến – vùng protein tương tác với tế bào của con người trước khi xâm nhập vào trong tế bào.

Vùng liên kết thụ thể của vi rút – phần đầu tiên tiếp xúc với tế bào chúng ta – có 10 đột biến, lớn hơn nhiều so với chỉ 2 đột biến ở biến thế delta. Trong khi biến thể Covid-19 Delta đã gây ra nhiều làn sóng dịch trên toàn cầu trong năm 2021.

Biến chủng Omicron
Biến chủng Omicron chứa khoảng 50 đột biến

Mức độ đột biến này nghĩa là chúng có thể lây truyền từ một bệnh nhân từng nhiễm Covid-19 nhưng vẫn còn dư lượng vi rút trong người.

Hiện nay đang có rất ít thông tin về biến thế mới này. Đang có khoảng 100 bộ gen biến thể omicron được xác định ở Nam Phi, phần lớn ở tỉnh Gauteng. Biến thể này hiện cũng đã được phát hiện ở Israel, Botswana và Hong Kong.
Các chuyên gia y tế cho rằng, các đột biến ở biến chủng này có liên quan tới khả năng kháng kháng thể, làm giảm hiệu quả bảo vệ của vắc xin và ảnh hưởng tới cách thức vi rút hoạt động liên quan tới tiêm chủng, điều trị và khả năng lây nhiễm.

Ý kiến trái chiều về việc biến chủng Omicron đang bị “thổi phồng” thái quá

Biến chủng Omicron
Nhiều quốc gia đưa ra lệnh cấm nhập cảnh với các quốc gia có người nhiễm biến chủng mới

Khi có nhiều quốc gia đang bắt đầu đưa ra lệnh cấm nhập cảnh với người từ quốc gia có người nhiễm biến chủng mới Omicron thì giới chức Nam Phi đã lên tiếng trấn an.

Theo chủ tịch Hiệp hội Y khoa Nam Phi Angelique Coetzee cho biết người nhiễm biến chủng mới rất khác so với trước đó. Theo bà, triệu chứng nhẹ hơn so với các bệnh nhân điều trị trước đó. Người bệnh chỉ có các triệu chứng nhẹ như đau mỏi cơ, mệt mỏi khoảng 1 – 2 ngày. Hiện nay, theo các bác sĩ những người nhiễm biến chủng này không bị mất vị giác hay khứu giác.

Tuy nhiên, biến chủng Omicron được lo ngại có thể gây triệu chứng nặng hơn ở người cao tuổi, người chưa tiêm vắc xin hoặc người có bệnh lý nền.

Về phía tổ chức y tế thế giới WHO, dù xếp Omicron vào nhóm “đáng lo ngại”, tuy nhiên vẫn chưa biết rằng liệu biến chủng này có lây nhiễm mạnh hơn so với các biến chủng trước đây hay không hoặc có thể gây ra bệnh nặng hơn không. Để hiểu được mức độ nguy hiểm của Omicron sẽ mất thời gian để nghiên cứu.

Vì thế theo thông cáo ngày 28/11 của WHO nêu rõ tuy hạn chế lưu thông toàn cầu có thể giúp giảm lây nhiễm COVID-19. Tuy nhiên, việc cấm nhập cảnh có thể “tạo gánh nặng cho cuộc sống và mưu sinh”. Chính vì thế, WHO khuyến cáo các quốc gia nên đưa ra biện pháp ứng phó với Covid-19 dựa trên cơ sở khoa học và đánh giá rủi ro.
Hiện nay, do có quá ít ca nhiễm biến chủng Omicron được ghi nhận nên sẽ cần nhiều thời gian để các nhà khoa học nghiên cứu thêm về các đặc tính của chủng này.

Đối với cá nhân chúng ta, để bảo vệ bản thân và người thân của mình cần tự ghi nhớ các biện pháp để giảm nguy cơ mắc COVID-19. Chúng ta cần đeo khẩu trang khi tới nơi đông người, rửa tay thường xuyên, giữ khoảng cách khi ở nơi đông người, luôn giữ cho nhà thông thoáng, tránh các không gian đông đúc và tiêm chủng đúng lịch.

T.H