Giải thích lý do Covid-19 gây khó thở, hụt hơi

Nhiều bệnh nhân Covid-19, thậm chí cả những người đã khỏi bệnh vẫn bị khó thở, hụt hơi. Đây là triệu chứng bình thường hay Covid gây khó thở hụt hơi do đã gây tổn thương phổi?

Covid-19 gây khó thở, hụt hơi
Nhiều người không biết tại sao Covid-19 gây khó thở, hụt hơi

Khó thở, hụt hơi là cảm giác như thế nào?

Khó thở, hụt hơi là cảm giác giống như không thể thở được hoặc rất khó để hít vào đầy đủ. Đôi khi, tình trạng này gây căng tức xung quanh ngực. Ngực có thể cảm thấy quá căng để hít vào hoặc thở ra hoàn toàn. Mỗi nhịp thở nông sẽ tốn nhiều công sức hơn và khiến người bệnh cảm thấy như kiệt sức.

Cảm giác khó thở có thể xảy ra khi đang tập thể dục, lo lắng hoặc do nghẹt mũi, hen suyễn, nhưng đây cũng là Covid-19 gây khó thở hụt hơi cũng là triệu chứng khá đặc trưng do SARS-CoV-2 gây ra. Không giống như nhiều tình trạng khác có thể gây khó thở, khó thở do Covid có thể kéo dài và nhanh chóng trở nặng.

Covid-19 gây khó thở, hụt hơi
Khó thở là một trong nhiều triệu chứng Covid-19

Khó thở có phải là triệu chứng đầu tiên của Covid-19 không?

Khó thở không phải là triệu chứng ban đầu của Covid-19. Dữ liệu cho thấy rằng cảm giác khó thở thường xuất hiện trong vòng một tuần sau các triệu chứng khác như sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức mỏi cơ thể. Tuy nhiên, một số người có thể không bị khó thở, hụt hơi.

Giải thích nguyên nhân Covid-19 gây khó thở

Thông thường, phổi hấp thụ oxy trong mỗi lần thở và các túi khí nhỏ gọi là phế nang sẽ thu nhận oxy và chuyển đến các mạch máu gần đó. Bằng cách này, oxy đi vào máu và đến phần còn lại của cơ thể. Các phế nang cũng hấp thụ carbon dioxide từ máu và được thở ra ngoài.

Khi SARS-CoV-2 nhiễm vào mô phổi, nó sẽ lây lan nhanh chóng và có thể ảnh hưởng đến các tế bào biểu mô lót đường thở. Hệ thống miễn dịch đáp ứng bằng cách giải phóng các tế bào gây viêm ở các mô bị tổn thương.

Khi phản ứng miễn dịch viêm tiếp tục xảy ra, sẽ ức chế sự vận chuyển thường xuyên của oxy, và chất lỏng có thể tích tụ trong phổi. Những yếu tố này kết hợp với nhau đẫn tới Covid-19 gây khó thở hụt hơi.

Covid-19 gây khó thở, hụt hơi
SARS-CoV-2 ảnh hưởng đến các tế bào biểu mô lót đường thở

Khó thở do Covid-19 có phổ biến không?

Một nghiên cứu cho thấy 39% bệnh nhân Covid-19 cho biết họ bị khó thở, cảm giác khó hít thở một cách bình thường.

Khó thở ít phổ biến hơn sốt và ho, nhưng nhìn chung đây là triệu chứng phổ biến nhất ở những người phải nhập viện điều trị vì Covid-19. Những người bị Covid-19 triệu chứng nhẹ ít bị khó thở hơn so với những người bị triệu chứng nặng.

Khó thở do Covid-19 có nghiêm trọng không?

Cảm thấy khó thở thường liên quan đến phổi bị nhiễm trùng. Nếu coronavirus đã gây viêm phổi, thì tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nó – phổi có thể phải cố gắng để đưa đủ oxy vào máu. Đây là một vấn đề quan trọng vì oxy là chất dinh dưỡng cần thiết cho mọi cơ quan trong cơ thể. Không có đủ oxy trong máu khiến chúng ta cảm thấy khó thở. Các cơ quan bị thiếu oxy cũng khiến cơ thể thở khó hơn và nhanh hơn để cố gắng lấy thêm oxy cần thiết.

Thiếu oxy trong máu sẽ dẫn đến nguy hiểm. Nếu mức độ oxy trong máu giảm xuống dưới 90% có thể gây thiếu oxy đến não, dẫn đến hôn mê và các rối loạn tinh thần khác. Trong những trường hợp nghiêm trọng, nếu mức oxy giảm xuống dưới 80%, thì nguy cơ tổn thương các cơ quan quan trọng sẽ tăng lên.

Bị khó thở do Covid-19 có cần đi khám?

Khó thở có thể nhẹ, tương tự như do cảm lạnh hoặc cúm gây ra. Trường hợp này chỉ cần ở nhà và nghỉ ngơi là được. Tuy nhiên, vẫn cần tự theo dõi sức khỏe của bản thân, kiểm tra nhịp thở và dùng máy đo SpO2 để đo mức độ oxy trong máu.

Theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế (moh.gov.vn), nếu SpO2 dưới 95% là chỉ dấu nguy hiểm, dưới 90% là cận kề nguy hiểm. Từ thời điểm này, người bệnh cần được hỗ trợ thở oxy sớm và chuyển nhanh nhất đến cơ sở y tế để điều trị.

Ngoài ra, nếu khó thở đi kèm các triệu chứng sau đây, thì cần thông báo với cán bộ y tế ngay:

  • Thở hổn hển hoặc phải hít thở liên tục
  • Cảm giác không thể lấp đầy phổi bằng không khí
  • Bị đau ở ngực khi thở
  • Bị đau khi nín thở
  • Ho khi hít vào
  • Da mặt tái xanh
  • Mạch nhanh hoặc yếu
  • Tay hoặc chân lạnh

Đây có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng nhiễm trùng nặng hơn cần được điều trị tại bệnh viện.

Tại bệnh viện, người bệnh có thể được thở máy oxy hoặc đặt nội khí quản. Ống được nối với một máy thở giúp người bệnh thở. Các phương pháp điều trị khác nhằm mục đích giúp kiểm soát nhiễm trùng và giải quyết các vấn đề liên quan đến máu và hoạt động của các cơ quan khác.

Covid-19 gây khó thở, hụt hơi
Bị khó thở, hụt hơi do Covid-19 nên đi khám để được điều trị

Tại sao đã khỏi Covid-19 mà vẫn bị khó thở?

Sau khi đã khỏi bệnh, một số người vẫn bị các triệu chứng kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng, trong đó có khó thở.

Nguyên nhân chưa được xác định rõ ràng, nhưng các chuyên gia cho rằng có thể là do tổn thương phổi chưa được phục hồi.

Sau khi mắc Covid-19, người bệnh nên đi khám sức khỏe tổng quát, chụp X-quang phổi để được chẩn đoán và điều trị phù hợp nếu có tổn thương.

Để ngăn ngừa các di chứng Covid-19, trong đó có khó thở, mỗi người nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục thường xuyên, chú ý các bài tập thở để giúp phục hồi chức năng phổi.

Các bài tập thở giúp phục hồi chức năng phổi

Thực hiện các bài tập thở có thể giúp phổi hoạt động hiệu quả hơn.

Thở mím môi

Bài tập này hướng dẫn hít thở một cách có chủ ý và chậm rãi. Hít vào bằng mũi và thở ra từ từ bằng cách mím môi. Đặt mục tiêu mỗi lần thở ra kéo dài ít nhất gấp đôi thời gian mỗi lần hít vào.

>> Xem thêm Ngạt mũi khó thở có phải đã bị nhiễm Covid-19

Thở bụng

Bài tập này hướng chú ý đến bụng và cơ hoành trong khi thở. Đầu tiên là hít vào bằng mũi. Hãy thử đặt hai tay lên bụng để cảm nhận bụng phình lên như thế nào. Thở ra từ từ bằng miệng, sao cho thời gian thở ra kéo dài gấp hai đến ba lần thời gian hít vào.

Tốt nhất là bắt đầu tập thở bằng bụng hoặc mím môi khi người bệnh có thể thở thoải mái nhất, chẳng hạn như trong khi nghỉ ngơi.

Thở khi nằm sấp

Nằm ở tư thế sấp, đầu quay sang một bên giúp giảm khó thở. Tư thế này có thể làm giảm trọng lượng của các cơ quan khác lên phổi và áp lực từ trọng lực, giúp phổi nở ra.

Nằm sấp đặc biệt hữu ích cho những người mắc hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS) – một trong những biến chứng của Covid-19. Hội chứng suy hô hấp cấp tính gây ra các vấn đề nghiêm trọng như phổi chứa đầy chất lỏng và khó nhận đủ oxy. Mắc hội chứng này buộc người bệnh phải nhập viện điều trị. Cùng với các biện pháp chăm sóc tích cực từ chuyên gia y tế, người bệnh cũng nên thử tập thở bằng bài tập này để giảm khó thở tốt hơn.

Các bài tập trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh có thể lựa chọn bài tập phù hợp với mình, hoặc tập theo sự hướng dẫn của chuyên gia y tế.

Vân Anh